Ca nhiễm ở Hàn Quốc, Singapore tăng vọt sau Tết do Omicron
Chỉ trong một tuần, số ca nhiễm mới của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi, từ mức 17.500 lên 36.000 ca một ngày.
Mặc dù số ca nhiễm tăng vọt sau Tết nhưng số ca trở nặng ở cả Hàn Quốc và Singapore vẫn tương đối thấp.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại một trung tâm xét nghiệm tạm thời ở quận Songpa của thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngày 5-2 – Ảnh: YONHAP
Ngày 5-2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết nước này đã ghi nhận kỷ lục 36.362 ca nhiễm mới trong 24 giờ trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc COVID-19 ở xứ sở kim chi vượt mốc 30.000 ca/ngày. Cách đó một ngày, hôm 4-2, nước này công bố ghi nhận 27.443 ca nhiễm mới.
Cách đó một tuần, vào ngày 29-1, Hàn Quốc công bố ghi nhận 17.542 ca nhiễm mới trong 24 giờ, tăng vọt từ mức 8.570 ca vào hôm 25-1.
Số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc được dự báo sẽ còn gia tăng trong bối cảnh nhiều người dân đi du lịch và tụ tập trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 5 ngày ở nước này.
Từ trước Tết Nguyên đán, theo Hãng tin Yonhap, giới chuyên gia Hàn Quốc đã cảnh báo số ca bệnh ở Hàn Quốc có thể tăng theo cấp số nhân lên tới 20.000 ca/ngày vào đầu tháng 2 và thậm chí lên tới 100.000 ca trong những ngày tới.
“Dù Omicron gây triệu chứng ít nặng hơn so với Delta nhưng nó rất dễ lây lan. Nếu Omicron gây ra số lượng ca nhiễm lớn trong thời gian ngắn, nó có thể khiến hệ thống phản ứng dịch tễ và y tế của chúng tôi căng thẳng” – giám đốc Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, bà Jeong Eun Kyung, nhận định.
Hôm 4-2, Hàn Quốc đã quyết định gia hạn các quy định về giãn cách xã hội thêm hai tuần nữa. Theo đó, các nhà hàng sẽ phải đóng cửa lúc 21h, còn các cuộc tụ tập riêng tư sẽ bị giới hạn 6 người tham gia.
Lúc đầu các biện pháp hạn chế dự kiến kết thúc vào ngày 6-2 nhưng Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo Kyum cho biết việc gia hạn là cần thiết để làm chậm sự lây lan của biến thể Omicron trong bối cảnh lo ngại kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở nước này (kết thúc hôm 2-2) có thể khiến số ca nhiễm tăng nhanh.
Theo Hãng tin Reuters, số ca mắc mới hằng ngày ở Hàn Quốc – quốc gia đạt tỉ lệ tiêm chủng cao – đã tăng gấp 3 lần trong hai tuần qua, nhưng số ca tử vong và số ca có triệu chứng nghiêm trọng vẫn tương đối thấp.
Hãng tin Kyodo cho biết số lượng người bị bệnh nặng tại Hàn Quốc hiện tại vẫn dưới 300 người, trái ngược với đợt dịch trước đây do biến thể Delta, khi số ca nặng có lúc vượt quá 1.000 người. Tính đến ngày 4-2, hơn 104.000 người có các triệu chứng nhẹ hoặc vừa đang được điều trị tại nhà ở Hàn Quốc.
Gần 86% trong số 52 triệu dân của Hàn Quốc đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 và 53,8% dân số đã được tiêm mũi tăng cường.
Video đang HOT
Những người đeo khẩu trang băng qua một con đường ở khu thương mại trung tâm của Singapore vào ngày 14-1-2022 – Ảnh: CNA
Singapore: Ca nhiễm tăng vọt do Omicron nhưng số ca nặng ít
Trong khi đó, hôm 4-2, Singapore đã ghi nhận kỷ lục 13.046 ca nhiễm mới trong cộng đồng (và 162 ca nhập cảnh), gấp 3 lần số ca nhiễm được công bố vào ngày trước đó. Đây cũng là lần đầu tiên số ca nhiễm mới ở nước này vượt mốc 10.000 ca một ngày.
Trong 28 ngày qua, đảo quốc sư tử đã ghi nhận 85.357 ca nhiễm, nhưng 99,7% trong số các ca nhiễm này không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
89% dân số Singapore đã được tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 và 59% dân số đã tiêm mũi vắc xin tăng cường.
Nhà chức trách nước này cảnh báo số ca mắc hằng ngày ở Singapore có thể tăng lên tới 15.000 ca do biến thể Omicron có khả năng lây lan cao.
COVID-19 sáng 4/2: Nhật Bản ca mắc mới lần đầu tiên trên 100.000; Châu Âu dịch bệnh hạ nhiệt
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.824.691 trường hợp mắc COVID-19 và 7.803 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 386 triệu ca, trong đó trên 5,7 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Kommunarka, Nga, ngày 29/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 4/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 377.186.897 ca, trong đó có 5.686.323 người tử vong.
Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch leo thang nghiêm trọng với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron và các biến thể phụ của Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại ở nhiều nơi trên thế giới. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động và thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh tiếp tục gây lo ngại về số lượng, những vùng bệnh "nóng nhất" nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Ấn Độ, Nga và Pháp và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 300.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.900 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 305.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 74 triệu ca và trên 95.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 3/2, thế giới có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong bối cảnh có nhiều quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao chưa từng có, nhiều nước đã quyết định hủy sự kiện hoặc giới hạn hoạt động tụ tập đông người sẽ tạo cơ hội cho biến thể Omicron lây lan.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với hơn 76 triệu ca mắc và 917.600 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ - hơn 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca tử vong, Brazil với hơn 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca tử vong, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca tử vong...
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Minsk Mazowiecki, Ba Lan, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài.
Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một "giai đoạn yên ổn kéo dài" nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc. Ông cũng cho rằng "Lục địa Già" sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19.
Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.
Làn sóng dịch lần thứ 6 tại Nhật Bản bùng phát từ đầu năm 2022 đã khiến số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tăng cao chưa từng thấy. Tháng 8/2021, Nhật Bản ghi nhận mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 và chỉ sau 5 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 2 triệu ca. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 2 tuần, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã tăng thêm 1 triệu ca, đưa tổng số ca mắc lần đầu tiên vượt mốc 3 triệu ca.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc ngày 31/1/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người tử vong là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.
Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể "Omicron tàng hình" mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sibenik, Croatia, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2.
Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.
Trước đó, bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần công bố ngày 1/2, WHO thông báo BA.2 đã xuất hiện tại 57 quốc gia trên thế giới. Omicron có các biến thể phụ gồm BA.1, BA.1.1, BA.2 và BA.3. Trong đó, số liệu từ cơ sở dữ liệu GISAID cho thấy BA.1 và BA.1.1 hiện chiếm hơn 96% tổng số mẫu nhiễm Omicron được giải trình tự gene. Đặc biệt, số ca nhiễm biến thể BA.2, phiên bản "tàng hình" của Omicron do khó bị phát hiện trong các xét nghiệm PCR, đang gia tăng nhanh chóng
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.
Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca tử vong. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (286).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 của Indonesia cho biết thủ đô Jakarta phát hiện nhiều ca mắc mới nhất với 10.117 ca, tiếp theo là tỉnh Tây Java với 7.308 ca và tỉnh Banten với 4.312 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 144.411 ca.
Từ ngày 4/2, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 5 ngày nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế, đặc biệt là tại đảo Bali. Tuy nhiên, thời gian cách ly này chỉ được áp dụng đối với những du khách đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi những người mới được tiêm một mũi vẫn phải cách ly 7 ngày.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết quyết định trên được đưa ra dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Omicron là 3 ngày. Cũng theo ông Luhut, Bali sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước bắt đầu từ ngày 4/2 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Khẩu trang thiết kế lạ chuyên dành cho việc ăn uống ở Hàn Quốc Khẩu trang với thiết kế độc lạ chỉ che đúng mũi, dành riêng cho việc ăn uống, đang gây tranh cãi tại Hàn Quốc. Chiếc khẩu trang chỉ che đúng phần mũi, dành riêng cho việc ăn uống, được bán tại thị trường Hàn Quốc. Ảnh: Guardian Tờ Guardian (Anh) cho biết loại khẩu trang chỉ che đúng phần mũi, giúp người đeo...