Ca nhiễm nCoV ở Đông Nam Á tiếp tục tăng
Malaysia, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hôm nay ghi nhận thêm 150 ca nhiễm mới nCoV, trong khi số người nhiễm tại Indonesia đã vượt 2.000.
Bộ Y tế Malaysia báo cáo thêm 150 trường hợp dương tính với nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 3.483. Nước này cũng ghi nhận thêm 4 người chết do nCoV, khiến số ca tử vong cả nước tăng lên 57.
Số người nhiễm nCoV ở Indonesia chạm 2.092, tăng 106 trường hợp so với một ngày trước đó. Achmad Yurianto, quan chức Bộ Y tế, cũng thông báo 10 ca tử vong mới, đưa số người chết ở Indonesia do nCoV lên 191.
Tại Đông Nam Á, Malaysia ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất, song quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là Indonesia.
Cảnh sát tại thủ đô Manila, Philippines giơ khẩu hiệu nhắc nhở người dân ở nhà hôm 31/3. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Đứng thứ hai về số người chết là Philippines với 144 ca, tăng 8 ca so với 24 giờ trước. Số ca nhiễm mới nCoV ở nước này giảm mạnh so với hôm qua, khi chỉ ghi nhận thêm 76 trường hợp, nâng số người nhiễm toàn quốc lên 3.018.
Thái Lan hôm nay báo cáo thêm 89 ca nhiễm và một trường hợp tử vong do nCoV, nâng tổng số người nhiễm và chết trên cả nước lên lần lượt 2.067 và 20. Thủ đô Bangkok đang là tâm dịch của cả nước với 980 ca nhiễm bệnh.
Singapore hôm nay chưa thông báo số người nhiễm và số người chết hàng ngày do nCoV. Đảo quốc một ngày trước ghi nhận 1.114 trường hợp dương tính nCoV, trong đó 6 người đã tử vong.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 1,1 triệu người nhiễm bệnh, hơn 60.000 người chết. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo dịch bệnh có thể khiến 11 triệu người tại châu Á – Thái Bình Dương lâm vào cảnh nghèo đói nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngọc Ánh
Myanmar e dè, không ký thỏa thuận lớn với Trung Quốc
Trung Quốc và Myanmar ký hàng chục thỏa thuận để tăng tốc các dự án cơ sở hạ tầng ở quốc gia Đông Nam Á, nhưng không một dự án lớn nào được thống nhất trong chuyến thăm 2 ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo các nhà phân tích, Myanmar nhìn chung khá thận trọng với các khoản đầu tư của Bắc Kinh và quyết định không mạo hiểm khi mà cuộc bầu cử cuối năm nay đang tới gần.
Mặc dù vậy, Chủ tịch Tập Cận Bình và bà Aung San Suu Kyi vẫn ký kết 33 thỏa thuận thúc đẩy các dự án quan trọng vốn là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters)
Cả hai đồng ý đẩy nhanh tiến độ Hành lang kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), dự án trị giá hàng tỷ USD với các thỏa thuận liên quan tới tuyến đường sắt nối Tây Nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương, một cảng biển sâu bang Rakhine, một đặc khu kinh tế ở khu vực biên giới và dự án về thành phố mới nằm trong thành phố thương mại Yangon.
Tuy nhiên, 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về dự án xây dựng con đập khổng lồ gây tranh cãi trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc đầu tư. Dự án vốn đình trệ từ năm 2011 này phần nào phản ánh sự bất đồng quan điểm về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar.
"Trong khi nhiều thỏa thuận khác nhau được ký kết, không có một cú nổ lớn nào ở đây. Myanmar có vẻ đang cẩn trọng trước các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử vào cuối năm", Richard Horsey, nhà phân tích chính trị tại Yangon cho hay.
Theo ông Horsey, Trung Quốc dù sao vẫn hy vọng đây là một bước tiến để thực hiện các mục tiêu cơ sở hạ tầng và hy vọng sẽ không gặp phải trở ngại nào trong những tháng sắp tới.
Trong buổi lễ đón tiếp hôm 17/1, ông Tập ca ngợi một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa 2 quốc gia.
"Chúng tôi đang vạch ra một lộ trình trong tương lai mang lại sức sống cho mối quan hệ song phương dựa vào mối quan hệ gần gũi giữa 2 bên để cùng nhau vượt qua khó khăn và cung cấp hỗ trợ cho nhau", nhà lãnh đạo Trung Quốc cho hay.
Về phần mình, bà Suu Kyi đề cao những đóng góp của Trung Quốc đối với các vấn đề quốc tế và nền kinh tế thế giới, nhưng cũng kêu gọi các dự án đầu tư nên chú ý tới vấn đề môi trường và cuộc sống của người dân địa phương.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Ba mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của Đông Nam Á Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore ngày 16/1 cho rằng bất ổn chính trị nội bộ, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu được coi là 3 mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020. Cảnh hạn hán trên cánh đồng ở Bang Pla Ma,...