Ca nCoV tăng vọt giữa biểu tình ở Mỹ
Gần nửa số bang của Mỹ ghi nhận số ca nhiễm nCoV mới tăng cao khi các hạn chế được nới lỏng và nhiều người xuống đường biểu tình.
Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia thuộc Đại học California ở Berkeley được công bố hôm 8/6 trên tạp chí Nature, 22 bang của Mỹ đang chứng kiến xu hướng gia tăng ca nhiễm mới nCoV, khoảng 20 bang ghi nhận số ca nhiễm mới giảm đi gần đây và 8 bang không có nhiều biến động.
Một trong những bang ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt là Florida, với mức tăng trung bình hàng ngày trong tuần qua là 46%, khi gần như toàn bang đang bước vào giai đoạn hai của kế hoạch tái mở cửa.
Cảnh sát khuyên can người biểu tình khi đã quá giờ giới nghiêm ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, hôm 6/6. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu cho hay tình hình có thể đã tồi tệ hơn nếu các bang không đóng cửa. Khoảng 60 triệu ca nhiễm nCoV đã được ngăn chặn nhờ các lệnh khẩn cấp, bao gồm đóng cửa các doanh nghiệp và trường học, hạn chế đi lại và yêu cầu người dân ở nhà.
Video đang HOT
“Nghiên cứu không ước tính bao nhiêu người có thể được cứu sống bởi những chính sách trên vì với quá nhiều ca nhiễm như thế, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn bất kỳ dịch bệnh nào được theo dõi cho đến nay”, nghiên cứu cho hay.
Hiện Mỹ đã ghi nhận hơn 2 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 113.000 ca tử vong chỉ trong 4 tháng. Giới chức y tế nước này nhấn mạnh người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi tham gia biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát.
Các cuộc biểu tình đã xảy ra khắp nước Mỹ gần hai tuần qua để phản đối bạo lực của cảnh sát, dẫn đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis, bang Minnesota. Floyd bị sĩ quan Derek Chauvin ghì chết hôm 25/5 sau khi bị khống chế dù đã nhiều lần cầu xin “tôi không thể thở”. Biểu tình cũng đã lan đến nhiều quốc gia để đòi công lý cho Floyd và đấu tranh bình đẳng chủng tộc.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 7/6 cho hay đang theo dõi sát các cuộc biểu tình. Covid-19 rất dễ lây lan khi trò chuyện hay thậm chí chỉ là thở và người mang nCoV có thể lây nhiễm cả khi họ không có triệu chứng. Do đó, các bác sĩ cho biết việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách càng xa càng tốt với người khác là cực kỳ quan trọng.
Giám đốc CDC Robert Redfield hồi đầu tháng này đã đề nghị kiểm tra và xét nghiệm nCoV cho tất cả những người tham gia biểu tình.
“Rủi thay, tôi cho rằng các cuộc biểu tình có khả năng là những sự kiện gieo virus, nhất là ở các khu vực đô thị có tỷ lệ lây nhiễm cao”, ông Redfield nói.
Trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã thuyên giảm nhưng chưa có dấu hiệu dừng lại. Tổng số ca nhiễm ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ là hơn 7 triệu, trong đó hơn 400.000 người đã tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 7/6 là ngày ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. “Hơn 136.000 ca nhiễm đã được báo cáo, cao nhất trong một ngày tính đến nay”, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. “Gần 75% số ca nhiễm đến từ 10 nước, hầu hết là ở châu Mỹ và Nam Á”.
Cảnh sát Mỹ đẩy người biểu tình ngất gục
Một người biểu tình 75 tuổi ngất gục và chảy máu đầu sau khi bị cảnh sát ở New York đẩy mạnh xuống đất hôm 4/6.
Theo video từ một phóng viên địa phương, hai sĩ quan cảnh sát ở thành phố Buffalo, bang New York, đã sử dụng dùi cui và tay không đẩy mạnh một người biểu tình da trắng cao tuổi. Người này sau đó ngất gục trên đất và bắt đầu chảy máu đầu.
Sau khi xảy ra sự cố, phần lớn cảnh sát vẫn tiếp tục tiến bước qua người đàn ông bị thương, trong khi sĩ quan đẩy ông chỉ nhìn qua trước khi bị đồng nghiệp đẩy ra ngoài. Một vài người đã nói: "Hãy gọi bác sĩ".
Cảnh sát thành phố Buffalo, bang New York, Mỹ, đẩy ngã một người biểu tình cao tuổi hôm 4/6. Video: YouTube/ WBFO.
Đài phát thanh địa phương đưa tin hai nhân viên y tế đã tới hỗ trợ đưa người đàn ông lên xe cấp cứu. Cảnh sát sau đó nói rằng một người đã bị thương sau khi vấp ngã.
Tuy nhiên, sau khi xuất hiện video, cảnh sát trưởng Buffalo Byron Lockwood đã yêu cầu đình chỉ và điều tra về hành vi quá mức cần thiết của hai sĩ quan. Thị trưởng Buffalo Byron Brown cho biết ông vô cùng bối rối về đoạn video.
"Sau nhiều ngày biểu tình ôn hòa và những cuộc họp giữa tôi, lãnh đạo cảnh sát cùng thành viên cộng đồng, sự việc tối nay thật đáng thất vọng", Brown nói, thêm rằng người đàn ông bị thương đang được điều trị trong Bệnh viện Trung tâm Y tế hạt Erie ở Buffalo.
Sự việc đã gây ra làn sóng lên án mạnh mẽ trên mạng xã hội khi những người biểu tình ở các thành phố Mỹ vẫn đổ xuống đường để phản đối các hành vi tàn bạo của cảnh sát.
Biểu tình ở Mỹ đã lan khắp 50 bang sau khi George Floyd, một người đàn ông da màu, bị cảnh sát sát ghì chết hôm 25/5. Các cuộc biểu tình nâng lên thành cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc khi ký ức về những cái chết thương tâm và bất công của người da màu được khơi dậy.
Vì sao thế giới cũng sục sôi vì biểu tình ở Mỹ? Biểu tình ở Mỹ làm dấy lên giận dữ về tình trạng phân biệt đối xử và phân cực chính trị, thúc đẩy người dân nhiều nước xuống đường. Giữa lúc các cuộc biểu tình chống lại sự bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc làm rung chuyển hàng chục thành phố Mỹ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói...