Ca nCoV mới ở Mỹ thấp nhất 11 tháng
Số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày ở Mỹ lần đầu giảm xuống dưới mức 30.000 kể từ tháng 6 năm ngoái, tăng thêm hy vọng dịch sớm được kiểm soát.
Thế giới đã ghi nhận 167.020.694 ca nhiễm nCoV và 3.467.715 ca tử vong, tăng lần lượt 555.055 và 10.215, trong khi 147.934.957 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 33.880.485 ca nhiễm và 603.861 ca tử vong do nCoV, tăng 17.791 ca nhiễm và 453 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Số ca nhiễm trung bình 7 ngày tính tới 21/5 của Mỹ là 27.815, lần đầu tiên trong 11 tháng số ca nhiễm hàng ngày giảm xuống dưới 30.000. Đây là số ca nhiễm thấp nhất của Mỹ kể từ ngày 22/6 năm ngoái và chưa đến 1/10 số ca ghi nhận trong đợt bùng phát mùa đông, theo dữ liệu của cơ quan y tế.
Một mô hình Covid-19 của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington dự đoán Mỹ sẽ ghi nhận chưa tới 7.000 ca nhiễm mỗi ngày và ít hơn 120 ca tử vong cho tới giữa tháng 8.
Hơn 60% người trưởng thành ở Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trên đà hoàn thành mục tiêu 70% mà Tổng thống Joe Biden đặt ra cho tới ngày 4/7. Nhiều nhà khoa học và quan chức cho rằng Mỹ sẽ sớm kiểm soát được đại dịch trong những tháng tới, dù số ca nhiễm hàng ngày chưa thể giảm xuống mức 0 và mối đe dọa biến chủng vẫn tồn tại.
“Tôi chắc rằng chúng tôi có thể kiểm soát nó”, Anthony Fauci, cố vấn y tế hàng đầu về đại dịch của chính quyền Biden, nói.
Một điểm tiêm chủng tại ga tàu điện ngầm ở Brooklyn, thành phố New York tuần trước. Ảnh: NYTimes.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo 243.777 ca nhiễm và 3.788 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 26.528.846 và 299.296.
Theo quan chức y tế, số ca Covid-19 hàng ngày ở các bang Tây Bengal, Andhra Pradesh và Tamil Nadu đang tăng lên, trong khi dịch đã giảm ở Maharashtra, Kerala và Karnataka trong hai tuần qua.
New Delhi báo cáo 2.260 ca nhiễm mới trong ngày 22/5, mức thấp nhất kể từ ngày 1/3, trong khi ghi nhận 182 trường hợp tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, giới chức y tế cảnh báo số ca giảm không có nghĩa nguy hiểm đã hết. Các nguồn tin chính thức cho biết chính quyền New Delhi nhiều khả năng gia hạn lệnh lệnh phong tỏa thêm một tuần, dù tình hình ở thủ đô đã được cải thiện.
Anh là vùng dịch lớn thứ bảy thế giới với 4.460.446 ca nhiễm và 127.716 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 2.694 và 6 ca.
50.246.402 liều vaccine Covid-19 đã được tiêm chủng ở Anh từ ngày 8/12/2020 tới 21/5/2021, theo dữ liệu của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
“Hơn 50 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm chủng ở Anh. Đây là một trong những nỗ lực quốc gia quan trọng và lớn nhất trong lịch sử của chúng tôi. Cảm ơn tất cả những người đã làm nên thành tựu này”, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đăng Twitter.
Một nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) cho thấy vaccine Pfizer đạt hiệu quả chống biến chủng Ấn Độ B.1.617.2 tới 88% hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai, trong khi đạt 93% hiệu quả với biến chủng B.1.1.7 lần đầu phát hiện ở Kent, Anh.
Nghiên cứu của PHE thêm rằng hai mũi vaccine AstraZeneca có hiệu quả 60% chống lại biến chủng Ấn Độ và 66% đối với biến chủng Anh.
Video đang HOT
Mũi đầu tiên của cả hai loại vaccine Pfizer và AstraZeneca đều có hiệu quả 33% đối với biến chủng B.1.617.2 và 50% với B.1.1.7.
Đức, vùng dịch thứ 9 thế giới, báo cáo 3.653.019 ca nhiễm và 87.960 ca tử vong, sau khi tăng thêm lần lượt 6.419 và 108 ca trong 24 giờ qua.
Đức cấm hầu hết người đến từ Anh bắt đầu từ ngày 23/5 do lo ngại biến chủng Ấn Đô lây lan, khi xếp Anh vào khu vực đáng lo ngại vì xuất hiện biến chủng B.1.617. Tuy nhiên, công dân và cư dân của Đức vẫn được phép nhập cảnh từ Anh và phải tự cách ly hai tuần.
Động thái này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Anh mở cửa bảo tàng, rạp chiếu phim và cho phép nhà hàng, quán bar nối lại dịch vụ trong nhà. Nhiều người Anh đang chờ đợi được du lịch nước ngoài trong những tháng tới. Tây Ban Nha dự kiến cho phép du khách Anh nhập cảnh mà không cần giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 từ ngày 24/5.
Tại Đông Nam Á, Malaysia ngày 22/5 ghi nhận thêm 6.320 ca nhiễm mới và 50 ca tử vong, nâng tổng số ca lên lần lượt 505.115 và 2.199.
Bộ trưởng Y tế Malaysia Datuk Seri Dr Adham Babacho biết nguồn cung oxy y tế của quốc gia này vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh. Ông thêm rằng Bộ Y tế thường xuyên trao đổi với các nhà cung ứng để giải quyết vấn đề nhu cầu oxy tăng.
Giới chức Malaysia cho biết kể từ ngày 25/5, các cửa hàng từ tiện lợi cho tới thú cưng, giặt là và trung tâm mua sắm ở nước này sẽ được phép hoạt động từ 8h tới 20h mỗi ngày, thay vì đóng cửa lúc 22h như trước. Các trạm xăng dầu cũng chỉ hoạt động trong thời gian này, trừ những trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc.
Ngoài ra, chợ đêm được phép mở cửa từ 16h tới 20h, trong khi hiệu thuốc được hoạt động từ 8h tới 22h mỗi ngày.
Các biện pháp hạn chế mới được đưa ra sau cuộc họp đặc biệt của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), nhất trí thắt chặt kiểm soát đi lại và hạn chế hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, nhằm nỗ lực làm phẳng đường cong dịch.
Thái Lan , báo cáo 126.118 ca nhiễm và 759 ca tử vong vì Covid-19, sau khi ghi nhận 3.052 người nhiễm và 24 người chết trong 24 giờ qua.
Thái Lan vừa phát hiện các ca nhiễm đầu tiên của biến chủng B.1.351 lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi. Báo cáo của Liên minh Điều tra Mạng lưới Covid-19 cho biết biến chủng được xác định trong ba mẫu sinh phẩm từ một ổ dịch liên quan tới nhập cư trái phép ở miền nam đất nước.
Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra biến chủng B.1.351 mang nhiều đột biến có thể đe dọa làm giảm hiệu quả vaccine.
COVID-19 tới 6 giờ 13/5: Thế giới vượt 161 triệu ca bệnh; Tâm dịch chuyển về Nam Á
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 715.585 trường hợp mắc COVID-19 và 13.017 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 161 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,34 triệu người không qua khỏi.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 13/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 161.041.659 ca, trong đó có 3.343.934 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 139.749.237 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 17.913.322 ca và 105.204 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 12/5, thế giới có tới 115 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua giảm nhẹ.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Ấn Độ và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine và hộ chiếu vaccine. Trong vòng 1 ngày qua, Ấn Độ và Brazil là hai quốc gia có số mắc mới và số ca tử vong nhiều nhất thế giới.
Thân nhân các bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại khu vực hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 10/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, hiện nay tâm dịch COVID-19 đang chuyển về châu Á, với điểm nóng nhất là Ấn Độ, nước đã ghi nhận trên 23,7 triệu ca nhiễm, trong đó có trên 258.300 ca tử vong. Theo số liệu thống kê chính thức từ Bộ Y tế Ấn Độ, chỉ tính riêng trong 24 giờ qua, nước này có trên 4.100 người không qua khỏi, nhiều nhất từ đầu dịch đến nay.
Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc ứng phó với dịch, bác sĩ Balram Bhargava cho rằng các tỉnh ghi nhận một số lượng lớn ca nhiễm cần được duy trì phong tỏa thêm 6-8 tuần nữa nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Chính phủ Ấn Độ bình luận về thời gian nên áp dụng phong tỏa. Ông Bhargava cho rằng các biện pháp hạn chế cần được duy trì tại tất các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm hơn 10% số ca xét nghiệm.
Hiện nay, tại 3/4 trong số 718 tỉnh ở Ấn Độ, trong đó có các thành phố lớn như New Delhi, Mumbai và trung tâm công nghệ Bengaluru, tỷ lệ này đều đã cao hơn 10%. Ông Bhargava cũng cho biết Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thay đổi chiến lược xét nghiệm SARS-CoV-2 và tập trung vào phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RAT) để có kết quả nhanh hơn và qua đó cách ly người bệnh sớm hơn. Các trạm RAT sẽ được thiết lập trong các trường học, trung tâm cộng đồng và khu dân cư.
Khu vực hỏa táng các bệnh nhân tử vong do COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 10/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Mới đây nhất, quần đảo Maldives đã quyết định cấm nhập cảnh đối với những người đến từ các nước Nam Á, trong đó có Ấn Độ, trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Theo đó, chính phủ tạm ngừng cấp thị thực du lịch cho khách đến từ các nước Nam Á như Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.
Lệnh cấm này cũng áp dụng với các hành khách quá cảnh hơn 24 giờ tại các nước trên và những người đã từng đến các nước này trong vòng 14 ngày qua. Trong khi đó, khách đến từ các nước khác vẫn được phép tới các đảo nghỉ dưỡng Maldives nếu có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 96 giờ trước khi nhập cảnh, nhưng không được tiếp xúc với người dân địa phương.
Tại Đông Bắc Á, Bô Y tê Nhât Bản thông báo số bệnh nhân có triệu chứng bệnh nghiêm trọng do măc COVID-19 hiện ở mức cao nhất là 1.189 ca, cao hơn 13 ca so vơi môt ngày trươc đó. Sô liệu mới nhất trên bao gồm những bệnh nhân măc bệnh nặng phải nhập viện và cân sư hô trơ của máy thơ hay các máy trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Con số này đã tăng hơn gấp 3 lần trong tháng qua. Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở 6 tỉnh, thành gồm thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây, gồm Osaka, Kyoto và Hyogo cùng với Aichi và Fukuoka. Tình trạng khẩn cấp lần này sẽ có hiệu lực tới ngày 31/5.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Nagoya, Nhật Bản, ngày 8/5/2021. Ảnh: Kyoto/TTXVN
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét dự thảo thay đổi cách thức giãn cách xã hội sẽ áp dụng vào tháng 7 tới, theo đó sẽ điều chỉnh một cách linh hoạt các biện pháp hạn chế kinh doanh, giới hạn số người khi tụ tập riêng nếu số ca nhiễm mới duy trì ở ngưỡng dưới 500 ca/ngày.
Hiện số ca mắc mới ở nước này đang có chiều hướng giảm, hệ số lây nhiễm cũng đang giảm trong 4 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là có tới 35% số ca bệnh mới không rõ nguồn lây và số ca nhiễm biến thể mơi có xu hướng gia tăng, đặc biệt, tiếp sau vụ lây nhiễm tập thể liên quan tới lao động người nước ngoài ở tỉnh Gangwon, số ca nhiễm mới cũng đang có chiều hướng tăng vọt ở khu vực đảo Jeju.
Tại châu Âu, Pháp vẫn đứng đầu với hơn 5,8 triệu ca nhiễm, tiếp theo là Nga với hơn 4,9 triệu ca trong khi các nước Anh, Italy đều đã có hơn 4,1 triệu ca. Xét về số ca tử vong, Anh ghi nhận nhiều nhất (127.640 ca) tiếp đến là Italy với 123.282 ca và Nga với 114.331 ca.
Quán cafe tại trung tâm thủ đô Brussels mở cửa trở lại. Ảnh: Hương Giang - PV TTXVN tại Bỉ
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang có xu hướng đỡ căng thẳng hơn, Bỉ thông báo sẽ cho phép các cơ sở ăn uống và vui chơi trong nhà, có lượng khách lên tới 200 người mở cửa trở lại kể từ ngày 9/6 tới, thời điểm chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đạt kết quả nhất định.
Dự kiến, trong giai đoạn đầu của kế hoạch 4 giai đoạn, từ ngày 9/6, Bỉ sẽ cho phép tổ chức các buổi hòa nhạc và sự kiện thể thao tập trung tối đa 200 người trong nhà và 400 người ngoài trời, những người tham gia phải đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách. Sau đó, từ ngày 13/8, các sự kiện tập trung đông người như lễ hội âm nhạc có thể được tổ chức với điều kiện những người tham gia đã được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine hoặc xét nghiệm PCR gần đây.
Hà Lan cũng dự kiến nới lỏng các biện pháp hạn chế để chống dịch kể từ tuần sau. Theo Thủ tướng Mark Rutte, các phòng tập gym, bể bơi và công viên giải trí sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 19/5, trong khi các quán cà phê và nhà hàng có chỗ ngoài trời, vốn đã hoạt động trở lại từ tuần trước, sẽ được phép kéo dài thời gian mở cửa.
Người dân dùng bữa tại một nhà hàng ngoài trời ở London, Anh, ngày 12/4/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong một diễn biến khác, nội các Đức ngày 12/5 đã thông qua kế hoạch cho phép những người đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, người đã khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 hoặc người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh nước này không phải thực hiện cách ly. Việc nới lỏng quy định cách ly chỉ áp dụng với những người tiêm một trong những loại vaccine được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép sử dụng gồm Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Cùng ngày, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất của Tổng thống Emmanuel Macron về việc áp dụng "thẻ thông hành y tế" đối với những người được chứng nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19, những người gần đây xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hoặc người đã bình phục sau khi mắc COVID-19. Những người có "thẻ thông hành y tế" sẽ được phép tham gia các sự kiện thể thao hoặc các sự kiện tập trung đông người, nhưng không được phép vào nhà hàng, cửa hiệu hoặc rạp chiếu phim.
Khu vực Bắc Mỹ đã ghi nhận 38.999.218 ca nhiễm và khu vực Nam Mỹ có 26.252.017 triệu ca. Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm (hơn 33,55 triệu ca) và tử vong (597.719 ca). Brazil đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong với 428.034 ca, nhiều gấp đôi Ấn Độ, nhưng số ca nhiễm chỉ bằng 2/3 của Ấn Độ, ở mức hơn 15,2 triệu ca. Colombia và Argentina đều đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm. Mexico đã có 2,3 triệu ca trong khi Canada, Peru và Chile đều có hơn 1 triệu ca.
Khu vực châu Phi hiện ít bị ảnh hưởng hơn so với các nơi khác, song tình hình được cảnh báo sẽ có thể xấu đi vì thiếu vaccine ngừa COVID-19. Đến nay châu lục này ghi nhận tổng cộng hơn 4,6 triệu ca nhiễm. Trong đó, riêng Nam Phi đã có 1,599.272 ca nhiễm. Tiếp đến là Maroc với trên 500.000 ca.
Một khu chợ phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Luang Prabang, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 16.983 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 72.000 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Malaysia.
Dù Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ASEAN, song tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" đã bớt căng thẳng hơn so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao. Trong 1 ngày qua, Indonesia có số ca tử vong cao nhất Đông Nam Á và số ca bệnh mới nhiều thứ ba.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành ổ dịch đang nóng nhất khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao hơn cả ổ dịch nghiêm trọng nhất là Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong vẫn trên 90 trường hợp.
Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức cao với 39 trường hợp không qua khỏi. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 23 ca mắc COVID-19 và có 1 ca tử vong.
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 12/5 ghi nhận thêm 1.983 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong tăng mạnh lên 34 người.
Người dân nhận thực phẩm cứu trợ của chính quyền địa phương tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 11/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 472 bệnh nhân mới trong ngày 12/5. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 72.000 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 325 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.622.699 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.308.366 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 10/11 nước ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/5: Trên 17.700 ca nhiễm mới; Malaysia ca tử vong mới cao kỷ lục Trong ngày 9/5, toàn khối có trên 17.000 ca nhiễm mới, tổng ca tử vong lên tới gần 71.000 người. Malaysia ghi nhận kỷ lục ca tử vong mới, trong khi dịch có xu hướng dịu đi ở Campuchia và Lào. Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới...