Cả nước có 37 ổ dịch cúm gia cầm
Hiện nay, cả nước đang có 37 ổ dịch cúm gia cầm, bao gồm 32 ổ dịch do H5N6 và 5 ổ dịch do H5N1 tại 11 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
Ảnh minh họa
Từ đầu năm đến nay, cả nước buộc tiêu hủy 137.180 con gia cầm. Bộ NNPTNT cho biết, tất cả các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi có đàn gia cầm chưa được tiêm phòng; đặc biệt trên các đàn vịt của các hộ mới chuyển sang nuôi gia cầm (trước đó nuôi lợn).
Video đang HOT
Thời gian qua, chính quyền và cơ quan chuyên môn đã xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm bị bệnh, dương tính với vi rút cúm gia cầm, chưa có hiện tượng lây lan rộng; tổ chức sát trùng bằng vôi bột, phun hóa chất; khoanh vùng và lập các chốt kiểm dịch tạm thời để chống dịch; tiêm phòng bao vây ổ dịch và tiêm phòng các đàn gia cầm có nguy cơ cao.
Theo Đại đoàn kết
Chim hoang dã có thể là nguyên nhân gây cúm gia cầm ở Trung Quốc
Hai dịch cúm H5N1 và H5N6 bùng phát hồi đầu tháng 2 ở Trung Quốc dấy lên cảnh báo về sự thiếu thận trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát cúm gia cầm ở nước này.
China Daily đưa tin hai dịch cúm gia cầm ở tỉnh Hồ Nam và Tứ Xuyên của Trung Quốc có khả năng là do chim hoang dã, người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết.
Ngày 1/2, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc thông báo chủng cúm gia cầm H5N1 bùng phát tại một trang trại gà ở thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam. Trang trại có tổng cộng 7.850 con gà, trong đó 4.500 con chết vì cúm. Chính quyền thành phố đã tiêu hủy tổng cộng 17.828 con.
Trong khi đó, ngày 9/2, 1.840 con gia cầm trong số 2.497 con đã nhiễm H5N6 và chết ở một trang trại tại Tứ Xuyên. Số còn lại bị tiêu hủy. Đây là những ca nhiễm H5N6 đầu tiên được phát hiện ở trang trại gia cầm sau 4 ca được tìm thấy ở thiên nga trong năm nay.
Hai dịch cúm gia cầm xảy ra đầu tháng 2 ở Trung Quốc. Ảnh: Asianscientist.
"Hai dịch xảy ra tại 2 trang trại nhỏ. Những nơi này có 10.347 con gà và 6.340 con gà chết vì nhiễm bệnh. Chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy 28.214 gia cầm sau khi dịch bệnh bùng phát", Yang Zhenhai, người phát ngôn Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, cho biết.
Báo cáo cho hay không có trường hợp cúm gia cầm nào xảy ra ở người. Tất cả người tiếp xúc gần với gia cầm mắc bệnh đều khỏe mạnh và xét nghiệm âm tính với virus.
Trung Quốc đã thực hiện tiêm vắc xin bắt buộc cho cúm gia cầm H5 vào năm 2015 và cúm gia cầm H7 vào năm 2017. Điều này đã ngăn chặn và giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm, tử vong do cúm gia cầm gây ra ở người.
Ông Yang cũng nói thêm tỷ lệ lây nhiễm cúm gia cầm từ gà sang người rất thấp, vì vậy, mọi người có thể tiêu thụ các sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch an toàn.
Năm 2019, Trung Quốc đã ghi nhận 4 đợt dịch cúm gia cầm xảy ra.
Theo Zing
Chủ động phòng chống cúm gia cầm Trong lúc toàn cầu ra sức chống lại đại dịch Covid-19 thì cúm gia cầm cũng bắt đầu bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lần này chúng ta phải đối phó với 2 loại cúm gia cầm đó là H5N1 và H5N6. Cả hai đều có mức độ lây lan mạnh và có thể lây sang...