Cả nhà máy phải đóng cửa chỉ vì thiếu cái nút chai
Công ty có nhà máy 25 triệu lít mắm/năm, tiêu thụ hàng triệu tấn cá cho người dân nhưng không thể thu mua được.
Bởi, cần đưa mắm ra thị trường phải có nút chai, song chúng tôi không mua được, đành phải đóng cửa nhà máy.
Sẽ khó có chuyện 100% doanh nghiệp quay trở lại, những đơn vị khôi phục sản xuất sẽ không đạt năng lực như trước. Nếu không có chương trình thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện thì sự phục hồi sẽ chậm chạp và nhiều thách thức
Đứt gãy chuỗi cung ứng
Vừa qua, 7 doanh nghiệp dệt may tại tỉnh Tiền Giang, với 13.300 lao động, đã gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, UBND tỉnh Tiền Giang, Hiệp hội Dệt may Việt Nam… đề nghị được quan tâm, hỗ trợ để trở lại sản xuất, trước khi bị mất đơn hàng.
Trong đơn kêu cứu, các doanh nghiệp này cho hay đang trên bờ vực phá sản, do phải dừng sản xuất từ giữa tháng 7/2021 đến nay. Số ít doanh nghiệp bố trí được sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” thì cũng chỉ duy trì được tới 5/8.
“Chúng tôi đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản, vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay (thay vì bằng đường biển) với những hợp đồng đã ký. Đơn hàng dệt may bán theo mùa, đối tác không thể tiếp tục chờ đợi chúng tôi”, đại diện các doanh nghiệp cho biết.
DN dệt may bị khách hàng phạt vì không giao kịp đơn hàng (ảnh minh họa)
Hiện là thời điểm phát triển mẫu cho mùa may mặc, thời trang năm sau, nhưng các doanh nghiệp không thực hiện được. Tức là, năm sau sẽ không có đơn hàng để duy trì hoạt động. “Để lấy được một đơn, chúng tôi phải đầu tư và phát triển mẫu trước ít nhất 6 tháng và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, nếu để lỡ mùa thì sẽ mất luôn khách và thị trường”, các doanh nghiệp lo lắng.
Một số doanh nghiệp đã được đối tác thông báo, nếu đến ngày 20/9 không mở cửa trở lại, họ đành chuyển đơn hàng sang thị trường khác. Như vậy, doanh nghiệp dệt may sẽ mất luôn khách hàng, không còn đơn hàng cho mùa cuối năm 2021 và 2022.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ, với ngành dệt may, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng không còn là nguy cơ nữa mà đã là sự thật. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở phía Nam đã phải dừng sản xuất. Các nhãn hàng lớn đã bắt đầu rút đơn hàng.
Video đang HOT
Nếu cách đây vài năm, ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia công đoạn cuối là gia công thành phẩm, thì giờ đây các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào khâu thiết kế, sáng tạo ra sản phẩm. Nhờ đó, giá trị gia tăng được nâng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với rủi ro bởi tính thời vụ. Thời điểm này phải giao hàng thời trang thu đông năm nay, không kịp là lỗi mode, phải bỏ chứ không dành cho năm sau được. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp dệt may bị đối tác huỷ đơn hàng do phải dừng sản xuất kéo dài.
Nhiều đối tác thông báo, bao giờ doanh nghiệp hoạt động ổn định trở lại, họ mới quyết định đặt hàng. Việc này doanh nghiệp không tự mình trả lời được. Vì vậy, nhiều công ty có nguy cơ mất đơn hàng cho năm 2022.
Nhiều doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất
Ngành da giày cũng tương tự. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài khiến 80% nhà máy sản xuất da giầy tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang,… phải ngừng sản xuất.
Tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc, doanh nghiệp da giầy chỉ hoạt động với công suất 50-70% do giãn cách xã hội và thiếu lao động. Nhiều doanh nghiệp da giày bị thiệt hại lớn do phải ngừng hoặc giảm sản xuất, bị hủy đơn hàng.
Với ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Thủy sản Nam miền Trung, than thở, người nuôi thuỷ sản giờ rất khổ, không thu hoạch, không tái sản xuất được. Tình trạng phổ biến hiện nay là tôm không thu hoạch, không bán được, đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư.
“Công ty chúng tôi có nhà máy 25 triệu lít mắm/năm, tiêu thụ hàng triệu tấn cá cho người dân, nhưng không thể thu mua được. Bởi, cần đưa mắm ra thị trường phải có nút chai, song chúng tôi không mua được, đành phải đóng cửa nhà máy. Doanh nghiệp mới thả được 20% diện tích tôm do thức ăn thiếu, con giống không đủ, vật tư phục vụ nuôi trồng không có”, ông nói.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng trong tình cảnh tương tự. Điều này báo hiệu cho những tháng tiếp theo sẽ xảy ra khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu tôm.
Tương lai nhiều khó khăn
“Tháng 8 không tươi sáng và những niềm đau của chuỗi cung ứng” – báo cáo do Ngân hàng HSBC vừa phát hành – cho thấy, các số liệu tháng 8/2021 phản ánh rõ nét những tổn thất kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu.
Lần đầu tiên trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam suy giảm nghiêm trọng
Vấn đề đáng lo là khả năng trụ vững của ngành sản xuất trong bối cảnh giãn cách kéo dài. Chỉ số PMI tháng 8/2021 giảm xuống 40,2 điểm, mức thấp nhất trong vòng 16 tháng qua, cho thấy viễn cảnh thách thức về khả năng phục hồi. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2021 giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức giảm khá sâu sau khi tăng trưởng vững vàng 12% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Với những tác động tiêu cực từ đại dịch, lần đầu tiên trong năm qua, xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm đáng kể, một số ngành xảy ra gián đoạn chuỗi cung ứng và đứt gãy về sản xuất.
Doanh nghiệp đóng cửa, đứt chuỗi cung ứng, mất doanh thu dẫn đến tình trạng suy giảm về tài chính, mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, khả năng thiếu hụt lao động đang hiện hữu khi người lao động nghỉ việc, bỏ về các địa phương. Không ít doanh nghiệp mất đơn hàng, mất một phần thị trường xuất khẩu, việc khôi phục không đơn giản. Nguy cơ mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng đã xuất hiện. Khảo sát của nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã nói lên tình trạng này.
Báo cáo gửi Chính phủ của Bộ Công Thương cũng nhận định, hiện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã xấu hơn rất nhiều so với một vài tháng trước. Nhiều ngành, lĩnh vực đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi lưu thông hàng hóa khi phải chịu giãn cách kéo dài. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất là mắt xích trong các chuỗi cung ứng đã phải dừng hoạt động, giảm công suất… Nguy cơ mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng đã xuất hiện.
Một loạt hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài vừa kiến nghị tới Chính phủ, đề xuất chiến lược nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới. Các DN cho rằng, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là Việt Nam phải hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh, tránh bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, không chỉ cần hành động ngay, mà một chương trình thúc đẩy kinh tế một cách toàn diện mới đem lại hiệu quả. Nếu không, sự phục hồi sẽ rất chậm chạp và phải hứng chịu nhiều thách thức.
Ngành dệt may và nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng
Mặc dù 7 tháng đầu năm, ngành dệt may đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lo ngại về nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, mất hợp đồng và không đảm bảo được tiến độ các đơn hàng đã ký.
Ngành dệt may đứng trước nhiều khó khăn trong dịch COVID-19. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Lưu thông hàng hóa khó khăn
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tổng công ty may Bắc Giang cho biết, việc áp dụng các biện pháp chống dịch tại các chốt kiểm dịch ở các địa phương chưa thống nhất, đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu, chuỗi sản xuất của doanh nghiệp, khi không nhập được nguyên phụ liệu sản xuất, dẫn đến nguy cơ đứt quãng hay phải dừng sản xuất cũng có thể xảy ra. Chưa kể, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với yêu cầu chuyển đổi hình thức xuất hàng từ đường biển sang đường hàng không, khiến chi phí đội giá vài chục lần.
Tương tự, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10 cho hay, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu hụt container cho cả hai chiều nhập khẩu và xuất khẩu.
Cùng với đó, việc lưu thông hàng hóa trong nội địa hiện nay luôn trong tình trạng ách tắc do chưa thống nhất giữa các địa phương, nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển nguyên vật liệu nhập khẩu từ cảng về May 10, rồi phân phối vận chuyển đi các đơn vị thành viên ở các tỉnh và hàng hóa thành phẩm chuyển từ các tỉnh về May 10 ở Hà Nội để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải đang "đòi" tăng giá cước lên 20%, trong khi May 10 vẫn phải chi trả những chi phí phát sinh khác như xét nghiệm cho lái xe, tiêm vaccine...
Qua tìm hiểu, thực tế trên đang gây ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may, bởi nếu giao hàng chậm thì sẽ bị phạt tiến độ, cùng với việc phát sinh thêm nhiều chi phí khiến doanh nghiệp có thể phá sản.
Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), chuỗi cung ứng dệt may đang đối mặt với nguy cơ đứt gãy, do thiếu sự điều hành thống nhất của các địa phương trong lưu thông hàng hóa, nguyên liệu.
Cùng với đó, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến phần lớn các nhà máy may mặc tại các địa phương này phải đóng cửa, vì không đủ điều kiện thực hiện quy chế "3 tại chỗ".
Không chỉ vậy, việc thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" cũng gặp nhiều trở ngại. "Doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động. Các doanh nghiệp lao đao do phải giảm 50%-60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách. Nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống dịch COVID-19", ông Vũ Đức Giang chia sẻ.
Chi phí vận tải đường bộ, đường biển quốc tế tăng cao, cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng theo, đã ảnh hưởng nhiều tới quy trình sản xuất. 7 tháng đầu năm, ngành Dệt may đã xuất khẩu lên tới 22,86 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt Bangladesh để vươn lên xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 1/2022, nhưng tình hình dịch căng thẳng, đang khiến doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa" tìm cách để duy trì sản xuất, đảm bảo đơn hàng. Ngành dệt may hiện chỉ vận hành được 10-15% công suất.
"Dự kiến kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 chỉ đạt khoảng 32-33 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 39 tỷ USD đặt ra. Không doanh nghiệp dệt may nào dám nghĩ đến khả năng sản xuất kinh doanh hiệu quả trong năm 2021", ông Vũ Đức Giang khẳng định.
Không chỉ dừng ở sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu, mối lo lắng của doanh nghiệp dệt may hiện nay là khả năng sản xuất không ổn định, khiến các đối tác sẽ dịch chuyển đơn hàng, ảnh hưởng đến sản xuất trong những năm tiếp theo. Vì vậy, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, cần ưu tiên cho các doanh nghiệp sớm được tiêm vaccine, đặc biệt là lái xe vận tải hàng hóa thuộc diện ưu tiên cao hơn trong danh sách tiêm vaccine, nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt.
VITAS cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế có hướng dẫn theo từng kịch bản cụ thể để các doanh nghiệp và địa phương thống nhất phối hợp thực hiện, vì một số địa phương yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa ngay cả khi chưa có ca F0; đồng thời, sớm kích hoạt các gói hỗ trợ, vay tín dụng cho doanh nghiệp.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy kiến nghị, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có phương án thống nhất, đảm bảo hàng hóa lưu thông được thông suốt, để chuỗi sản xuất, cũng như xuất nhập khẩu thuận lợi, nhất là trong giai đoạn từ tháng 7 đến hết tháng 9, vì đây là thời điểm nóng nhất của ngành Dệt may.
Công nhân công trình xây dựng phải có 'thẻ xanh Covid' Các công trình trong khu vực "bình thường mới", "vùng xanh" tại TP HCM được xây dựng khi toàn bộ lao động có thẻ xanh Covid, tuân thủ 5K, xét nghiệm định kỳ. Nội dung đề cập trong tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng do Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM vừa ban hành, nhằm phù hợp...