Ca nhiễm nCoV ở TP.HCM từng đến tiêm vaccine tại trường tiểu học
Ngành y tế quận 8 đề nghị người dân từng đến điểm tiêm vaccine tại trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (đường Trương Đình Hội) khẩn trương liên hệ trạm y tế để khai báo.
Ngày 27/6, Trung tâm y tế quận 8, TP.HCM, phát thông báo tìm người liên quan ca nhiễm nCoV trên địa bàn.
Cơ quan y tế xác định người này có đến tiêm chủng tại trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ tại số 4, đường Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, vào ngày 22/6 (lúc 16h-18h) và ngày 23/6 (lúc 8h-10h).
Người dân có thể gọi 0903.186.883 (đường dây nóng Trung tâm y tế quận 8) để khai báo y tế và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm.
Video đang HOT
TP.HCM đã hoàn thành đợt tiêm chủng vaccine diện rộng lớn nhất trong lịch sử với hơn 800.000 liều trong 7 ngày, kể từ 19/6. (Ảnh: Quỳnh Danh)
Sau một tháng bùng phát dịch COVID-19, TP.HCM đối mặt áp lực lớn khi xuất hiện ngày càng nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây. Ngoài ra, các ca bệnh ít có triệu chứng, số người liên quan lớn.
Các trường hợp này tiếp tục lây nhiễm cho người tiếp xúc gần tạo thành cụm lây nhiễm liên quan nhiều người, nhiều địa điểm.
Đã có gần đủ tiền để tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu dân
Theo dự kiến để mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người cần hơn 25.000 tỷ đồng.
Tại phiên họp toàn thể Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vào ngày hôm qua (24/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, cùng với nguồn tiền từ Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 khoảng 8.000 tỷ đồng, tổng cộng là 22.000 tỷ đồng, "gần đủ để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 75 triệu dân, mỗi người 2 mũi".
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã có gần đủ tiền tiêm vaccine cho 75 triệu dân
Cuối tháng 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch COVID-19.
Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, kinh phí mua vaccine gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ, tài trợ, của các tổ chức, cá nhân và do các tổ chức, cá nhân tiêm vaccine tự nguyện chi trả.
Với dự kiến mua 150 triệu liều vaccine cho khoảng 75 triệu người của Bộ Y tế, Bộ Tài chính ước cần khoảng 25.200 tỷ đồng, trong đó 21.000 tỷ là phí vaccine, còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng. Để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.
Hàng loạt chính sách hỗ trợ
Phản hồi một số ý kiến cho rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 triển khai chậm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách.
"Thứ nhất là giảm thuế, giãn hoãn thuế đến 31/12/2022 thì cũng rất kịp thời. Thứ hai là phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế trực tiếp tiêm vaccine, rồi chính sách về đóng góp vào quỹ vaccine được tính giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm giá điện, tiền ăn cho trẻ em trong khu cách ly, rồi hỗ trợ cho người lao động, hỗ trợ xét nghiệm COVID-19. Đặc biệt là tiêm chủng vaccine cho toàn dân, đây là quyết sách của Bộ Chính trị và Chính phủ đang triển khai quyết liệt", ông Phớc nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho rằng chỉ có vaccine và 5K mới ngăn chặn được đại dịch, duy trì phát triển kinh tế - xã hội, còn chính sách hỗ trợ chỉ để vượt qua khó khăn trước mắt.
Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 Đến nay, theo báo cáo nhanh của dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của các tỉnh thành trên cả nước còn chậm (dưới 40%). Các y, bác sỹ chuẩn bị thuốc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người lao động. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN) Ngày 23/6, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu...