Ca nhiễm Covid-19 có dấu hiệu tăng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM
So với tuần trước, số bệnh nhân Covid-19 vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM điều trị có xu hướng tăng.
Ngày 2-8, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động tại Khoa Nhiễm D – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho thấy tại đây đang điều trị 20 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 1 bệnh nhân thở máy, 1 bệnh nhân thở oxy dòng cao (HFNC), các bệnh nhân còn lại triệu chứng nhẹ.
Các ca bệnh tại bệnh viện chủ yếu là người lớn tuổi, có bệnh nền
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết tuần trước, khoa chỉ có 5-7 trường hợp Covid-19, hiện số ca đã tăng gấp đôi.
“Mặc dù số ca nhiễm có xu hướng tăng nhưng số giường bệnh không có tình trạng quá tải, bệnh viện vẫn dư giường bệnh điều trị Covid-19. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nặng, cần nhập viện” – bác sĩ Phong khẳng định.
Ngồi chờ thủ tục nhập viện, người nhà bà N.T.C (75 tuổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM), cho biết bà bị xơ gan. Ngày 31-7, bệnh nhân ho, sốt, sau đó tình trạng không thuyên giảm, kèm theo tiêu chảy nên gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám. Qua sàng lọc, bệnh viện ghi nhận bà C. dương tính virus SARS-CoV-2 nên được đưa vào Khoa Nhiễm D điều trị.
Trước đó, bệnh viện này cũng tiếp nhận 1 bệnh nhi có biểu hiện ho, sốt, qua khám sàng lọc phát hiện dương tính SARS-CoV-2. Em của bệnh nhi này cũng có biểu hiện sốt, người mẹ đưa đi khám và kết quả hai mẹ con đều dương tính Covid-19. Do người mẹ mang thai nên cả 3 mẹ con được cách ly chung tại Khoa Nhiễm D để theo dõi. Sau 4 ngày, cả 3 đã hết các triệu chứng nên được xuất viện về nhà tiếp tục cách ly.
Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân nhập viện chủ yếu là người lớn tuổi, có bệnh nền, cao huyết áp, đái tháo đường… Trong đó, nhiều người chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin.
Video đang HOT
Bác sĩ Phong nhấn mạnh các bệnh viện địa phương nên chuẩn bị phương án, khu tiếp nhận Covid-19, cách ly bệnh bệnh nhân nhẹ, ca nặng có thể liên hệ bệnh viện hỗ trợ điều trị. Nếu bệnh không quá nặng, không nhất thiết phải chuyển về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM để tránh quá tải.
“Số ca nhiễm ngoài cộng đồng tiếp tục tăng. Chúng tôi sẵn sàng hội chẩn chuyên môn với các bệnh viện ở tỉnh để tránh chuyển viện không an toàn, có nguy cơ tử vong cao. Người dân, đặc biệt là người lớn tuổi, có bệnh lý nền, cần tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt là mũi nhắc lại để hạn chế khả năng nhập viện, giảm tử vong” – bác sĩ Phong khuyến cáo.
Tại sao lại gọi là bệnh đậu mùa khỉ?
Cùng là virus đậu mùa nhưng có bệnh gọi là đậu mùa, có bệnh lại là đậu mùa khỉ?
Theo chuyên gia, bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu trên khỉ vào năm 1958. Ca đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Virus gây bệnh đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae. Bệnh cũng có liên quan tới bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ năm 1980 nhưng triệu chứng nhẹ, khó lây và tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn.
Sở dĩ được gọi là đậu mùa khỉ mà không phải tên gọi nào khác là vì bệnh ban đầu phát hiện từ năm 1958 khi 2 ổ dịch giống với đậu mùa xảy ra ở khỉ trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, khỉ có thể không phải là tác nhân gây bùng phát dịch và nguồn lây của căn bệnh này hiện nay vẫn chưa rõ.
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ nhìn qua kính hiển vi. (Ảnh: CDC Mỹ)
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Thời kỳ ủ bệnh đậu mùa khỉ (thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Bệnh thường kéo dài 2-4 tuần, các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể 5-21 ngày sau khi nhiễm virus.
Người bị bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng khởi phát ban đầu như sốt, đau cơ, đau lưng, nhức đầu, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết...
Khi sốt, bệnh nhân sẽ phát ban mẩn ngứa sau 1-3 ngày. Mụn mủ thường bắt đầu trên mặt sau đó lan ra nhiều bộ phận khác. Số lượng mụn mủ có thể là vài nốt cho tới vài nghìn nốt. Sau đó, số mụn mủ này sẽ vỡ ra rồi đóng vảy trước khi biến mất.
Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.
Bàn tay của người bị bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: CDC)
Điều trị đậu mùa khỉ thế nào?
Đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, 1 chủng ở Tây Phi và chủng ở Congo. Chủng ở Congo nặng hơn chủng ở Tây Phi. Theo thống kê, các bệnh nhân mắc đậu mùa chủng Tây Phi phần lớn và nhẹ với tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Trong khi đó, chủng ở Congo thường nặng hơn và có tỷ lệ tử vong lên tới 10%.
Theo các chuyên gia, thông thường, bệnh đậu mùa khỉ lành tính, lây lan hạn chế và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể sử dụng thuốc chống virus để hạn chế sự lây lan và giảm nguy cơ bệnh nặng.
Bệnh đậu mùa khỉ hiện không có vaccine phòng ngừa, nhưng theo chuyên gia, vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả lên tới 85% trước đậu mùa khỉ. Chính vì vậy, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa ngay khi có cơ hội.
Ngoài ra, do lây lan qua con đường tiếp xúc gần nên cách tốt nhất để phòng ngừa đậu mùa khỉ là thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, khử khuẩn bề mặt và cách ly khi có triệu chứng...
Các ống xét nghiệm của người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: Reuters)
Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
Theo Bộ Y tế, để phòng chống bệnh đậu mùa khỉ người dân cần lưu ý.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
F0 khỏi bệnh liên tục thức trắng đêm, bác sĩ chỉ cách cải thiện mất ngủ hậu Covid Bác sĩ khuyến cáo, không uống cà phê, rượu, trà, ăn quá no hoặc tập thể dục nặng trong vòng 2h trước khi đi ngủ. Chúng ta cũng nên tạo thói quen giảm ánh sáng, thư giãn (đọc sách, nghe nhạc...) trước lúc ngủ. Tháng 1 vừa qua, anh Lê Thành (Hà Nội) mắc Covid-19 với các triệu chứng nhẹ. 2 ngày đầu...