Cả nhà chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết nhanh, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt người
Bình thường em có thói quen mua đồ tích trữ cho cả tuần, thành ra tủ lạnh cứ đầy ắp nên không biết thừa thiếu thế nào.
Từ nhỏ đến lớn, em đã chứng kiến cảnh mẹ bị hàn.h h.ạ bởi bà nội. Chính vì vậy, sau khi kết hôn, em nhất quyết không sống chung với mẹ chồng. Thay vào đó, bọn em thuê một căn nhà rồi ra ở riêng. Mặc dù nhà nhỏ, cũng không phải do mình sở hữu nhưng lại tự do.
Mẹ chồng em là người rất tiết kiệm. Hồi bọn em tổ chức đám cưới, bà chọn những món đơn giản nhất trong menu để đặt nhà hàng. Khi bọn em nói sẽ đứng ra trả tiề.n, mẹ liền thay đổi toàn bộ, số tiề.n đội lên đến 80 triệu.
Trước đây, khi em đi làm thì mẹ chồng lại sang để dọn dẹp. Mỗi lần như vậy, bà sẽ mang quần áo nhà mình sang giặt, phơi chật kín chỗ đến nỗi em chẳng còn không gian phơi đồ của mình. Đôi lúc em còn trêu chồng, nếu có thể, chắc mẹ anh sẽ bỏ bát vào sọt rồi mang sang để dùng máy rửa bát của nhà em.
Vì khó chịu với sự tranh thủ của mẹ chồng nên em quyết định thay chìa khóa và nói không cần mẹ sang phụ giúp nữa. Lúc đầu bà khó chịu lắm, còn bóng gió nói em ky bo với người nhà, nhưng chuyện em đã quyết, dù nói thế nào thì em vẫn không thay đổi.
Video đang HOT
Bình thường em có thói quen mua đồ tích trữ cho cả tuần, thành ra tủ lạnh cứ đầy ắp nên không biết thừa thiếu thế nào. Chỉ là hôm vừa rồi, em để ý dạo này gạo hết rất nhanh, trong khi hai vợ chồng em đi làm cả ngày, chỉ ăn mỗi bữa tối.
Nghi ngờ có chuyện sau lưng mình, em lén lắp camera. Sau một tuần thì phát hiện mẹ chồng thậm thụt mở cửa bước vào, thế rồi bà lấy hoa quả và thịt, gạo mang về. Nhìn cảnh ấy, em giận quá nên gọi ngay cho chồng. Biết không thể chống, chồng em mới cười xòa và bảo mẹ chỉ lấy một chút mà thôi. Thật lòng em giận lắm, mẹ chồng có thiếu thốn gì đâu, tại sao cứ chấm trộm ở nhà em chứ? Chìa khóa đán.h cái mới thì chồng em lại dấm dúi cho mẹ, bây giờ em nên làm gì để chấm dứt tình trạng này đây?
Vợ tôi ham rẻ, tích trữ đồ ăn Tết từ sớm để rồi nhận cái kết đắng
Vợ tôi có thói quen khiến cả nhà không ít lần dở khóc dở cười, đó là mua đồ ăn tích trữ rất nhiều trong tủ lạnh.
Cứ gần đến Tết, thay vì mua sắm vừa đủ dùng, vợ tôi lại tranh thủ các đợt giảm giá, khuyến mãi ở siêu thị để mua hàng loạt thực phẩm với lý do "mua bây giờ vừa rẻ, vừa tiện". Nào là thịt, cá, hải sản đông lạnh, rau củ, bánh kẹo..., tất cả đều được nhồi nhét vào tủ lạnh, kệ bếp, thậm chí cả góc ban công cũng trở thành nơi chứa đồ.
Vợ tôi bảo, Tết cái gì cũng tăng giá, mua trước vừa tiết kiệm, vừa đỡ mất công chạy đi mua trong những ngày đông đúc. Nghe qua thì hợp lý nhưng khổ nỗi, nhà tôi lại không có nhu cầu ăn uống nhiều như thế.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như đồ ăn vợ tôi mua về được dùng hết. Vì mua quá nhiều, thực phẩm nhà tôi thường xuyên bị để quên, hoặc bảo quản không đúng cách khiến đồ bị hỏng hoặc mất chất lượng.
Vợ tôi tích trữ đồ ăn dài ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của gia đình (Ảnh minh họa: Delli).
Vợ tôi thường bảo, mua trước là tiết kiệm, chứ để gần Tết mua thì giá tăng chóng mặt, mất công chen chúc lại tốn tiề.n. Tôi nhiều lần khuyên vợ mua sắm vừa đủ dùng. Nhưng mỗi lần như vậy, cô ấy đều gạt đi và khẳng định mình đang làm đúng.
Thói quen tích trữ thực phẩm không chỉ gây lãng phí, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của cả gia đình.
Tủ lạnh nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi khi cần lấy một món gì, tôi và các con phải lục tung mọi thứ lên để tìm. Có lúc, rau xanh bị đè nát dưới tầng đáy, thịt cá đông lạnh bị quên lâu đến mức đóng đá, mất mùi vị.
Nhiều loại thực phẩm được đông lạnh nhưng không thể bảo quản lâu dài. Thịt, cá để quá lâu thường bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí hư hỏng mà không nhận ra ngay. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả nhà, nhất là trẻ nhỏ.
Vợ tôi mua sắm quá đà khiến nhiều món đồ ăn không được dùng hết, phải bỏ đi. Thực tế, số tiề.n tiết kiệm được khi mua sớm chẳng đáng là bao so với sự lãng phí từ việc thực phẩm hỏng.
Không chỉ cận Tết, ngày bình thường, vợ tôi cũng thích mua đồ "ế" để được giảm giá và để tủ. Mấy cô bán cá, thịt ngoài chợ cứ đến tầm trưa là lại gọi mời vợ tôi mua đồ rẻ. Thế nên, quanh năm nhà tôi ăn đồ đông lạnh.
Đợt dịch, vợ tôi mua 20 tải gạo chất trong phòng bếp vì lo thiếu lương thực, kết quả là gạo để lâu bị mốc và phải bỏ gần hết. Hồi bão, vợ tôi cũng quan tâm nhất vấn đề đồ ăn, nhà tôi bày đồ la liệt không khác gì chợ cóc.
Mẹ tôi rất bực mình vì con dâu, nhưng bà chỉ phàn nàn với tôi. Mỗi bữa ăn, mẹ tôi thường ăn rất ít vì bà sợ đồ đông đá lâu.
Tuần trước, hai con tôi bị đau bụng sau bữa ăn. Đứ.a b.é đau dữ dội và kiệt sức ngất lịm khiến hai vợ chồng tôi hốt hoảng, đưa hai con đi cấp cứu. Đưa con vào viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm ruột do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tôi hỏi kỹ mới biết, bữa cơm hôm đó có món thịt đông lạnh đã được vợ tôi mua từ... 3 tháng trước.
Sau khi các con bị một trận sợ hết vía và tốn kém viện phí, vợ tôi cũng ân hận và bảo sẽ thay đổi thói quen tích trữ đồ ăn. Vợ tôi có hứa sẽ không mua vô tội vạ nữa. Nhưng đống đồ vợ tôi sắm để chuẩn bị Tết, cô ấy nhất định không chịu bỏ đi.
Tôi nên giải quyết thế nào đây?
Cưới nhau cả tháng vẫn chưa tân hôn, vợ trẻ tìm hiểu lý do để rồi 'ngẩn người trước tấm ảnh Im lặng một lúc, chồng tôi mới vào phòng sách lấy ra một bức ảnh được đóng khung như ảnh thờ. Sốc hơn là khuôn mặt ấy giống tôi y đúc. Tôi không biết mình đã làm sai chuyện gì, tại sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy chứ? Tôi có một người chị gái sinh đôi. Từ bé đến...