Ca nhiễm tăng 1.247 trường hợp, Italy sẽ phong tỏa Milan, Venice
Chính phủ Italy sẽ áp dụng biện pháp mạnh là phong tỏa khu vực Lombardy xung quanh Milan để hạn chế sự lây lan của dịch virus corona. Nước này có 1.247 ca nhiễm mới trong ngày 7/3.
Khu vực cách ly sẽ bao gồm cả Venice và các thành phố Parma, Rimini, truyền thông Italy cho biết.
Dự thảo nghị quyết của chính phủ mà tờ Corriere Della Sera có được nói việc đi vào và ra ở các vùng này sẽ bị giới hạn chặt cho tới ngày 3/4.
Người phụ nữ đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm ở thành phố Milan. Ảnh: AP.
Chính phủ sẽ phạt bất cứ ai bị bắt khi cố gắng đi vào hoặc đi ra khỏi vùng này, theo Guardian. Dự thảo nghị quyết sẽ mở rộng khu vực cách ly và gọi là “vùng đỏ” nội bất xuất – ngoại bất nhập.
Italy đang là tâm điểm dịch Covid-19 lớn nhất của châu Âu với 233 người tử vong và khoảng 5.900 người nhiễm bệnh. Số ca nhiễm mới ở nước này trong ngày 7/3 đã tăng vọt thêm 1.247 trường hợp.
Silvio Brusaferro, phụ trách Viện Y tế quốc gia, nói trong họp báo rằng phần lớn các ca tử vong ở nước này là đàn ông trên 80 tuổi và có bệnh nền từ trước.
Milan là thủ phủ tài chính của Italy và có dân số chưa đầy 1,4 triệu dân. Toàn bộ vùng Lombardy có khoảng 10 triệu dân – xấp xỉ ngang với tâm dịch Vũ Hán ở Trung Quốc.
Nghị quyết của chính phủ Italy cũng phong tỏa một số địa phương của tỉnh Veneto xung quanh Venice cũng như là các thành phố Parma và Rimini của vùng Emilia-Romagna.
Video đang HOT
Theo Zing.vn
Con người thời Covid-19: Mỗi sơ suất nhỏ đều phải trả giá đắt
Khi Covid-19 đã bùng phát, sơ suất nhỏ của một cá nhân có thể khiến cả cộng đồng phải chịu hậu quả.
Tại thị trấn nhỏ San Marco ở Lamis, miền nam Italy, một người đàn ông tử vong trước khi biết mình lây nCoV cho vợ và con gái. Sau đó, vợ con ông tiếp xúc với rất nhiều người thân, bạn bè trong đám tang ông, 70 người trong số đó hiện được cách ly.
Người chết 75 tuổi, đã đến một thành phố ở bắc Lombardy cùng con gái - nơi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất. Ông nhiễm bệnh và chết trên đường trở về nhà - nơi gần như ở tận cùng nửa kia của đất nước. Cái chết của ông giờ được điều tra kỹ lưỡng.
"Kết quả kiểm nghiệm tử thi cho thấy người chết dương tính với nCoV nhưng kết quả này chỉ có được sau khi thi thể ông đã được trả về cho gia đình. "Đáng ra, họ nên chờ kết quả xét nghiệm", Ludovico Vaccaro - người đứng đầu văn phòng công tố ở Foggia nói với Guadian.
Vụ việc đã làm căng thẳng thêm một xu hướng ngày càng rõ nét: làm thế nào mà mỗi lần một chủng virus mới xuất hiện, chúng đều tận dụng rất tốt sai sót của con người để "phục vụ" cho sự lây lan không ngừng.
Từ việc chính quyền thiếu năng lực cho đến bộ kit xét nghiệm lỗi, quy trình bị áp dụng sai, sự chậm trễ, cơ hội bị bỏ lỡ, hay đơn giản là thiếu may mắn... virus đã len lỏi qua những lỗ hổng này. Và điều tương tự lặp lại ở khắp nơi trên toàn cầu. Khi nCoV lan đến một điểm mới, các chuyên gia y tế thường có xu hướng kiểm tra triệu chứng của những người có mối liên hệ với các vùng dịch như Trung Quốc, Iran, Hàn Quốc và Italy.
Trong khi sự chú ý ở châu Âu ban đầu tập trung vào phản ứng của người Italy hay câu hỏi liệu một trong những bệnh nhân đầu tiên ở Codogno, Lombardy có thể được kiểm tra nhanh hơn hay không; thì một cuộc tranh cãi tương tự xảy ra ở Mỹ, khi một bệnh nhân có triệu chứng của Covid-19 đã không được đưa đi xét nghiệm sớm vì không có triệu chứng virus hoặc không có lịch sử đi lại liên quan tới vùng dịch.
Nhân viên cứu thương chuyển bệnh nhân tại viện dưỡng lão Life Care, Washington ngày 6/3. Ảnh: AP.
"Dịch bệnh khiến chúng tôi ngạc nhiên", giám đốc CDC Nancy Messonnier nói trong cuộc họp báo gần đây. Bà nhấn mạnh khó khăn bao trùm trong việc ứng phó và ngăn chặn khi bệnh mới xuất hiện. "Chúng tôi phải tiếp tục đối phó ngay cả khi bệnh diễn biến khác so với dự tính", bà Nancy nói thêm.
Khi chính quyền Italy tìm hiểu căn nguyên của dịch bệnh, người ta phát hiện ra các lỗi sai của Italy trong cách phản ứng với dịch. Một trong số đó là việc chính quyền cho phép cất cánh các chuyến bay từ bắc Italy - nơi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên - đến các vùng khác khắp đất nước.
Tullio Prestileo, bác sĩ bệnh truyền nhiễm viện Benfratelli ở Palermo cho biết: "Đáng lẽ chúng ta nên theo dõi những người bắc Italy di chuyển đến miền nam để tránh lây nhiễm cho các thành phố ở nam Italy".
Một vài trường hợp khác, các quốc gia không thể xác định được gốc rễ của sự bùng phát để đưa ra kết luận. Như tại tỉnh Oise, Pháp, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch, các nhà chức trách đang truy quét "bệnh nhân số 0". Một số cáo buộc chỉ ra rằng, một căn cứ không quân với 15 ca nhiễm là nguồn gốc của dịch, có liên quan đến một chuyến bay hồi hương từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Pháp đã khẳng định không có ai trên chuyến bay bị xét nghiệm dương tính kể cả hành khách hay phi hành đoàn. Trong khi đó, quân đội Pháp lại nói phi hành đoàn không hề bay vào lãnh thổ Trung Quốc.
Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO nói: "Tôi đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhiều năm nhưng chưa từng thấy quốc gia nào có sự phản ứng hoàn hảo, trong thời điểm hoàn hảo với dịch bệnh. "Tất cả những phản ứng khẩn cấp đều có thể bị bỏ lỡ hoặc chậm trễ. Và khi nhìn lại, bạn sẽ phải thốt lên: 'Nếu biết trước những gì sẽ xảy ra, chúng ta đã làm khác'".
Một chủ tiệm ngồi 'chờ khách' tại Venice, Italy hôm 2/3. Ảnh: AP.
Về bản chất, nCoV là loại virus phức tạp. Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với SARS nhưng có các triệu chứng giống bệnh cúm thông thường khiến người bệnh có thể chủ quan.
Vùng dịch ở châu Âu đầu tiên được xác định là Munich - nơi được cho là góp phần lây bệnh sang Italy. Các nhà nghiên cứu đã xem xét nguồn gốc của những ca nhiễm mới đây tại Mexico, Phần Lan, Scotland, Italy và Brazil. Chúng xuất hiện tương tự như những ca nhiễm đầu tiên ở Munich, theo nhà nghiên cứu Trevor Bedford về cách những ca bệnh bị bỏ sót.
"Vùng dịch được xác định và 'kiểm soát' không có nghĩa là nó không thể tạo ra một chuỗi lây nhiễm và chỉ được phát hiện khi đã phát triển thành một ổ dịch lớn", Bedford viết trên Twitter.
Bác sĩ Francesca Russo ở Veneto cũng có quan điểm tương tự. Cô đã tham gia vào cuộc tìm kiếm "bệnh nhân số 0" ở Italy và được mệnh danh là "người săn lùng bệnh nhân số 0".
"Có thể virus đã ngầm hình thành trong một khoảng thời gian cùng với virus cúm thông thường. Giả thiết thuyết phục nhất hiện tại là virus đã đến châu Âu từ những ca nhiễm đầu tiên ở Pháp, Đức sau đó sang Italy và lan ra khắp mọi nơi", Francesca nói.
Tuy nhiên, trong phân tích mới nhất, điều khiến mọi người quan tâm không phải những sai lầm nhỏ mà là những thiếu sót lớn trong chính sách, nhất là khi các quốc gia vẫn chưa phản ứng hết khả năng với dịch.
"Một số quốc gia giao phó hoàn toàn cho Bộ Y tế. Hành động này là sai. Toàn bộ chính phủ đều cần phải vào cuộc", Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Các chuyên gia của WHO cho biết việc mọi người phối hợp với nhau chưa chắc ngăn được bệnh lây truyền, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm sự bùng phát của bệnh. Cuối cùng là giảm thiểu tác động của virus.
Tại Việt Nam, sau 22 ngày không có thêm bệnh nhân nghi nhiễm, tới tối 6/3, Bộ Y tế thông báo phát hiện ca nhiễm thứ 17. Bệnh nhân là Nguyễn Hồng Nhung trú tại phường Trúc Bạch, Ba Đình. Trong các ngày 15 - 25/2, bệnh nhân du lịch sang Anh, Pháp và Milan. Có biểu hiện ho nhưng cô không đi khám.
Ngày 2/3, Nhung trở về Việt Nam, không sốt, không khai báo tình trạng sức khỏe nên được nhập cảnh. Tới 5/3 khi bị sốt liên tục kèm ho, mệt, Nhung mới đi khám, được chuyển cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và xét nghiệm dương tính.
Bên cạnh cuộc chiến với con virus, Nhung đối mặt với những chỉ trích rằng sự thiếu ý thức của cô đã gây ảnh hưởng tới cả cộng đồng.
Thúy Anh (Theo Guardian)
Theo ione.net
Italy tiếp tục là 'ổ dịch' Covid-19 lớn thứ 3 thế giới: 1.128 ca nhiễm, 29 người chết Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm 29/2 cho biết số người chết vì virus corona chủng mới ở nước này tăng lên 29, trong khi tổng số người nhiễm vượt con số 1.100. Thêm 8 người đã chết ở Italy vì virus corona chủng mới, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết hôm 29/2, nâng tổng số người chết...