Cả nước có trên 86,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế
Năm 2009, thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 57% dân số, nhưng ước đến hết tháng 6/2022 đã có trên 86,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 88,99% dân số.
Tiếp nhận và trả thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là “Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam”. Theo đó, Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam là dịp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Từ đó đến nay, chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta ngày càng phát triển, hoàn thiện theo hướng mở rộng và bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm y tế của người tham gia. Đặc biệt, người có công, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Thời gian qua, Quỹ Bảo hiểm y tế đã tạo nguồn tài chính chủ lực và có đóng góp đáng kể cho công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Phát biểu tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về chính sách bảo hiểm y tế ngày 8/7 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, từ khi Chính phủ công nhận Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam, công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế có bước phát triển mới, nổi bật là tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Năm 2009, thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 57% dân số, đến hết năm 2021, độ bao phủ đã đạt khoảng 91% dân số.
“Chính sách bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội”, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh khẳng định.
Trung bình hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi. Năm 2020-2021 do tác động của dịch COVID-19, Quỹ Bảo hiểm y tế đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.
6 tháng đầu năm 2022, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có sự đồng hành tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí…, chủ động, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục đảm bảo kịp thời, đầy đủ các quyền lợi an sinh cho người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Video đang HOT
Ước đến hết tháng 6/2022 có trên 17,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 33,87% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt gần 1,5 triệu người); gần 14 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 27,55% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2021; trên 86,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 88,99% dân số.
Với mục tiêu luôn đặt quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lên hàng đầu, nắm bắt và bám sát tình hình thực tiễn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn chủ động và tích cực phối hợp cùng với các bộ, ban, ngành liên quan, kịp thời có những giải pháp tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho người tham gia thụ hưởng các chính sách. Lũy kế đến hết tháng 6/2022, ước toàn ngành đã giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho gần 6,3 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; giải quyết cho khoảng 409 nghìn người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và gần 65 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú…
Tại Hội nghị, đại diện một số đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cung cấp các thông tin về sự tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg (phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025) trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và các giải pháp để duy trì, phát triển tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế; thực trạng và các đề xuất liên quan đến danh mục thuốc và các dịch vụ kỹ thuật y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả nhằm tạo điều kiện cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế dễ tiếp cận trong quá trình điều trị; hiệu quả hoạt động của Hệ thống Thông tin giám định trong công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế; kết quả 1 năm triển khai việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng “VssID- Bảo hiểm xã hội số” và sử dụng thẻ căn cước công dân thay thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh trên toàn quốc.
Đảm bảo quyền lợi an sinh của người dân trong đại dịch COVID-19
Năm 2021 đi qua với nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: vừa hoàn thành các nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn, vừa thực hiện thành công, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19 theo các nghị quyết, quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được đảm bảo
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, kéo dài, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam luôn theo sát diễn biến thực tế, kịp thời triển khai các giải pháp linh hoạt nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia và an toàn phòng chống dịch COVID-19, như: đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chi trả gộp 2 tháng lương hưu, chi trả lương hưu tại nhà, linh hoạt trong chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
Khu vực tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của BHXH tỉnh Cà Mau tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Cà Mau. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN
Trong năm 2021, ước toàn ngành đã giải quyết khoảng 95.762 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn cho khoảng 3,2 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; chi trả gần 6,7 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; trên 626 nghìn người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; 118,7 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú.
Những kết quả này cho thấy quyết tâm chính trị của toàn ngành trong việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách; theo đó, quyền lợi an sinh của người dân tiếp tục được quan tâm đảm bảo tốt hơn trong đại dịch, góp phần củng cố, tạo thêm niềm tin vững chắc của người dân đối với các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta.
Trăn trở trước những khó khăn kéo dài do đại dịch, với vai trò là cơ quan thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như: Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Nghị quyết số 126/NQ-CP. Đặc biệt là gói hỗ trợ trên 30.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đây là gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, để triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất gói hỗ trợ đến tận tay người lao động, người sử dụng lao động, ngay sau khi các văn bản trên được ban hành, toàn ngành đã tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các chính sách hỗ trợ, huy động mọi nguồn lực sẵn có để đẩy nhanh tiến độ giải ngân; phát huy lợi thế của hệ thống công nghệ thông tin, rút gọn tối đa các công đoạn, thủ tục và thời gian chi trả.
Đối với Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ sau 7 ngày, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc điều chỉnh giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho 375 nghìn đơn vị, tương ứng 11,238 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; thành lập các Đoàn công tác để trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn tại Hà Nội và 19 tỉnh, thành phố phía Nam; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ từ 5 ngày xuống còn 1 ngày làm việc. Tính đến ngày 28/12/2021, toàn ngành đã giải quyết cho 846 đơn vị tại 57 tỉnh, thành phố với trên 160,2 nghìn lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.113,7 tỷ đồng; xác nhận danh sách cho hơn 3 triệu người lao động của 70.804 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách.
Đối với Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ sau 5 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc thông báo điều chỉnh mức đóng (giảm từ 1% xuống 0%) vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho 363,6 nghìn đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 9,676 triệu lao động với số tiền khoảng 7.595 tỷ đồng. Hiện đã có hơn 12,94 triệu lao động được nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền khoảng 30,73 nghìn tỷ đồng.
Việc chi trả nhanh, gọn, dứt điểm các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đúng lúc người lao động, người sử dụng lao động đang gặp khó khăn đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với cuộc sống người lao động, nhất là những lúc khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.
"Các gói hỗ trợ thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đã kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn đối với người lao động và đơn vị sử dụng lao động đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời, thể hiện rõ tính nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo hài hòa nguyên tắc chia sẻ, nguyên tắc đóng - hưởng được kết hợp với nguyên tắc công bằng", ông Nguyễn Thế Mạnh cho hay.
Giữ vững tốc độ tăng trưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong triển khai các chính sách, lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt trong toàn hệ thống; đặc biệt nêu cao vai trò, trách nhiệm, sự chủ động với phương châm lấy người dân, người lao động, người sử dụng lao động làm trung tâm phục vụ; đồng thời cắt giảm tối đa thời gian giải quyết hồ sơ, có những thủ tục cắt giảm từ 5 ngày xuống còn không quá 1 ngày làm việc... để chính sách hỗ trợ đến được với người lao động, người sử dụng lao động một cách sớm nhất, hiệu quả nhất. Việc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người lao động, giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm ổn định kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
Tại buổi làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, năm 2021, toàn ngành đã bám sát chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đặc biệt đã phối hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thủ tướng đánh giá cao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tích cực triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đạt được nhiều mục tiêu đề ra; độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, trong đó người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, bảo hiểm y tế cơ bản hoàn thành mục tiêu bao phủ toàn dân.
Tính đến hết năm 2021, số người tham gia bảo hiểm xã hội hơn 16,5 triệu người, tăng 2,1% so với năm 2020, đạt 33,75% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp gần 13,4 triệu người, tăng 0,4% so với năm 2020, đạt 27,33% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm y tế hơn 88,8 triệu người, tăng 0,9% so với năm 2020, đạt tỷ lệ bao phủ 91,01% dân số.
Người lao động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ thất nghiệp do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN
Đáng chú ý là số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục tăng trưởng mạnh, là một trong những điểm sáng của ngành, được các đại biểu Quốc hội khóa XV ghi nhận, đánh giá cao. Trong năm 2021, có hơn 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 2,94% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, cao hơn 1,94% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 28-NQ/TW (năm 2021 là 1%).
Việc giữ vững tốc độ tăng trưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong điều kiện khó khăn chung cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của toàn ngành, đã tích cực, chủ động, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác thu và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với các địa bàn, khu vực tương ứng với từng cấp độ dịch; đổi mới nội dung, hình thức truyền thông vận động người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tích cực truyền thông về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam lần thứ 14 năm nay sẽ tập trung vào chủ đề: "Bảo hiểm y tế - vì sức khỏe, hạnh phúc mọi gia đình". Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh khám cho bệnh nhân. (Ảnh minh họa: Linh Nguyễn) Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công...