Cá ngừ đại dương “hộ chiếu” Nhật, gốc Phú Yên
Một ông bạn Việt Kiều về cố xứ tấm tắc khen cá ngừ đại dương ăn với mù tạt ngon và cho biết ở Mỹ chỉ có cá ngừ mang “hộ chiếu” Nhật. Ông tròn mắt lên khi biết rằng những con cá ngừ ấy vốn gốc Phú Yên, được người nhập về và cho nó mang hộ chiếu Nhật để nhập vào Mỹ.
Mới đây nhất, cá ngừ đại dương Phú Yên vừa được cấp nhãn hiệu. Nhưng chắc chắn những người Việt xa quê vẫn ăn con cá Nhật gốc Việt, vì người ta thích bán hàng trước ngõ hơn là xây dựng mạng lưới, thương hiệu, đưa cá đi ra quốc tế, những công đoạn đòi hỏi nhiều đầu óc và tiền của…
Sở dĩ Phú Yên gắn liền với con cá ngừ Đại Dương, vì ngư dân ở đây là những người đầu tiên vào khoảng năm 1994 thủ đắc nghề câu những con cá này thường sống cách bờ gần 200km. Bí quyết bắt cá ngừ nằm ở mồi câu. Tuỳ theo mùa, người dân Phú Yên dùng cá chuồn, mực để dụ cá. Mỗi một tàu câu giữ bí quyết mùa nào, dụ cá bằng mồi gì cho riêng họ.
Cá ngừ đại dương có thế chế biến nhiều món ngoài ăn sống, như nướng muối ớt, đốt tiêu, làm ruốc, kho mẵn, kho khô, v.v. Để cho tiện hơn nữa, những nhà sản xuất thực phẩm ở Phú Yên đã chế biến ra món cá ngừ đại dương khô. Khách đến nhà, chỉ mất khoảng năm phút là đã có thể chế biến xong món khô cá ngừ đại dương trộn gỏi dưa leo hoặc bưởi.
Khô cá ngừ đại dương lại là món ăn nguyên thuỷ nhất mà ngư dân Phú Yên sản xuất, khi con cá này ở đây chưa được người Nhật phát hiện. Chúng bị coi là đồ bỏ đi, vì ngư dân thấy con cá bò gù này giống cá voi, không mặn mà gì ăn loại cá “bà con” với ông. Phụ nữ thường xắt lát, xát muối hột rồi phơi trên mặt đường cái cho nắng gió sấy khô, rồi đưa đi bán ở vùng cao Tây Nguyên với giá rất rẻ…
Bây giờ thì con cá lọ lem đã thành công chúa cá Nhật.
Video đang HOT
Sản phẩm có bán tại SGTTMart, 29 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM, ĐT: 39306197 – 39306199 – 0933991093 – 0933991094. Mua hàng online: http://www.sgtt.vn/html/sieu-thi/index.htm.
Theo SGTT
Văn hóa ẩm thực: Bánh Hamburger có nguồn gốc từ Mông Cổ???
Có rất nhiều ý kiến khác nhau và nhiều giả thuyết liên quan tới món ăn này đấy các bạn ạ!
Nếu các bạn đã từng xem phim hoạt hình "Thủy thủ Popeye", chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ tới ông bạn Wimpy, bạn thân của Popeye, luôn luôn ngập mình trong những chiếc hamburger. Càng ăn nhiều hamburger ông càng cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có cảm thấy như vậy mỗi khi thưởng thức hamburger không? Ngày nay món hamburger đã trở thành một món ăn nhanh đã không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Đó thường là một miếng thịt bò được nướng hoặc rán lên, được làm cùng hoặc không làm cùng pho mát và thêm vào đó là rất nhiều nguyên liệu khác nhau như hành tây, rau diếp, cà chua và dưa chuột. Ngoải ra, bạn có thể ăn kèm với sốt mayonnaise, sốt cà chua hoặc mù tạt. Hamburger hiện nay đã xuất hiện hầu như trên toàn thế giới. Nhiều người biết tới xuất xứ của Hamburger là từ thành phố Hamburg, Đức; tuy nhiên, tại thời điểm đó, một người Đức đã mang món ăn này tới. Thế nhưng, những câu chuyện về Hamburger thậm chí đã xuất hiện từ trước đó, và nhiều người cho rằng món ăn nhanh này có xuất xứ từ một món ăn của những người Mông Cổ.
Câu chuyện về chiếc bánh hamburger là một câu chuyện có thật đã được bắt đầu từ khi xuất hiện chiếc máy xay thịt đầu tiên. Một số nguồn tin cho thấy rằng, hamburger bắt nguồn từ Mông Cổ, những người lính để thịt bò ở dưới yên ngựa của họ khi họ di chuyển đi để xâm chiếm những quốc gia khác. Một thời gian sau những miếng thịt ở dưới yên ngựa này đủ mềm đến nỗi hộ có thể ăn chúng khi còn sống nhất là những khi họ phải di chuyển liên tục và không có thời gian để dừng chân nghỉ ngơi.
Truyện được kể lại rằng, người Mông Cổ dưới thời của Kublai Khan sau đó đã mang những miếng thịt bò này đến với nước Nga, nơi mà sau này đã chuyển hóa món ăn sống này thành một món ẩm thực mới vô cùng hấp dẫn. Vài năm sau đó, khi mà việc thương mại hóa phát triển, những người đi biển đã mang ý tưởng về miếng thịt bò mềm này đến với thành phố Hamburg của Đức. Cũng tại nơi đây, người Đức đã quyết định cắt cho chúng ra hình miếng thịt và làm chín chúng lên, làm một thứ mà thế giới chưa có và được gọi tên là "hamburger". Tên của loại đồ ăn này không được viết hoa, cách hiểu tên gọi này cũng rất đơn giản, Hamburg là một thành phố ở Đức và một người dân từ Hamburg được gọi là "Hamburger", theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay phổ biến tại đây đều mang tên gọi này.
Trong cuốn sách của John T.Edge có tên "Hamburger và khoai rán", ông đã viết "món ăn giống với hamburger này khó có thể giải thích với những chuỗi sự kiện vì chúng đã được tạo thành qua quá nhiều sự kiện".
Bằng một vài sự trùng hợp nào đó mà những miếng "thịt hamburg" này đã đến với nước Mỹ. Và bằng một cách nào đó và một ai đó đã cho miếng thịt này lên nướng. Nhưng, ai là người đã nướng miếng thịt đó? Đây là câu hỏi mà lịch sử đã không để lại đáp án chính xác, không ai biết về việc tại sao có người lại nướng miếng thịt này và ai là người đã mang chúng sang Mỹ, chỉ biết rằng một người Đức đã mang món ăn này sang Mỹ. Hiện nay có ba giả thuyết chứng minh về việc "thịt hamburg" đã được mang đến Mỹ thế nào, và rất có thể một trong số họ chính là người đầu tiên đã phát triển món hamburger tại Mỹ, rồi phổ biến khắp thế giới như hiện nay.
Câu chuyện đầu tiên kể về bữa tối của Louis: Ở New Haven, Connecticut, một cửa hàng bánh burger đã khăng khăng khẳng định rằng họ đã phát minh ra món ăn được ưa thích vào bữa trưa (kể cả bữa tối) này vào những năm đầu của thế kỉ 20. Được trích từ website của cửa hàng: "Một ngày đẹp trời vào năm 1900, đã có một người đàn ông đến một quán ăn nhỏ ở New Haven và yêu cầu cửa hàng phục vụ một món ăn để ông có thể ăn trên đường đi. Louis Lassen, chủ cửa hàng, nhanh chóng làm một chiếc sandwich và rán một miếng thịt bò sau đó kẹp vào giữa hai lát bánh mì và đưa cho người đàn ông để ông có thể nhanh chóng tiếp tục hành trình của mình, và từ đó câu chuyện bắt đầu từ chiếc bánh hamburger đầu tiên của nước Mỹ."
Nhưng đối với một ai đó đã đến hội chợ mùa hè ở Seymour thì họ lại tin tưởng vào giả thuyết thứ hai này: "Hamburger của Charlie Nagreen". Truyện kể lại rằng ông bắt đầu bán những túi thịt viên vào năm ông 15 tuổi tại những hội chợ mùa hè ở Seymour, Wiscousin. Nhưng Charlie là một chàng trai năng động và sáng tạo. Sau khi không đạt nhiều lợi nhuận với việc bán những viên thịt này, và ngay sau đó ông đã có những ý tưởng xuất phát từ những chiếc bánh mì. Ông nhận thấy rằng mọi người không thể mang những viên thịt cùng bánh mì này theo người và ông đơn giản đã đập bẹp những viên thịt này và sau đó kẹp chúng vào giữa hai lát bánh mì. Ông đã gọi chúng là "hamburger" và tất nhiên vào năm 1885 hamburger đã được sinh ra trong một hội chợ lần đầu tiên ở Seymour, Wiscousin.
Những câu chuyện về hamburger vẫn chưa dừng lại, "Anh em nhà Menches" là một chuỗi cửa hàng ở Ohio. Họ khẳng định rằng cụ của họ và anh trai của cụ (Charles và Frank) đã sáng tạo ra món ăn vào năm 1885 ở hội chợ Hamburg, New York. Hai anh em cụ ban đầu bán xúc xích thịt lợn nhưng không lâu sau đã bán hết và buộc họ phải sử dụng thịt bò, thứ thịt ở thời điểm hiện tại được coi là khá xa xỉ. John Menches, cháu của hai người đã kể lại: "Đối mặt với việc không có gì để bán, hai cụ đã phải rán thịt bò lên, nhưng chúng quá cứng và quá ngấy. Cụ của tôi quyết định cho thêm cà phê, đường nâu, và một số phụ gia vào để làm một chiếc sandwich. Cụ Frank là người mang chiếc sandwich này cho khách hàng, một người đàn ông ăn thử nó và nói: "Món ăn này gọi là gì?" cụ Frank không biết gọi món ăn này là gì, đột nhiên cụ nhìn lên trên và chiếc băng rôn có chữ "hội chợ Hamburg" xuất hiện ngay trước mắt cụ và cụ nói: "Đây là chiếc Hamburger".
Ngày nay, món hamburger đã trở nên vô cùng nổi tiếng, chắc hẳn sẽ không có ai phải dừng lại và hỏi "đây là món ăn gì" đối với một chiếc hamburger nữa. Hiện tại, hamburger đã có rất nhiều biến thể khác nhau, hamburger nhân thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thậm chí hamburger chay cũng được thực khách yêu thích.
Theo Pháp Luật XH
Ẩm thực của người Ấn Ẩm thực Ấn Độ đặc trưng bởi nhiều loại gia vị, thảo mộc, rau quả... Bên cạnh đó, mỗi gia đình người Ấn lại có những công thức chế biến món ăn khác nhau. Điều này phản ánh sự đa dạng của nền ẩm thực của quốc gia này. Các nguyên liệu chủ yếu mà người Ấn sử dụng là gạo, atta (bột...