Ca nhiễm tăng, TP.HCM kiểm soát di biến động dân cư ra sao?
TP.HCM không lập lại các chốt kiểm soát để kiểm tra di biến động dân cư như trước đây.
Tuy vậy người dân từ các tỉnh thành đến TP.HCM sẽ phải đăng ký tạm trú tạm vắng để địa phương có biện pháp kiểm soát.
TP.HCM không lập lại các chốt kiểm soát để kiểm tra di biến động dân cư như trước đây. Tuy vậy người dân từ các tỉnh thành đến TP.HCM sẽ tiến hành đăng ký tạm trú tạm vắng để địa phương có biện pháp kiểm soát – Ảnh: MINH HÒA
Trước tình hình số ca mắc và tử vong liên tục tăng, TP.HCM ban hành nhiều văn bản khẩn để tăng cường thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Trong đó đặc biệt yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư.
Không lập lại các chốt kiểm soát
UBND TP.HCM yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư. Các địa phương phải nắm chắc tình hình người dân khi ra, vào địa bàn, người có nguy cơ đang lưu trú, làm việc tại các địa phương, doanh nghiệp như lái xe, phụ xe liên tỉnh, người làm việc ngoài tỉnh về địa phương lưu trú… Từ đó sẽ chủ động các biện pháp quản lý phù hợp.
Tuy nhiên trước chủ trương này của thành phố, nhiều người dân bày tỏ sự băn khoăn, không biết liệu thành phố có lập lại các chốt kiểm soát và cần phải chuẩn bị những thủ tục gì khi đến TP.HCM.
Trao đổi về vấn đề này, thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM – cho biết TP.HCM không lập lại các chốt kiểm soát để kiểm tra di biến động dân cư như trước đây.
Theo thượng tá Hà, biến động dân cư được hiểu là sự thay đổi về dân cư, thường trú, tạm trú, không phải là lực lượng chức năng kiểm soát người dân đi lại ở các chốt.
Video đang HOT
Hiện nay Công an TP.HCM đang thực hiện các công tác quản lý di biến động dân cư như: đăng ký thường trú, tạm trú, rà soát hộ khẩu, những ai có mặt thực tế ở địa phương. Công an TP cũng đang rà soát, đối sánh các dữ liệu dân cư, cấp mã số định danh cá nhân.
Bên cạnh đó ngành công an cũng đang kiểm tra diện thường trú, tạm trú, những người đang lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ… khai báo để quản lý chặt chẽ và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
“Từ những thực tế đó, chính quyền phải rà soát lại ở các địa phương còn bao nhiêu người, để đặt ra những chỉ tiêu, điều chỉnh những hướng dẫn cho người dân một cách phù hợp nhất. Nếu không rà soát, khi thông báo mã định danh cá nhân mà người dân không có ở địa phương thì rất khó để thông báo” – thượng tá Hà giải thích.
Quản lý qua tạm trú tạm vắng
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Trí Dũng – chủ tịch UBND quận Gò Vấp – cho biết do địa bàn quận Gò Vấp rộng, dân cư chủ yếu là người lao động từ các tỉnh nên việc kiểm soát di biến động dân cư được triển khai đến tận cơ sở.
Mặc dù sẽ không kiểm soát di biến động tại các chốt như trước đây nhưng khi người dân từ các tỉnh thành đến TP.HCM sẽ tiến hành đăng ký tạm trú tạm vắng, qua đó địa phương sẽ nắm bắt được số liệu người dân đến địa bàn quận để kiểm soát.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, ngành lao động – thương binh và xã hội cũng sẽ có sự quản lý người lao động, xét nghiệm tầm soát và nắm bắt nhu cầu về vắc xin.
Mặc dù các quy định về kiểm soát đi lại được thông thoáng hơn so với trước đây nhưng chủ tịch UBND quận Gò Vấp khuyến cáo người dân từ các tỉnh thành, nhất là từ các địa phương có nguy cơ cao đến quận Gò Vấp phải tiến hành khai báo y tế với chính quyền địa phương và chấp hành đầy đủ các quy định phòng chống dịch.
Ông Dũng cho rằng, việc khai báo cư trú, khai báo y tế sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận vắc xin, được theo dõi sức khỏe và chăm sóc y tế.
Tại quận Phú Nhuận, ông Nguyễn Đông Tùng – chủ tịch UBND quận Phú Nhuận – cho biết hiện nay, quận đã triển khai đến các cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà nghỉ yêu cầu người đến thực hiện khai báo y tế bằng mã QR để đồng bộ dữ liệu và kiểm soát di chuyển của người dân.
Bên cạnh đó, cảnh sát khu vực, tổ dân phố cũng sẽ kiểm soát chặt người đến tạm trú, tạm vắng, nhất là khu vực nhà trọ công nhân.
Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận cho biết việc kiểm soát di biến động cũng giúp quận kiểm soát được độ phủ vắc xin của người đến địa bàn. Hiện nay, quận tổ chức tiêm vét vắc xin liên tục cho lao động từ các địa phương đến TP nhưng tiêm đưa đủ liều vắc xin.
“Khoảng 90% số ca phát sinh mới trên địa bàn quận là do người dân có sự di chuyển như đi làm. Do đó người lao động khi đến quận phải đảm bảo tuân thủ các quy định phòng chống dịch, khai báo y tế thường xuyên. Lực lượng chức năng của quận cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các quy định, để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh khi lưu thông” – ông Tùng nói.
TP.HCM lập 19 đoàn kiểm tra
UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập 19 đoàn kiểm tra công tác kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.
Kế hoạch dự kiến từ hôm nay (25-11) đến hết ngày 30-11, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi sẽ cùng với các lãnh đạo sở, ngành kiểm tra thực tế tại nhiều quận, huyện.
Mẹ Diễm My: 'Họ đăng ký tạm trú cho con tôi, từ đó chúng tôi không thể can thiệp'
Theo bà Tuyết Mai, cơ quan điều tra đã dựa trên đơn tố cáo của bà và liên hệ đến Tịnh thất Bồng Lai. Tuy nhiên, nhóm người này vẫn khẳng định Diễm My không có mặt tại cơ sở này.
Trao đổi với PV, bà Đoàn Thị Tuyết Mai - mẹ ruột của Võ Thị Diễm My (cô gái từng đến Tịnh thất Bồng Lai "tu tập" gây xôn xao) cho biết rằng đã hơn 1 năm rưỡi qua, vợ chồng bà không thể gặp được con.
Vào năm 2020, vợ chồng bà từng "nhận" lại con từ cơ quan công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Tuy nhiên, sau buổi làm việc với cơ quan công an, ông Lê Tùng Vân giả vờ bị tăng xông và nằm dài ra ghế đá ở sân trụ sở công an, đòi trả Diễm My. Hộ gia đình bà Cao Thị Cúc cũng đã lớn tiếng cho rằng công an đã giấu Diễm My.
Theo tờ An ninh thế giới, việc bà Cúc, ông Vân vu khống cơ quan công an cất giấu cô Diễm My, đã có đủ cơ sở để xử lý theo pháp luật.
Tuy nhiên, bà Cúc, ông Vân do tuổi già, sức yếu, lại đang bị bệnh nên cơ quan công an chỉ cảnh cáo, nhắc nhở để răn đe, nhằm tạo điều kiện cho những người này đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh.
Diễm My từng "tu tập" tại Tịnh thất Bồng Lai
Về sự việc "nhận lại con" này, bà Tuyết Mai cho biết: "Vào thời điểm đó, họ đã đăng ký tạm trú, tạm vắng cho con tôi tại Tịnh thất Bồng Lai. Hơn nữa, Diễm My đã trên 18 tuổi nên chúng tôi không có quyền can thiệp".
Cũng theo bà Mai, Diễm My đã nghe theo lời xúi giục để làm video cho rằng mình bị cha xâm hại. Sau khi đoạn video này lan truyền trên mạng xã hội, cơ quan điều tra, Hội phụ nữ... cũng đã vào cuộc làm rõ".
Trong đơn tố cáo cha của Diễm My, địa chỉ mà cô ghi chú là ở hộ gia đình bà Cao Thị Cúc. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra đến liên hệ, nhóm người tại Tịnh thất Bồng Lai đã khẳng định cô không còn ở đây nữa.
"Chúng tôi rất đau lòng nhưng phải làm đơn kiện con gái vì vu khống, để nó ra trình diện trước cơ quan luật pháp. Công an làm hồ sơ và gửi giấy truy tìm cách đây 6 tháng rồi nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã đi tìm con bé ở khắp mọi nơi nhưng không có bất kì tung tích nào", bà Mai cho biết.
Liên quan đến sự việc tại Tịnh thất Bồng Lai, trước đó, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết cơ sở này không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý.
Cũng theo ông Trọng, cơ sở tịnh thất Bồng Lai thực chất là cơ sở gia đình riêng, do bà Cao Thị Cúc (hộ khẩu thường trú tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) xây dựng, sau đó tự ý chuyển tượng Phật, đồ thờ cúng vào, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp.
Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản đề nghị Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Long An xác minh. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định tư thất Bồng Lai không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý; đề nghị UBND tỉnh và cơ quan hữu quan xác minh để xử lý vi phạm của cơ sở trên.
Người lao động ở TP.HCM cần làm gì để được nhận hỗ trợ 1,5 triệu đồng? Ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, cho biết theo thống kê ban đầu sẽ có khoảng 230.000 lao động tự do nhận được hỗ trợ 1,5 triệu đồng, gồm cả những người thuộc diện thường trú, hoặc đăng ký tạm trú. Người lao động đang trông chờ hỗ trợ kịp thời - Ảnh:...