Ca nhiễm vượt 55 triệu, WHO nói vaccine ko đủ chặn Covid-19
Tổng giám đốc WHO cảnh báo không nên chỉ trông chờ vào vaccine để chấm dứt đại dịch, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV toàn cầu vượt 55 triệu.
Thế giới ghi nhận thêm 7.467 ca tử vong do Covid-19 hôm 16/11, nâng số người chết vì đại dịch lên 1.331.345. Tổng số ca nhiễm hiện là 55.302.552, tăng 513.350 ca, trong khi 38.400.006 người đã bình phục.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 11.518.670 ca nhiễm và 252.534 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 163.509 và 722 trường hợp. California và Texas trở thành hai bang đầu tiên ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm tại Mỹ. Giới chức cũng đang lo ngại về nguy cơ lan rộng của cụm dịch mới tại Nhà Trắng khi hàng chục nhân viên Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Donald Trump được cho là đã nhiễm nCoV.
Moncef Slaoui, đồng lãnh đạo chiến dịch nghiên cứu vaccine thần tốc chính phủ Mỹ, hôm 13/11 thông báo khoảng 20 triệu người có thể được tiêm vaccine Covid-19 vào tháng sau. Tuy nhiên, Reuters đã đưa ra phân tích cho thấy nước này có thể ghi nhận thêm 13 triệu ca nhiễm nCoV cho tới khi tân tổng thống nhậm chức ngày 20/1 năm sau.
[Nhân viên y tế đưa người nghi nhiễm nCoV đến bệnh viện tại Texas, Mỹ, hôm 15/11. Ảnh: AFP .
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 28.377 ca nhiễm và 443 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.873.994 và 130.552.
Trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày ở các khu vực khác của Ấn Độ đã giảm đáng kể từ đỉnh dịch giữa tháng 9, thủ đô New Delhi với 20 triệu dân đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Nhiều bệnh viện tại đây đã rơi vào tình trạng quá tải.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 203 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 166.014. Số người nhiễm nCoV tăng 13.371 ca trong 24 giờ qua, lên 5.876.464.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc điều trị thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Pháp báo cáo 1.991.223 ca nhiễm và 45.054 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 9.406 ca nhiễm và 506 ca tử vong. Dữ liệu của Bộ Y tế Pháp tuần trước cho thấy số ca nhiễm mới và ca nhập viện vì Covid-19 ở nước này đã giảm mạnh.
Video đang HOT
Cảnh sát Paris hôm 14/11 thông báo đang điều tra một bữa tiệc bất hợp pháp diễn ra tại Joinville-Le-Pont, gần thủ đô, có tới 400 người tham dự bất chấp các lệnh cấm nhằm ngăn Covid-19. Cảnh sát nói thêm họ đã phát hiện ít nhất một người có mặt tại buổi tiệc nhiễm nCoV và kêu gọi những người khác tham dự nhanh chóng làm xét nghiệm.
Anh báo cáo thêm 21.363 ca nhiễm và 213 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.390.681 và 52.157. Anh đang là một trong những vùng dịch lớn nhất châu Âu cũng như thế giới, khiến chính phủ tái áp đặt phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, đánh dấu một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang tự cách ly sau khi tiếp xúc một người được xác nhận dương tính nCoV, khẳng định ông vẫn “khỏe như vâm” và kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp giãn cách.
Đức ghi nhận 14.582 ca nhiễm mới và 199 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 817.526 và 12.891. Từ ngày 2/11 đến 30/11, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì “mục đích phi du lịch”.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết nước này có thể kéo dài các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 trong 4-5 tháng nữa. Tuyên bố của ông Altmaier được đưa ra trước cuộc họp ngày 16/11 của chính phủ Đức về việc có nên gia hạn các biện pháp hạn chế hay không.
Lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Đức khi khoảng 600 người thuộc phong trào Querdenker, tổ chức phản đối những biện pháp kiểm soát đại dịch của chính phủ, xuống đường biểu tình hôm 14/11 tại thành phố Frankfurt.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 752.269 ca nhiễm và 20.314 ca tử vong, tăng lần lượt 1.245 và 73 ca.
Nam Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 41.979 người chết, tăng 486, trong tổng số 775.121 ca nhiễm, tăng 13.053. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Bộ Y tế Iran hôm 15/11 cho biết giới chức nước này đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 21/11 sau khi ca nhiễm nCoV hàng ngày liên tục tăng cao.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 470.684 ca nhiễm, tăng 3.535 so với hôm trước, trong đó người chết là 15.296, tăng 85 ca. Tổng thống Indonesia Widodo cho biết nước này đã xin cấp phép khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng loạt để đối phó đại dịch.
Philippines báo cáo 409.574 ca nhiễm và 7.839 ca tử vong, tăng lần lượt 1.738 và 5 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Quá trình chống Covid-19 tại nước này đang gặp nhiều khó khăn do bão lớn liên tiếp đổ bộ, khiến người dân phải đi sơ tán tại các địa điểm đông người và thiếu biện pháp an toàn ngăn virus lây lan.
“Chúng ta vẫn tiếp tục đón nhận các tin tức đáng mừng về vaccine Covid-19, nhưng vẫn lạc quan một cách cẩn trọng về tiềm năng của những công cụ mới có thể xuất hiện trong những tháng tới. Tuy nhiên, đây không phải lúc chủ quan, chỉ mình vaccine không đủ chặn đứng đại dịch”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 15/11.
Phát biểu được đưa ra sau khi hãng dược phẩm Moderna tuyên bố vaccine Covid-19 của họ đạt hiệu quả 94,5%, dựa trên dữ liệu sơ bộ thử nghiệm giai đoạn cuối, trở thành nhà sản xuất thứ hai ở Mỹ báo cáo kết quả vaccine vượt xa mong đợi. Mỹ hiện có hai loại vaccine Covid-19 đạt hiệu quả trên 90% trong thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, dự kiến được phê duyệt khẩn cấp tháng 12 năm nay.
Hàng loạt bài toán hóc búa cần lời giải của tân tổng thống Mỹ
Nếu ông Trump bất thành trong các vụ kiện về bầu cử năm 2020 thì ông Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Tuy nhiên, ông Biden sẽ phải đối mặt với nhiều bài toán hóc búa trên tất cả lĩnh vực.
Thách thức đối nội
Thách thức đầu tiên của ông Biden trong những ngày đầu kế nhiệm là sự chia rẽ đảng phái, nguy cơ Tổng thống Donald Trump từ chối chuyển giao quyền lực. Ông Trump có thể yêu cầu kiểm phiếu lại tại các bang thua ông Biden và tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài. Nhiều khả năng ông Trump không bắt tay hợp tác với đội ngũ của ông Biden để tiến hành chuyển giao quyền lực.
Đảng Cộng hòa hiện vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện. Trong khi ông Biden nắm ưu thế trước ông Trump, thì nhiều thành viên của đảng Dân chủ không thể nắm ưu thế trong cuộc đua vào Thượng viện. Quốc hội Mỹ nhiều khả năng tiếp tục phân cực mạnh mẽ và hơn 70 triệu người Mỹ bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử càng khiến nhiệm vụ của ông Biden thêm khó khăn. Nhiều đối tác nhận ra rằng ông Biden sẽ chỉ dễ quyết định những việc không phải thông qua Quốc hội.
Cuộc chiến chống Covid-19 của ông Biden có thể gặp nhiều trở ngại, bởi sự thiếu đồng thuận giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy không quá nửa số người Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine. Trong đó làn sóng bài vaccine tập trung chủ yếu ở nhóm người Mỹ theo phe Cộng hòa. Nếu như vậy, Mỹ rất khó kiểm soát đại dịch thành công và có thể đối mặt nhiều lần đóng cửa, tác động nghiêm trọng tới cộng đồng và các doanh nghiệp nhỏ.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã lên kế hoạch cứu nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, ủng hộ các kế hoạch xóa nợ cho các khoản vay của sinh viên, tăng tiền an sinh xã hội cho những người hưu trí và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông cũng đưa ra các đề xuất tham vọng hơn như đầu tư 2.000 tỷ USD vào các lĩnh vực năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đảng Cộng hòa có khả năng sẽ kiên định hơn trong việc chống lại các đề xuất chi tiêu từ Nhà Trắng của đảng Dân chủ, và điều này sẽ dự báo một cuộc chiến cam go. Liệu ông Biden sẽ tìm kiếm thêm bao nhiêu từ ngân sách cho các kế hoạch này?
Khi tranh cử, ông Biden kêu gọi đảo ngược một số phần của việc cắt giảm thuế năm 2017 do ông Trump ký, hứa hẹn sẽ nâng mức thuế đối với các công ty từ 21% lên 28%, cùng những thay đổi khác. Nhưng bất kỳ nỗ lực tăng lãi suất nào cũng sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ đảng Cộng hòa và các nhóm doanh nghiệp, những người cho rằng thuế cao hơn sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.
Vấn đề bất bình đẳng về thu nhập ở Mỹ cũng là bài toán khó đối với ông Biden. Theo một thống kê, hiện ở Mỹ có khoảng 30% lao động có thu nhập thấp hơn tiêu chuẩn đói nghèo của nước này, nhưng không nhận được trợ cấp bởi theo luật, họ không phải là người thất nghiệp.
Báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ là cao nhất trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Khoảng cách giàu nghèo tại Mỹ đang ngày một lớn khi chênh lệch thu nhập giữa 2 tầng lớp đã tăng hơn 100% trong khoảng 1989-2016.
Kế hoạch chống biến đổi khí hậu của ông Biden được mô tả là tham vọng nhất từng được đưa ra bởi một ứng viên tổng thống Mỹ, bao gồm đầu tư 400 tỷ USD vào nghiên cứu năng lượng tái tạo, thắt chặt các quy định về ô nhiễm ô tô, ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm trong công ty, xây dựng 500.000 trạm sạc xe chạy điện và loại bỏ ô nhiễm carbon từ các nhà máy điện vào năm 2035. Nhưng đảng Cộng hòa cảnh báo kế hoạch này sẽ "chôn vùi" nền kinh tế Mỹ.
Thách thức đối ngoại
Trong lĩnh vực đối ngoại, với kinh nghiệm dày dặn đã được tích lũy, ông Biden được kỳ vọng đưa nước Mỹ trở lại con đường đối ngoại truyền thống hơn. Tuy nhiên, còn rất nhiều nhiều thử thách phía trước, nhất là vấn đề ứng phó với Trung Quốc và "làm hòa" với các đồng minh lâu năm của Mỹ.
Với Trung Quốc, chính quyền ông Biden có thể hợp tác ở một số lĩnh vực như y tế và biến đổi khí hậu. Nhưng không vì thế mà mối quan hệ đã xuống dốc nhanh chóng dưới thời Tổng thống Trump có khả năng lội ngược dòng, vì những năm gần đây, nước Mỹ nhận ra không có lợi ích thực sự từ mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Theo ông Biden, cách ứng phó hiệu quả nhất là xây dựng một mặt trận thống nhất quy tụ đồng minh và đối tác của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách hợp tác chặt chẽ với đồng minh trong các vấn đề như công nghệ, đánh cắp tài sản trí tuệ, Trung Quốc gây hấn trên các vùng biển ở châu Á...
Tuy nhiên, dù được đánh giá cao ở kỹ năng xây dựng và tái hòa nhập liên minh song ông Biden sẽ gặp không ít thử thách sau khi chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump khiến niềm tin của nhiều đồng minh của Mỹ từ châu Á đến châu Âu bị lung lay. Tại châu Á, Nhật Bản lo ngại bị Mỹ bỏ rơi trong vấn đề Triều Tiên, còn Hàn Quốc bất ngờ đối mặt với đòi hỏi tăng chi phí cho quân đội Mỹ đóng quân tại đây.
Ông Biden cũng sẽ không dễ dàng hàn gắn quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) khi người tiền nhiệm Trump đã gây nhiều xích mích trên bình diện thương mại và công nghệ khiến nhiều nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, tuyên bố EU cần "đoạn tuyệt với tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ".
Nhiều khả năng EU sẽ thận trọng và chỉ hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực nhất định; đồng thời cũng "tự lập chiến lược" trong các vấn đề tối quan trọng như an ninh, kinh tế, chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu... Không chỉ có thế, các đồng minh của Mỹ cũng lo ngại Mỹ sẽ lại đổi hướng nếu "một ông Trump khác" xuất hiện trong nhiệm kỳ tổng thống sau 4 năm nữa.
Việc tập hợp các đồng minh Á-Âu trong một mặt trận chung chống Trung Quốc của chính quyền Biden sẽ là một phương trình khó giải, bởi giữa Mỹ và họ không có cùng một mục đích. Washington đối đầu với Bắc Kinh còn là vì gìn giữ ngôi vị số một, trong khi các đồng minh của Mỹ đối phó với Trung Quốc là chỉ để bảo vệ các lợi ích cốt lõi.
Như vậy, ông Biden chuẩn bị bắt đầu một nhiệm kỳ tổng thống với nhiều tinh thần, thông điệp mới, nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là quyết sách có thể đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận cử tri khác nhau, đồng thời giải quyết bài toán hóc búa về sự chia rẽ nội bộ, đại dịch, kinh tế, xã hội và đối ngoại.
Cuộc chiến chống Covid-19: Chặng đường phía trước còn dài Mặc dù ngày càng nhiều người hy vọng rằng, sẽ sớm có một loại vaccine hiệu quả giúp thế giới kiểm soát đại dịch Covid-19, song thực tế cho thấy chặng đường phía trước vẫn sẽ còn dài. Theo số liệu cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc Covid-19 ghi nhận theo ngày trên toàn cầu đã...