Cá nhám phơi nắng biến mất 3 năm rồi xuất hiện ở đầu kia Đại Tây Dương
Con cá nhám phơi nắng, được gắn thiết bị theo dõi nhưng đã bị mất dấu, bất ngờ xuất hiện trở lại sau 3 năm.
Sự xuất hiện của con cá nhám phơi nắng cái đánh dấu lần thứ hai loài vật này bơi xuyên Đại Tây Dương, theo nghiên cứu của Đại học Queen’s Belfast và Đại học Western được công bố trên chuyên san Sinh học Cá vào tháng 10.
Cá nhám phơi nắng được coi là một trong những loài cá kỳ dị nhất đại dương, có kích thước khổng lồ và vì vậy, cuộc phiêu lưu xuyên Đại Tây Dương của nó càng thu hút sự chú ý.
Nó được gắn thiết bị theo dõi vào tháng 8/2014 tại Malin Head, điểm cực bắc của Ireland và được xem là nơi tụ tập của cá nhám phơi nắng ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên, sau vài tháng, thiết bị đã ngừng truyền dữ liệu, theo CNN.
“Điều đó không có gì lạ”, Jonathan Houghton, một trong những nhà nghiên cứu chính của Đại học Queen’s Belfast, nói. “Nếu bạn cài đặt thiết bị điện tử dưới biển, phải chấp nhận nó có thể gặp trục trặc sau một thời gian”.
Video đang HOT
Cá nhám phơi nắng đang ăn các sinh vật phù du ngoài khơi Land’s End, Cornwall, Vương quốc Anh. Ảnh: CNN.
Sau đó, con cá nhám phơi nắng được một nhiếp ảnh gia chụp dưới biển cách đó hơn 4.600 km, ngoài khơi bờ biển Bắc Mỹ, vào tháng 6/2017.
Bức ảnh đã đi vòng quanh châu Âu và đến tay các nhóm nghiên cứu. Đó cũng là khi họ nhận thấy điều đáng kinh ngạc: “Đây chính là con cá mập họ gắn thiết bị 3 năm trước”.
“Cho đến thời điểm đó, chúng tôi chưa thể theo dõi chuyển động của một con cá mập trong hơn 9 tháng hay một năm. Vì vậy, một con cá nhám phơi nắng di chuyển đến tận 3 năm ở một phía khác của Đại Tây Dương đã thay đổi hoàn toàn cách nghĩ của chúng tôi”. ông Houghton nói.
Cá nhám phơi nắng được các nhà khoa học quan tâm vì số lượng của chúng ngày một suy giảm. Đây là loài “có nguy cơ tuyệt chủng” ở Đông Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương và “dễ tổn thương” trên thế giới, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)
Với chiều dài có thể đạt tới 12 m, đây là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại.
Theo news.zing.vn
Băng tan gây dịch bệnh cho động vật biển Đại Tây Dương
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng quần thể hải cẩu và rái cá biển ở Alaska đang mắc căn bệnh nhiễm trùng khi di cư từ Bắc Đại Tây Dương
Hải cẩu con trên đảo Bogoslof, Alaska. Virus PDV đã giết chết hàng ngàn con hải cẩu ở châu Âu. Ảnh: AP
Căn bệnh chết chóc có thể ảnh hưởng đến các loài động vật có vú sinh sống ở biển, bao gồm hải cẩu và rái cá biển, đã được lây truyền từ Bắc Đại Tây Dương đến phía bắc Thái Bình Dương do hiện tượng tan băng ở Bắc Cực.
Các chuyên gia từ lâu đã lo ngại rằng hiện tượng tan băng ở các đại dương phía bắc, do nhiệt độ khí hậu toàn cầu gia tăng, có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm vốn bị hạn chế do khoảng cách địa lý trước đây.
"Từ lâu, người ta lo ngại rằng băng tan ở Bắc Cực có thể cho phép dịch bệnh lan truyền giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Bây giờ nó đã thành sự thật.", theo ông Tracey Goldstein, một chuyên gia về bệnh động vật biển tại Đại học California.
Hiện tại, các nhà khoa học tin rằng họ đã xác định được một sự bùng phát của bệnh carê (distemper), thường được tìm thấy ở chó mèo, nay đã ảnh hưởng tới quần thể hải cẩu Alaska và rái cá biển.
Virus phocine distemper, hay PDV, từ lâu đã là mối đe dọa các quần thể hải cẩu ở phía bắc Đại Tây Dương, cùng với một số chủng cúm, nhưng trước đây chưa được tìm thấy ở Thái Bình Dương. Nó được công nhận lần đầu tiên vào năm 1988 sau một trận dịch lớn đã khiến đàn hải cẩu xám ở tây bắc châu Âu mắc bệnh. Trận dịch này đã giết chết hàng nghìn con hải cẩu ở Anh.
PDV tấn công hệ thống miễn dịch, khiến động vật dễ bị viêm phổi và trong trường hợp nghiêm trọng nhất có thể giết chết một con hải cẩu trong vòng 10 ngày kể từ khi bị nhiễm bệnh. Một trận dịch khác, xảy ra trên đảo Anholt của Đan Mạch vào năm 2002, đã giết chết khoảng 30.000 hải cẩu. Virus này được cho là lây lan giữa các cá thể bị nhiễm bệnh và giết chết nhiều động vật ở vùng biển Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Anh và Đức.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, dựa trên kết luận của các nhà khoa học sau khi lấy mẫu từ hải cẩu, sư tử biển và rái cá ở Alaska giữa năm 2001 và 2016, phát hiện ra rằng PDV đã có ở vùng biển Alaska.
Nghiên cứu đã được thúc đẩy bởi mối lo ngại trong những năm gần đây rằng virus PDV có thể lây lan đến Thái Bình Dương thông qua hiện tượng tan băng Bắc Cực.
Các nhà khoa học đã lấy mẫu từ hơn 2.000 động vật khác nhau từ vùng biển phía bắc Beaufort ở Bắc Cực đến các khu vực phía Nam ôn đới hơn.
Các tác động sức khỏe hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng mối liên hệ giữa hiện tượng tan băng biển Bắc Cực với sự xuất hiện của các mầm bệnh như PDV ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương cũng là hồi chuông cảnh báo.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/The Guardian
Cận cảnh loài cá quái dị mắt lồi, mũi phi tiêu Cá lừu đạn mũi nhám (Roughnose Grenadier) sở hữu đôi mắt lồi khổng lồ, và thân hình kiểu "đầu voi, đuôi chuột" xấu xí. Loài cá với hình thù quái dị này được gọi là cá lừu đạn mũi nhám (Roughnose Grenadier). Nó có tên khoa học là Trachyrincus murrayi. Nó là một trong những loài cá được cho là xấu xí nhất...