Ca nhiễm nCoV Ấn Độ vượt 33.000
Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 1.700 ca nhiễm, đưa số ca nhiễm cả nước lên hơn 33.000, trong bối cảnh lệnh phong tỏa sắp kết thúc.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 1.718 ca nhiễm và 67 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 33.050 và 1.074, trong khi 8.437 người đã hồi phục. Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ ba châu Á, sau Iran và Trung Quốc.
Ấn Độ dường như đã tránh được kịch bản bị Covid-19 tàn phá nặng nề như Mỹ, Italy và một số quốc gia khác. Giới chuyên gia cho rằng điều này có thể là do Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đối với 1,3 tỷ dân từ 25/3, khi mới chỉ ghi nhận 60 ca nhiễm và 10 ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ nói rằng số ca nhiễm có thể lên tới 100.000 nếu không áp lệnh phong tỏa.
Một số lý do khác bao gồm dân số trẻ, những tác động tích cực của vaccine lao BCG và hàng thập kỷ sốt xuất huyết lan rộng có thể đã giúp một bộ phân dân số được “miễn dịch bẩm sinh”, theo nhà virus học T. Jacob John.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không ai nắm được chính xác tình hình đại dịch ở các làng quê hẻo lánh và sâu trong các khu ổ chuột ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc thiếu xét nghiệm và nhiều yếu tố khác khiến nhiều người cho rằng số ca tử vong được công bố thấp hơn nhiều so với số nạn nhân thực sự.
Một người đàn ông ở New Delhi, Ấn Độ được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV hôm nay. Ảnh: AFP.
Lệnh phong tỏa toàn quốc ở Ấn Độ đã kéo dài gần 6 tuần và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã cho phép nối lại một số hoạt động nông nghiệp và công nghiệp tại những khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng của đại dịch, sau khi lệnh phong tỏa khiến hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp, thiếu lương thực và chỗ ở.
Tuy nhiên, trước tình trạng số ca nhiễm không ngừng tăng nhanh mỗi ngày, chính phủ Ấn Độ đang đối mặt với áp lực không nới lỏng thêm các hạn chế và gia hạn lệnh phong tỏa, bất chấp gánh nặng kinh tế ngày càng chồng chất.
Covid-19 đã xuất hiện tại 211 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,2 triệu người nhiễm và gần 229.000 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu ca nhiễm và gần 62.000 ca tử vong.
Bị chỉ trích do cháy rừng, Thủ tướng Australia có thể hủy thăm Ấn Độ
Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 3/1 cho biết có khả năng ông sẽ hủy chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ.
Thủ tướng Morrison dự kiến đến thăm Ấn Độ từ 13-16/1 theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi. Sau đó ông sẽ có chuyến thăm Nhật Bản trong 2 ngày tiếp theo. Hiện chưa rõ Thủ tướng Scott Morrison có hủy chuyến thăm Nhật Bản hay không.
Cháy rừng ở Australia. Ảnh: MediaHQ.
Chính phủ của Thủ tướng Morrison đang vấp phải chỉ trích của người dân vì chưa ra đủ biện pháp để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu, nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán và cháy rừng của Australia. Nhiều người dân cũng tức giận vì chính phủ không sớm dập tắt các đám cháy rừng đang lan rộng.
Các đám cháy rừng năm nay đã thiêu rụi hàng triệu héc-ta rừng và phá hủy hơn 1.000 ngôi nhà. Theo truyền thông địa phương, Thủ tướng Morrison hôm 2/1 đã phải cắt ngắn chuyến thăm tới khu vực bị ảnh hưởng do phản ứng dữ dội từ phía người dân.
Trước đó, ngày 20/12/2019, Thủ tướng Morrison cũng đã phải lên tiếng xin lỗi người dân vì đi nghỉ dưỡng cùng gia đình, giữa lúc nước này đang trải qua đợt cháy rừng nghiêm trọng./.
Theo Phạm Hà/VOV1 biên dịch
Reuters
Trung Quốc khủng hoảng thịt lợn: Toàn cầu ảnh hưởng Khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc gây nhiều chuyện dở khóc dở cười ở nước này. Nhưng quy mô khủng hoảng lớn hơn nhiều so với dự kiến, đến mức tác động đến giá tiêu dùng toàn cầu, cán cân xuất nhập khẩu của các nước. Thịt lợn đang là món hàng "quý" tại đất nước tỷ dân Món hàng quý giá...