Ca nhiễm cộng đồng tăng: báo động
Những ngày qua, số ca COVID-19 phát hiện mới trong cộng đồng (ngoài khu cách ly, phong tỏa) tại TP.HCM tăng.
Cung cấp đủ thực phẩm cho hộ dân có F0 cách ly giúp người dân an tâm ở nhà điều trị bệnh. Ảnh chụp tại nhà có ca F0 trên đường Trường Sa, Q.3, TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Nếu không nhận diện đúng nguyên nhân để có giải pháp kịp thời, sẽ khó khăn hơn cho TP khi thực hiện chiến lược tổng lực kiểm soát dịch bệnh trong một tháng tới.
Số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cho thấy mầm bệnh đã lây lan sâu rộng, có thể phát sinh các ổ dịch nếu không được kiểm soát. Nỗ lực kéo giảm ca nhiễm của TP đang bị thách thức.
“Tại sao số ca nhiễm trong cộng đồng nhiều, coi chừng có một phần do đã tiêm vắc xin sau đó chủ quan. Các quận, huyện và TP Thủ Đức cần quản lý kỹ. Khi lây nhiễm tại chỗ thì việc quản lý tương đối; nhưng gần đây xảy ra việc ùn tắc, tập trung đông người, coi chừng virus cũng lây qua từ đây. Chúng ta phải quản lý kỹ từng việc, chứ không làm hết việc này lại lo cái khác thì chúng ta không đủ sức đâu chống dịch.Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên
Số ca nhiễm cộng đồng (không bao gồm khu phong tỏa) của TP.HCM có xu hướng tăng những ngày gần đây – Nguồn: Cổng thông tin COVID-19 TP.HCM – Đồ họa: T.ĐẠT
Ca cộng đồng tăng tại nhiều quận, huyện
Suốt gần một tháng rưỡi (từ ngày 9-7 đến nay) số ca nhiễm mới phát hiện trong cộng đồng và sàng lọc tại bệnh viện của TP luôn trên ba con số và đang có dấu hiệu tăng mạnh. Từ ngày 2 đến 11-8, toàn TP phát hiện khoảng 5.500 ca nhiễm mới trong cộng đồng, trung bình hơn 500 ca/ngày.
Tuy nhiên, trong 6 ngày gần đây, trong số 22.756 ca nhiễm mới được phát hiện có tới 10.141 ca trong cộng đồng, chiếm gần 40%. Đáng chú ý, ngày 17-8, số ca phát hiện trong cộng đồng chiếm gần 73% trong tổng số khoảng 3.500 ca nhiễm mới. Đây là lần đầu tiên số ca trong cộng đồng tại TP cao hơn số ca đã được cách ly kể từ ngày 9-7.
Từ ngày 14-8 đến nay, số F0 được phát hiện trong cộng đồng tăng mạnh tại các quận 8, 3, 1, Bình Tân, Tân Phú, huyện Bình Chánh… Tại quận 8, ngày 14-8, tỉ lệ ca F0 trong cộng đồng chiếm gần 77% tổng số ca nhiễm mới, nhưng một ngày sau tăng vọt lên đến 85%. Ngày gần nhất 16-8, tỉ lệ F0 trong cộng đồng chiếm hơn 76%. Tại quận Bình Tân, ngày 14-8 ca nhiễm cộng đồng chiếm 58% tổng ca nhiễm mới, hai ngày sau tăng lên 68%.
Riêng tại quận 1, sau nhiều ngày ghi nhận hàng chục ca cộng đồng, đến ngày 16-8 có đến 142 ca cộng đồng, chiếm gần 80% số ca nhiễm mới. Quận vừa phát hiện ổ dịch dân cư mới tại đường Yersin, phường Cầu Ông Lãnh (còn gọi là khu Chợ Gà, Chợ Gạo).
Số ca F0 vẫn tăng dù TP đã áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt. Nguyên nhân từ đâu? Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ , dù giãn cách theo chỉ thị 16, nhiều phường, xã cho rào chắn đầu đường hẻm hạn chế cho người dân ra ngoài nhưng phía trong các hẻm, nhất là tại các khu nhà trọ, hẻm khép kín, nhà san sát nhau, người dân vẫn dễ dàng tiếp xúc với nhau.
Nhiều hẻm giăng biển “bảo vệ vùng xanh” nhưng phía trong có ca nhiễm, dịch âm thầm lây lan. Một số chợ cóc, điểm bán vỉa hè hoạt động nhưng không được quản lý về giãn cách nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Ngày 17-8, tại đường Dương Quảng Hàm ( quận Gò Vấp), phóng viên ghi nhận hàng chục điểm bán hàng trên đoạn đường dài khoảng 100m. Mặc dù cạnh đó là chốt kiểm soát giao thông có lực lượng chức năng túc trực 24/24 (ngay giao lộ Dương Quảng Hàm – Nguyễn Thái Sơn) nhưng hoạt động mua bán vẫn diễn ra tấp nập.
Video đang HOT
Tương tự, đoạn đường An Dương Vương dài khoảng 150m giáp ranh phường An Lạc, quận Bình Tân và phường 16, quận 8 có khá đông các sạp rau, thịt, cá… hoạt động tự phát và nhiều người dừng lại mua bán trong giờ cao điểm.
Các hộ dân có F0 nhận túi thuốc an sinh do Đoàn phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM trao – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Phản ảnh từ các F0
Trong khi đó, chủ trương để F0 không triệu chứng điều trị tại nhà là đúng nhưng thực hiện lúng túng, không sâu sát cũng tạo nguy cơ gây lây nhiễm dịch trong cộng đồng. Từ đầu tháng 7 đến nay, Tuổi Trẻ nhận thông tin của nhiều người dân tại TP.HCM phản ảnh nơi họ sống có nhiều ca F0, trong đó có nhiều nơi không giăng dây phong tỏa, những người liên quan chậm được lấy mẫu xét nghiệm.
Do F0 không được hướng dẫn chăm sóc tại nhà, đặc biệt không được cung cấp thực phẩm nên buộc họ phải ra ngoài để mua thức ăn. Người dân sống xung quanh hay chính bản thân F0 đã liên hệ chính quyền địa phương đến kiểm tra, giám sát, hỗ trợ nhưng… không ai giải quyết.
Anh Minh (ngụ TP Thủ Đức) cho biết 4 người thân gồm 1 dì và 3 người cậu của anh đang ở chung một nhà tại phường 15, quận 8. Ngày 6-8, dì của anh mất và được xét nghiệm dương tính COVID-19. Hiện nay, 3 người cậu cũng có dấu hiệu bị COVID-19 như sốt, khó thở, anh có gọi điện nhiều lần lên UBND phường yêu cầu xuống test nhưng đến nay chưa được test. Gần đây nhất ngày 17-8, anh Minh gọi trực tiếp lãnh đạo phường nhưng được cho biết hiện phường quá tải, hết test nên phải chờ tiếp.
Chị N.T.L.T. (phường Cầu Kho, quận 1) cho biết xung quanh nơi chị sống có rất nhiều F0 đang cách ly, tự chăm sóc tại nhà. Cạnh đó có nhiều người biểu hiện sốt, ho… nhưng chưa được xét nghiệm nên chưa biết có mắc COVID-19 hay không. Dù con hẻm rơi vào tình trạng “cấp cứu”, nhưng chị T. không thấy chính quyền địa phương đến hỗ trợ các trường hợp F0 hay lấy mẫu xét nghiệm những người có triệu chứng.
Người dân quận Gò Vấp (TP.HCM) được tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm tại điểm Trường THCS Tân Sơn – Ảnh: NHẬT THỊNH
Chưa thể nhận định nguyên nhân?
Ông Nguyễn Hồng Tâm – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM – cho biết hiện đơn vị chưa thể nhận định chính xác nguyên nhân vì sao số ca cộng đồng tăng cao trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vì chưa đủ cơ sở. “Chuyện số liệu trồi sụt một vài bữa là bình thường, cần phải theo dõi một thời gian mới kết luận được” – ông Tâm nói.
Đại diện UBND quận 1 cho biết trên địa bàn quận có một số khu vực như Chợ Gà, Chợ Gạo có số dân cư đông đúc, trong không gian chật hẹp nên việc đảm bảo giãn cách trong thời gian qua là thử thách, rất khó thực hiện.
“Trong trường hợp có ca mắc COVID-19, việc phát sinh lây nhiễm trong khu vực đó rất cao. Một số hẻm sau khi phát hiện F0, sau khi tầm soát ra số F0 mới khá cao” – đại diện UBND quận 1 nói và cho biết quận đã triển khai nhiều biện pháp chống dịch, đặc biệt tăng cường người cách ly với người, nhà cách ly với nhà để hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng.
Một chuyên gia về chuyên khoa nhiễm – thần kinh tại TP.HCM cho rằng trước tốc độ lây lan của biến chủng Delta và số ca mắc cộng đồng tăng cao trong thời gian giãn cách cho thấy mầm bệnh đã ngấm sâu trong cộng đồng và thực tế đang còn nhiều ổ lây nhiễm là người trong gia đình, dãy trọ, khu dân cư, chợ… đã được ngành y tế công bố. Có thể trong cộng đồng còn nhiều ca nhiễm chưa được phát hiện kịp thời, khi họ tiếp xúc gần với những người khác sẽ gia tăng tốc độ lây lan.
Theo vị chuyên gia này, điều quan trọng nhất là làm sao tăng độ bao phủ vắc xin cho người dân TP càng sớm càng tốt để nhanh đạt miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, cá nhân mỗi người, mỗi nhà cần phải tuân thủ theo quy định của chỉ thị 16, ai ở đâu ở yên đó. Ông đề xuất các cấp chính quyền sớm kịp thời cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, nhất là người ở khu vực phong tỏa.
PGS.TS Nguyễn Phương Thảo (chuyên gia về công nghệ sinh học phân tử, Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM): Sớm tiêm mũi 2 cho người lớn tuổi
Kể cả các nước trên thế giới hiện nay đều phải phòng chống dịch COVID-19 bằng việc đẩy nhanh tiêm chủng và thực hiện giãn cách, không có cách nào khác. Hiện tỉ lệ người dân được tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 của TP.HCM cao hơn nhiều tỉnh thành nhưng so với nhiều TP khác trong khu vực vẫn rất thấp.
Việc quan trọng hiện nay là nhanh chóng tiêm để đạt phủ rộng. Vắc xin muốn có hiệu quả phải cần có thời gian và phải đến mũi 2 mới giảm tỉ lệ lây nhiễm. Chúng ta cần phải nhìn vai trò vắc xin ở khía cạnh giảm ca nặng và tử vong. Việc tiêm vắc xin tại TP.HCM và các tỉnh trong điều kiện khan hiếm, thiếu nguồn cung phải dựa trên chiến lược bảo vệ cho các đối tượng dễ trở nặng và tử vong.
Mặt khác, hiện số lượng người nhiễm, số ca nhiễm mới, người phải điều trị và số ca phát hiện mới sàng lọc trong cộng đồng còn cao, không cách nào khác vẫn phải tiếp tục giãn cách xã hội. Tại TP.HCM, việc mở cửa cũng cần tính toán dựa trên các yếu tố dịch tễ.
Tuy nhiên, thực tế tình hình dịch của TP khó có thể dập tắt hẳn trong thời gian ngắn. Do vậy phải có kế hoạch theo kịch bản chống dịch lâu dài, đảm bảo ứng phó được sự biến đổi của từng giai đoạn dịch.
TS Phạm Thái Sơn (Chương trình Phát triển đô thị bền vững, Đại học Việt Đức): Đừng để vùng xanh nhanh chóng hóa đỏ
Khu vực “vùng xanh” an toàn tại một con hẻm trên đường Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp, TP.HCM Ảnh: NHẬT THỊNH
Từ việc thiết lập “vùng xanh” trong phòng chống dịch COVID-19, hàng trăm điểm chốt bảo vệ “vùng xanh” ra đời tại các quận huyện nhằm góp phần kiểm soát dịch bệnh. Về cơ bản, “vùng xanh” và “vùng phong tỏa” không có sự khác biệt, chỉ khác nhau về số ca nhiễm (“vùng xanh” chưa có ca nhiễm) và việc đi lại (“vùng xanh” cho phép ra vào thông qua một lối duy nhất, vùng phong tỏa thì được đến điểm chốt).
Còn lại các cách thức kiểm soát dịch bệnh bên trong hai vùng này hoàn toàn giống nhau, theo quy định chung của TP.
TS Phạm Thái Sơn
Nhưng toàn TP đã có trên 150.000 ca nhiễm với trung bình mỗi ngày 4.000 ca, số ca chưa được phát hiện thì như phần chìm của tảng băng. Số lượng mẫu xét nghiệm hằng ngày chỉ khoảng 10.000 – 15.000 mẫu, với tỉ lệ số ca dương tính trên số xét nghiệm trung bình trong tuần qua lên tới 30%.
Có một xu hướng đáng ngại là số ca trong cộng đồng, tức là từ các “vùng xanh”, đã vượt qua khu vực phong tỏa.
Còn người ra vào, còn hoạt động giao dịch buôn bán, vận chuyển hàng hóa, đồng thời kết hợp với việc không có xét nghiệm tầm soát như đang diễn ra ở TP.HCM thì virus có thể len lỏi vào bất cứ lúc nào, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng đỏ hóa các “vùng xanh” tưởng như đã an toàn.
Lúc đó toàn bộ nguồn lực các cấp, vốn đã rất mệt mỏi bởi những chốt trực thời gian vừa qua, lại phải chạy theo khắc phục.
Việc phân vùng trước đây giữa các khu vực là không hiệu quả về dài hạn, lãng phí về nguồn lực. Việc phân định các loại hình khu vực hiện chưa có những chỉ dẫn rõ ràng, thống nhất và được lượng hóa cụ thể khiến cho các địa phương còn lúng túng và có sự khác biệt trong triển khai.
Vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ hay vùng phong tỏa nên gắn với phương thức quản lý cụ thể theo hướng vùng màu kém nguy cơ hơn sẽ có ít kiểm soát hơn, người dân được tự do hơn trong hoạt động xã hội và có nhiều loại hình kinh doanh được phép hoạt động hơn.
Việc phân loại này cũng sẽ giúp Nhà nước tập trung nguồn lực vào những vùng nguy cơ hơn để hỗ trợ người dân, khống chế, khoanh vùng, giảm mức độ nguy cơ, hướng tới xanh hóa khu vực. Đó cũng chính là phương thức có thể áp dụng trong dài hạn, hướng tới mở cửa đồng bộ và trạng thái bình thường mới cũng như cách thức ứng xử ngay cho từng khu vực nếu không may dịch bệnh quay trở lại.
Cần nhanh chóng xây dựng một khung phân vùng (phân màu khu vực) thống nhất được lượng hóa cùng kế hoạch hành động cụ thể tương ứng cho từng phân vùng. Các chỉ số nên được xem xét tích hợp trong bộ khung này là tỉ lệ số ca nhiễm mới trên tổng dân số, mật độ dân số, tỉ lệ tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm tầm soát là điều kiện tiên quyết cho tất cả các khu vực trước khi đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng, nếu không một nguy cơ rất lớn là trước khi chúng ta kịp xanh hóa các vùng phong tỏa, các vùng an toàn đã bị đỏ hóa.
Chúng ta cần chấp nhận thực tế số ca nhiễm hằng ngày sẽ cao hơn trong những ngày tới để có thể nhận diện chính xác hơn các khu vực nguy cơ, từ đó mới nhanh chóng khoanh vùng và khống chế dịch bệnh trên phạm vi toàn TP được.
Lâm Đồng không tiếp nhận người tự đi từ vùng dịch về địa phương
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố không tiếp nhận những người tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân từ 12h ngày 29/7.
Ngày 29/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các huyện, thành phố về việc hỗ trợ các đối tượng ưu tiên về địa phương phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo chính quyền cơ sở nắm thông tin số lượng người dân Lâm Đồng từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 có nguyện vọng trở về địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch.
Cụ thể, Lâm Đông ưu tiên đón người già yếu, tàn tật, phụ nữ mang thai, trẻ em, người ốm đau và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (các đối tượng này phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ trước khi về địa phương).
Lâm Đồng không tiếp nhận người từ vùng dịch tự đi về địa phương. Ảnh: T.N.
Đặc biệt, UBND Lâm Đồng thông báo đến các huyện, thành phố từ 12h ngày 29/7, các trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện khác (không liên hệ, đăng ký với chính quyền địa phương để tổ chức đón theo quy định), tuyệt đối không tiếp nhận để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Tỉnh này yêu cầu các địa phương đảm bảo đầy đủ nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất cho công dân khi trở về được xét nghiệm, cách ly tập trung, điều trị bệnh,... theo đúng quy định trước khi thực hiện. Tổ chức cách ly đảm bảo đúng theo quy định, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly và lây nhiễm ra cộng đồng.
Lâm Đồng đề nghị lãnh đạo các địa phương thông tin, tuyên truyền; đồng thời, động viên các thành phần khác không thuộc đối tượng ưu tiên thông cảm, chia sẻ những khó khăn của tỉnh trong việc tổ chức đưa, đón người dân trở về địa phương tại thời điểm này.
Thanh niên xui xẻo đi khám phát hiện nhiễm HIV, chạy chữa với tâm lý khủng hoảng cả tháng mới ngỡ ngàng với tuyên bố của bác sĩ Cảm thấy khó chịu ở phần dưới cơ thể nên đi khám, thanh niên không ngờ lại nhận được kết quả gây choáng váng. Mới đây một sự việc nhầm lẫn gây phẫn nộ dư luận đã xảy ra tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Một thanh niên vì cảm thấy cơ thể không được khỏe, phần bộ phận...