Ca/ nhạc sĩ RAYE tố hãng thu âm trì hoãn và không hỗ trợ phát hành album suốt 7 năm
Ký hợp đồng với Polydor Records trong hơn 7 năm trời thế nhưng nữ ca sĩ RAYE lại nhiều lần bị chính hãng thu âm của mình trì hoãn việc phát hành album phòng thu đầu tay.
Thông qua loạt bài đăng trên tài khoản Twitter, RAYE bày tỏ sự thất vọng với hãng thu âm mà bản thân đã đồng hành từ năm 2014. Theo đó, nữ ca sĩ tiết lộ hợp đồng giữa mình và Polydor Records bao gồm việc ra mắt 4 album nhưng tính cho đến nay thì chẳng có một album nào xuất hiện. ” Tất cả những gì tôi quan tâm là âm nhạc. Tôi chán ngấy với việc nằm ngủ cũng như phát ốm khi cứ đau đáu về chuyện đó “, RAYE viết.
Hợp đồng giữa RAYE và Polydor Records bao gồm 4 album nhưng đến hiện tại thì album đầu tay của nữ ca sĩ vẫn chưa được phát hành.
Video đang HOT
Hôm 11/6, giọng ca người Anh vừa trình làng đĩa đơn mới nhất mang tựa đề “Call On Me”. Trả lời phỏng vấn, RAYE chia sẻ đây chính là ca khúc mở đường cho album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp. Tuy nhiên, qua dòng trạng thái đăng tải cách đây vài giờ, nữ ca sĩ kể rằng công ty đã thông báo nếu “Call On Me” mang về thành tích tốt thì cô mới được thực hiện đĩa nhạc này. RAYE viết: ” Hãy thử tưởng tượng tôi áp lực như thế nào mỗi khi thức dậy và điên cuồng nhìn vào các con số thống kê với hy vọng có thể làm album đầu tiên “.
RAYE cho biết cô luôn trong tâm thế chờ đợi suốt 7 năm qua dù đã thực hiện tất cả các yêu cầu từ công ty, bao gồm chuyện thay đổi thể loại nhạc hay làm việc suốt 7 ngày một tuần. ” Tôi có tầng tầng lớp lớp album bị xếp xó với lớp bụi ngày một dày hơn, hoặc những bài hát mà tôi buộc phải gửi tới các nghệ sĩ hạng A khác trong khi chờ đợi lời xác nhận rằng tôi đủ khả năng để phát hành một album “, nữ ca sĩ nói thêm.
RAYE cũng không được Polydor Records chủ động hỗ trợ kinh phí sản xuất album.
Bên cạnh đó, RAYE cũng luôn chờ đợi sự hỗ trợ về mặt tài chính từ công ty bao gồm chi phí sáng tác, sản xuất, hoà âm bài hát hay quảng cáo để thực hiện một album nhưng không hề nhận về phản hồi. ” Tôi đã đợi 7 năm cho ngày này và vẫn đang chờ “. Thay vì tiếp tục chịu đựng và âm thầm cống hiến, RAYE quyết định lên tiếng. ” Đôi khi chúng ta lựa chọn im lặng vì sợ hãi. Tôi thực sự vui vì tôi có thể nói ra tất cả trong ngày hôm nay. Bất kể hậu quả ra sao, mọi người khiến tôi cảm thấy mình được lắng nghe “, nữ ca sĩ chia sẻ.
RAYE bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý khi góp giọng trong các đĩa đơn thành công vào năm 2016 như “You Don’t Know Me” của Jonas Blue và “By Your Side” của Jax Jones. Tuy nhiên, suốt vòng 7 năm hợp tác với Polydor Records, nữ ca/ nhạc sĩ chỉ cho phát hành một số đĩa đơn cũng như EP nhỏ lẻ.
Hơn 300 nhạc sĩ viết thư gửi tới các hãng thu âm vì: "100.000 lượt stream cũng không mua nổi một ly cà phê"
Hàng trăm nhạc sĩ đã cùng nhau ký tên vào một bức thư gửi tới các hãng thu âm nhằm yêu cầu được trả công xứng đáng cho những sáng tạo của mình.
Trong khi đó, theo báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế (IFPI), thị trường âm nhạc, đặc biệt là mảng streaming vẫn phát triển mạnh mẽ trong một năm qua bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch.
Bức thư viết bởi ông Helienne Lindvall - chủ tịch Ủy ban Nhạc sĩ kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Học viện Sáng tạo Âm nhạc The Ivors đã nhận được sự đồng tình của hơn 300 nhạc sĩ, nhà sản xuất, chuyên gia âm nhạc bao gồm MNEK, Toddla T, Giorgio Moroder, Andrew Lloyd Webber, Paloma Faith và Jess Glynne,... " Tất cả chúng ta đều biết rằng các nhạc sĩ đóng vai trò quan trọng như thế nào. Đó không chỉ cho những bài hát mà còn là nguồn cảm hứng, sự định hướng và sự phát triển trong ngành công nghiệp âm nhạc đương đại. Các nghệ sĩ mới cũng thường đặt nhiều niềm tin vào các nhạc sĩ ", bức thư nêu rõ quan điểm về sức ảnh hưởng của các nhạc sĩ.
Nói về nguồn thu nhập bấp bênh mà các nhạc sĩ kiếm được từ các nền tảng âm nhạc trực tuyến, người viết bức thư bày tỏ: " 100.000 lượt phát trực tuyến của một bài hát còn không thể trả nổi một tách cà phê. Một nhạc sĩ có thể có hàng triệu lượt stream nhưng họ vẫn không có khả năng chi trả tiền thuê ở các thành phố nơi họ hoàn thành công việc của mình ". Từ đó, ông Helienne Lindvall đặt ra một câu hỏi rằng đâu là động lực để các nhà sáng tạo âm nhạc tiếp tục cống hiến nếu như họ không có cơ hội nhận được lợi nhuận từ chính những tác phẩm của mình.
Qua bức thư này, đại diện của Học viện Sáng tạo Âm nhạc The Ivors cũng bày tỏ mong muốn hạn chế những sản phẩm có chất lượng thấp khi những nhà sáng tạo không được đối xử công bằng. Vì thế, họ đề nghị các hãng thu âm chi trả mức phụ cấp hằng ngày tối thiểu là 75 bảng Anh (hơn 2,3 triệu đồng) hoặc 120 USD (hơn 2,7 triệu đồng) cho mỗi nhạc sĩ khi làm việc với các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, một phần doanh thu cũng phải được chia sẻ cho các nhạc sĩ - những người không tham gia biểu diễn trên sân khấu như một cách để công nhận những công sức mà họ đã bỏ ra.
Đầu tháng này, nền tảng SoundCloud thông báo trở thành dịch vụ phát trực tuyến đầu tiên cho phép phí thanh toán mà người đăng ký chi trả được chuyển trực tiếp tới nghệ sĩ. Ngoài ra, cả Spotify và Apple Music hiện đang hoạt động trên một hệ thống tiền bản quyền được phân chia theo lượng streaming mà các ca/nhạc sĩ thu về tại đây.
Super Junior, HyunA trở lại sau nhiều lần trì hoãn, Cherry Bullet lần đầu phát hành album Một năm mới đã được mở ra vô cùng sôi nổi với một loạt dự án Kpop mới đáng để mong đợi. Sắp tới đây, người hâm mộ sẽ được thưởng thức các sản phẩm âm nhạc tuyệt vời đến từ một loạt các nghệ sĩ như Super Junior, HyunA và Cherry Bullet. Theo như thông báo mới nhất, Super Junior chính thức...