Cả nước có hơn 20 vạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Số lượng lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất trong các nhóm.
Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học lao động & xã hội, số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tiếp tục gia tăng (ảnh minh hoa: Tất Định)
Chiều 2.12, Viện Khoa học Lao động – Xã hội công bố bản tin Cập nhật thị trường lao động quý III năm 2016.
Theo đó, trong quý III.2016, cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 29.000 người so với quý II.2016. Trong đó, độ tuổi lao động là thanh niên (từ 15-24 tuổi) có số lượng người thất nghiệp cao. Số người bị thất nghiệp trong độ tuổi này là hơn 640.00 người.
Đặc biệt, ông Đào Quang Vinh, Trưởng Ban biên tập bản tin Thị trường Lao động Việt Nam cho hay, trong số những người bị thất nghiệp, số người có trình độ chuyên môn thất nghiệp là hơn 450.000 người.
Video đang HOT
Nhóm có trình độ đại học trở lên thất nghiệp nhiều nhất, hơn 200.000 người. Tiếp đó, số người thất nghiệp của nhóm cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp chuyên nghiệp cao.
Ông Vinh cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, chất lượng lao động tiếp tục được cải thiện. Về thu nhập của lao động làm công hưởng lương, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương tăng so với quý II.2016 và cùng kỳ năm 2015. Quý III.2016 thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương là 4,93 triệu đồng, tăng 326.000 đồng (7.1%) so với cùng kỳ năm 2015.
Lực lượng lao động làm việc trong ngành kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất, tiếp đến là nhóm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội Doãn Mậu Diệp đánh giá thị trường lao động quý III đã có những chuyển biến tích cực như tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng, tỉ lệ việc làm trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm, thu nhập của lao động làm công ăn lương tăng lên. Tuy nhiên, quan sát 3 quý gần đây thì thấy rằng, tăng trưởng kinh tế không tạo ra nhiều việc làm, tỉ lệ lao động làm công hưởng lương giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên.
Theo Tất Định (Dân Việt)
Sự cố môi trường Formosa làm 24.400 người mất việc, giảm tăng trưởng GDP
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống cho biết, sự cố cá chết do Formosa gây ra đối các các tỉnh miền Trung thời gian qua không chỉ gây thiệt hại cho ngành thủy sản nói riêng, nông nghiệp nói chung mà còn làm giảm tăng trưởng GDP. Mức độ ảnh hưởng của sự cố này còn kéo dài nhiều năm sau, tác động nhiều ngành khác như du lịch...
Vì Formosa, Hà Tĩnh đã có hơn 22.780 hộ gia đình bị ảnh hưởng, 24.449 người mất việc... Hơn nữa, thảm họa môi trường do Formosa gây ra không chỉ tác hại đối với người dân Hà tĩnh, ngành thủy sản, nông nghiệp mà còn làm giảm tăng trưởng GDP trong thời gian qua.
Đây là thông tin thiệt hại bước đầu của địa phương, nền kinh tế sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra vừa được Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tại họp báo công bố tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm vừa diễn ra ở Hà Nội.
Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê: "Thống kê bước đầu, Hà tĩnh có hơn 24.400 người dân bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa, trong đó hơn 15.000 người là trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, còn lại là kinh doanh thuỷ sản và dịch vụ hậu cần 1.000 người, dịch vụ nhà hàng khách sạn gần 700 người, sản xuất muối 428 người".
Còn các địa phương khác bị ảnh hưởng của Formosa như tỉnh Quảng Bình tác động nặng nề, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1%, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng không lớn lắm, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng do cá chết, TP. Đà Nẵng bị ảnh hưởng nhẹ, chưa có con số thống kê.
Theo Tổng cục Thống kê, con số thất nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh tăng vì ảnh hưởng và chịu tác động trực tiếp. Đến hết ngày 30/8, tỉnh này đã bố trí được gần 15.400 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài để giải quyết việc làm và giảm khó khăn. Kế hoạch dự kiến, trong thời gian tới con số người đi lao động nước ngoài sẽ tăng lên 17.300 người, trong đó sang làm các công việc đánh bắt thủy sản tại Hàn Quốc là 7.000 người.
Bà Mai khẳng định, việc đưa lao động đi nước ngoài làm việc chỉ giải quyết được phần nào số người bị tác động và ảnh hưởng từ thảm họa Formosa song đây cũng là cách để giảm những khó khăn và thiệt hại cho người dân.
Điều đáng nói là sự cố thảm họa môi trường làm chết cá của Formosa tại 4 tỉnh miền trung, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nghiêm trọng và ngành du lịch tại đây chịu thiệt hại nặng nề đã khiến tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống cho biết, sự cố cá chết do Formosa gây ra đối các các tỉnh miền Trung thời gian qua không chỉ gây thiệt hại cho ngành thủy sản nói riêng, nông nghiệp nói chung mà còn làm giảm tăng trưởng GDP. Mức độ ảnh hưởng của sự cố này còn kéo dài nhiều năm sau, tác động nhiều ngành khác như du lịch...
Trả lời thêm về việc có hơn 787 doanh nghiệp (DN) tạm dừng hoạt động khi vừa thành lập, 362 DN giải thể và 1 số DN chờ giải thể? Đó có phải vấn đề xấu ảnh hưởng từ môi trường đầu tư, kinh doanh không? Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết: "9 tháng đầu năm bức tranh DN rất sáng. Có trên 100.00 DN mới thành lập và quay trở lại hoạt động, trong đó 81.000 DN thành lập mới (96% DN thực sự đi vào sản xuất, kinh doanh)".
Ông Lâm nhấn mạnh: "Trong số 81.000 DN thành lập mới kể trên có 787 DN đăng ký thành lập xong dừng hoạt động. Đây không phải là xấu. Vương quốc Anh năm 2016 cứ 100 DN thành lập mới có 67,2 DN chết, Newzealand năm 2015 69,1% DN chết, cho nên tỷ lệ đó cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện lớn".
Nguyễn Tuyền
Teo Dantri
Tâm sự của thạc sỹ du học nước ngoài về Việt Nam thất nghiệp "Cách đây mấy tháng, hồi còn chuẩn bị tốt nghiệp ở Nga, thấy một chị du học sinh Nga đăng cái status đại loại là rao bán bằng Tiến sĩ chính chủ ở Việt Nam, tôi chỉ nghĩ đó là câu đùa và chưa lường nổi những khó khăn mình phải đối diện". Mới đây, bài viết trên trang cá nhân của một...