Cả ngàn doanh nghiệp Đài Loan dính dáng “dầu bẩn”
Đài Loan phát hiện gần 1.000 doanh ngiệp bán dầu ăn bẩn hoặc các sản phẩm được chế biến từ dầu bẩn chứ không phải chỉ 235 doanh nghiệp.
Đài Loan rúng động vì dầu ăn tái chế – Ảnh: Reuters
Giới chức Đài Loan ra lệnh kiểm tra tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp và kinh doanh ăn uống của lãnh thổ này, sau khi phát hiện gần 1.000 doanh ngiệp bán dầu ăn bẩn hoặc các sản phẩm được chế biến từ dầu bẩn chứ không phải 235 doanh nghiệp như công bố cách đây vài ngày.
Các nhà điều tra Đài Loan hôm 8-9 cho biết họ đang điều tra thêm một công ty ở Đài Bắc, công ty này cũng mua dầu từ tập đoàn Chang Guann và bán lại cho các doanh nghiệp ở Hồng Kong, Trung Quốc và Macau.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Đài Loan tuyên bố bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào bị phát hiện đang bán “dầu bẩn” hay các sản phẩm liên quan sẽ bị phạt nóng đến 1,6 triệu USD.
Đài Loan đang có khoảng 100.000 nhà sản xuất thực phẩm và đồ hộp. Để kiểm tra hết số doanh nghiệp này thì nhà chức trách Đài Loan phải tiến hành trong thời gian 30 tháng.
Video đang HOT
Nhiều nhà sản xuất thực phẩm nổi tiếng của Đài Loan đã mua dầu từ Chang Guann để chế biến thực phẩm và sản phẩm của họ được phân phối đến hàng ngàn cửa hàng tiện ích và các siêu thị trên lãnh thổ này.
Thời báo Đài Bắc cho biết Quách Liệt Thành, chủ của nhà máy sản xuất “dầu bẩn” ở huyện Bình Đông (thành phố Cao Hùng) đã thu mua dầu thừa và rác thải nhà bếp từ các nhà hàng trong khu vực để chế biến thành dầu nguyên liệu bán cho tập đòan Chang Guann, nhà cung cấp dầu ăn hàng đầu cho ngành thực phẩm ở Đài Loan.
Chang Guaan đem số dầu bẩn này trộn với mỡ heo và cho ra 782 tấn dầu ăn để bán ra thị trường. Quách Liệt Thành hiện vẫn đang bị cảnh sát Cao Hùng giam giữ. Chỉ riêng ở Đài Loan, ước tính có khoảng 408 tấn dầu bẩn đã được người tiêu dùng tiêu thụ.
Giới chuyên gia cho rằng bất kỳ sản phẩm nào không phù hợp cho sức khỏe con người thì không nên cho phép được bán vào thị trường.
Hồng Kong và Macau cũng đang rúng động vì bê bối dầu bẩn này bởi từ hôm qua nhà chức trách hai đặc khu này phát hiện 5 nhà nhập khẩu và 21 doanh nghiệp khác ở Macau và Hồng Kong đã mua dầu từ tập đoàn Chang Guann của Đài Loan.
Báo South China Morning Post cho biết bốn nhà nhập khẩu của Hồng Kong là Dah Chong Hong, Synergy Foods, Angliss Hong Kong Food Service và Urban Food.
“Chúng tôi đã lấy 46 mẩu sản phẩm, bao gồm 22 mẩu thực phẩm là bánh trung thu, bánh mì, bánh ngọt và đồ hộp cùng 24 mẩu dầu để đi kiểm nghiệm” – tiến sĩ Hà Ngọc Hiền, nhà cố vấn của trung tân an toàn thực phẩm Hồng Kong cho biết.
Tiến sĩ Hà cho biết trong đó lớn nhất là vụ tập đoàn Urban Food đã bán khoảng 390 thùng “dầu bẩn” nhập từ Chang Guann cho nhà sản xuất bánh ngọt Maxim ở Hồng Kong.
Maxim dùng hơn 230 thùng dầu này để sản xuất bánh trung thu và bánh ngọt bán thị trường. Số dầu còn lại đã bị nhà chức trách Hồng Kong tịch thu. Maxim cũng đang cho thu hồi sản phẩm trên thị trường.
* Tại Trung Quốc, Tổng cục kiểm định chất lượng sản phẩm của nước này đang ngưng xem xét hồ sơ xin nhập khẩu hàng hóa thực phẩm từ Đài Loan.
Cơ quan này ra lệnh rà soát toàn bộ những lô hàng thực phẩm và dầu ăn có liên quan đến các doanh nghiệp Đài Loan dính vào vụ bê bối trên, đã nhập vào Trung Quốc.
Theo Tuổi Trẻ
Macau trưng cầu dân ý không chính thức cải cách bầu cử
Ngày 24-8, người dân Macau thuộc Trung Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách bầu cử tại đặc khu này.
20.000 người Macau biểu tình hồi tháng 5 để phản đối dự luật ưu đãi quan chức về hưu - Ảnh: Reuters
Macau với dân số 550.000 người, từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha và được trả về Trung Quốc vào năm 1999. Cũng giống như Hong Kong, Macau có thể chế luật pháp riêng. Đặc khu trưởng Macau do một ủy ban 400 thành viên chỉ định.
Theo AFP, cuộc trưng cầu dân ý do ba tổ chức phi chính phủ thực hiện sẽ kéo dài trong một tuần tới ngày 30-8, ngay trước ngày ủy ban trên bổ nhiệm đặc khu trưởng mới. Chỉ có đặc khu trưởng Fernando Chui là ứng cử viên duy nhất và chắc chắn sẽ tiếp tục nắm quyền.
Trong cuộc trưng cầu dân ý, người dân Macau được đề nghị đưa ra ý kiến về việc tổ chức bầu cử tự do đặc khu trưởng vào năm 2019 và liệu họ có niềm tin với đặc khu trưởng hiện tại Fernando Chui hay không.
Các tổ chức phi chính phủ ở Macau hi vọng số người đi bỏ phiếu sẽ vượt qua mức 10.000. Trong sáng nay đã có khoảng 750 người đi bỏ phiếu. Hồi tháng 5, khoảng 20.000 người Macau đã đi biểu tình phản đối một dự luật chi đậm cho các quan chức về hưu, buộc chính quyền Macau phải bỏ dự luật này.
Phản ứng lại, chính quyền Trung Quốc tuyên bố Macau không có quyền tổ chức trưng cầu dân ý. Hồi tháng 6, Hong Kong cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về cải cách bầu cử và hơn 790.000 người đã tham gia bỏ phiếu trong vòng 10 ngày.
Khi đó Bắc Kinh cũng mô tả kết quả trưng cầu dân ý ở Hong Kong là bất hợp pháp.
Theo Tuoitre
Phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông lan sang Macau Người dân tại Macau (Trung Quốc) bắt đầu tham gia một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải tổ bầu cử lãnh đạo tại đặc khu hành chính này, bất chấp Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Du khách ngồi trước Di tích Thánh đường Thánh Paul tại Macau - Anh: AFP Macau, nơi được mệnh danh là thiên đường...