Cả nước có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật
Theo báo cáo của 63 địa phương, trong 6 tháng đầu năm, có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật.
Trong đó, Hà Tĩnh có số cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật nhiều nhất, với 138 người.
Ngày 18.7, Bộ Nội vụ đã có báo cáo về công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
TP.HCM là một trong những địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất. Ảnh SỸ ĐÔNG
Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay, sở nội vụ các địa phương đã chủ động rà soát, tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp đối với 115 tổ chức bộ máy hành chính bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và 226 đơn vị sự nghiệp công lập. Các địa phương đã tinh giản 127 người, trong đó có 12 người là công chức.
Video đang HOT
Về cải cách chế độ công vụ, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, có giải pháp cụ thể để thực hiện chủ trương của Đảng về kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, trên cơ sở báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, có 395 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật. Trong đó, một số địa phương có nhiều cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật như: Hà Tĩnh (138 người), Quảng Bình (68 người), Đồng Nai (51 người), Đà Nẵng (25 người)…
Bình quân mỗi tháng có 1.899 công chức, viên chức nghỉ việc
Theo báo cáo của bộ, ngành, địa phương, từ ngày 1.7.2022 – 30.6.2023, tổng số công chức, viên chức thôi việc là 18.991 người (bình quân 1.899 người/tháng, cao hơn bình quân 1.318 người/tháng giai đoạn từ tháng 1.2020 – 6.2022).
Trong đó, 1.967 công chức, chiếm 10,36% (bộ, ngành là 772 người, địa phương là 1.195 người) và 17.024 viên chức, chiếm 89,64% (bộ, ngành là 2.793 người, địa phương là 14.231 người).
Về độ tuổi công chức, viên chức thôi việc, chiếm 86,25% là dưới 50 tuổi; trình độ đào tạo đại học chiếm 48,65% và thạc sĩ chiếm 15,7%.
Các địa phương có số công chức, viên chức thôi việc nhiều nhất: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang…
Để giải quyết tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp đối với tình hình thôi việc và tuyển dụng mới đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tuyển dụng mới 64.980 người. Trong đó, 7.344 công chức (bộ, ngành là 2.795 người, địa phương là 4.549 người); 57.636 viên chức (bộ, ngành là 4.365 người, địa phương là 53.271 người); chủ yếu là viên chức ở lĩnh vực sự nghiệp giáo dục (35.297 người) và y tế (12.380 người) để tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các địa phương khẩn trương tổ chức triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2030; Nghị định số 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế; Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM…
Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ
Trong hai ngày 16, 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp Bộ Nội vụ tổ chức Hội thi "Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ" năm 2022.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu khai mạc hội thi. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tại Hội thi, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu xây dựng nền hành chính thật sự dân chủ - chuyên nghiệp - hiện đại - tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trọng tâm cải cách hành chính là cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, tài chính công và xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Để triển khai Chương trình cải cách hành chính, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền nội dung và triển khai đến cơ sở. Trong những nội dung để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, thấm sâu vào nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người lao động có việc tổ chức hình thức sân khấu hóa thông qua Hội thi: "Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ". Hội thi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực; bảo đảm tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, liêm chính, minh bạch, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.
Hội thi "Công đoàn tham gia cải cách hành chính và xây dựng văn hóa công vụ" năm 2022 được các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam và ngành Nội vụ triển khai thực hiện từ tháng 6/2022, chia làm hai vòng: Thi trắc nghiệm trên máy tính và vòng chung kết bằng hình thức sân khấu hóa.
Vòng 1 thi trắc nghiệm trên máy tính qua phần mềm thi trực tuyến đã thu hút trên 62.000 lượt đoàn viên, cán bộ, công chức, lao động các công đoàn ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và công đoàn viên chức tỉnh, thành phố tham gia và đã kết thúc vào đầu tháng 7/2022. Ban Tổ chức đã lựa chọn 14 đội đại diện cho các công đoàn ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương và cho các vùng miền tỉnh, thành phố tham dự vòng 2 thi chung kết bằng hình thức sân khấu hóa. Vòng 2 - Vòng chung kết được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 17/10/2022.
Vòng chung kết Hội thi được tổ chức bài bản, thu hút đông đảo đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức từ địa phương đến Trung ương tham gia. Nội dung thi được thiết kế phù hợp, thiết thực, ý nghĩa và sát với thực tế cơ quan, đơn vị được chuyển thể bằng sân khấu hóa xoay quanh các nội dung: Tìm hiểu về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; một số nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; văn hóa công vụ; nội dung cuộc vận động "Xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức "Trung thành - Trách nhiệm - Liêm chính - Sáng tạo""; cuộc vận động "Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực"; phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở"...
Hội thi đã thực sự góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các cấp công đoàn viên chức Việt Nam về cải cách hành chính, về tinh thần phục vụ nhân dân. Đây là dịp để biểu dương những mô hình, đơn vị làm tốt, tổng hợp những sáng kiến, ý tưởng hay để thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững - kinh tế xã hội của đất nước.
BTC trao giải Nhất cho đội thi Công đoàn Viên chức TP Hà Nội. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 8 giải Khuyến khích, 8 giải phụ kèm tiền thưởng; tặng Bằng khen, Giấy chứng nhận của Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam nhằm ghi nhận thành tích của các đơn vị tham gia Hội thi.
Sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt: Cán bộ được yêu cầu không rời địa phương Chủ tịch TP.Đà Lạt yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức một số cơ quan không được rời khỏi địa phương để phối hợp xử lý vụ sạt lở ta luy tại đường Hoàng Hoa Thám. Sáng 1.7, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) có văn bản yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan quán triệt cán...