Ca nCoV lại tăng kỷ lục, Thái Lan để ngỏ phong tỏa diện rộng
Thái Lan ghi nhận thêm hơn 1.500 ca nCoV, trong bối cảnh giới chức bị chỉ trích là chậm triển khai vaccine.
Giới chức Thái Lan hôm nay báo cáo thêm 1.543 ca nhiễm nCoV, trong đó 409 trường hợp tại tâm dịch là thủ đô Bangkok, nâng tổng số ca nhiễm tại Thái Lan lên 37.453, trong đó 97 người đã chết. Đây là ngày thứ tư nước này ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục chỉ trong một tuần qua.
Đợt bùng phát dịch xảy ra trong bối cảnh nhiều người Thái đi lại vào dịp năm mới Songkran, bất chấp giới chức kêu gọi người dân hạn chế di chuyển và không tụ tập đông người để phòng chống dịch bệnh.
Người dân Thái Lan tiêm vaccine Covid-19 tại Bangkok hôm 8/4. Ảnh: AFP .
Chawetsan Namwat, quan chức Tổng cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, cho biết nhiều biện pháp đối phó đang được xây dựng tùy thuộc vào số ca bệnh ở từng khu vực và chúng sẽ được đề xuất lên nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ vào ngày 16/4. “Chúng tôi phải phân chia các khu vực tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng, đòi hỏi những biện pháp khác biệt và phù hợp cho từng vùng”, ông nói.
Lần phong tỏa diện rộng gần đây nhất tại Thái Lan diễn ra hồi tháng 3-4/2020, trước khi được nới lỏng khi số ca nhiễm mới được kiểm soát.
Chawetsan cũng bác bỏ chỉ trích cho rằng chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 của Thái Lan đang diễn ra chậm chạp, nhưng thừa nhận nước này chỉ nhận được nguồn cung khá hạn chế. Đến nay mới chỉ hơn 580.000 người, tương đương 0,4% dân số Thái Lan, được tiêm vaccine. Nước này đã nhận hai triệu liều vaccine Sinovac của Trung Quốc và hơn 117.000 liều AstraZeneca.
Video đang HOT
Đợt bùng phát mới làm dấy lên lo ngại về áp lực đối với hệ thống chăm sóc y tế của Thái Lan. Theo quy định của nước này, tất cả ca dương tính đều phải nhập viện, với 8.973 bệnh nhân đang được điều trị.
Đợt tiêm chủng chính của Thái Lan dự kiến bắt đầu vào tháng 6, sử dụng vaccine AstraZeneca sản xuất trong nước, với mục tiêu tiêm phòng cho một nửa dân số trưởng thành vào cuối năm nay.
Thái Lan tháng trước thông báo lên kế hoạch cấp hộ chiếu vaccine cho người dân, tức những người đã hoàn thành tiêm chủng vaccine Covid-19 có thể được cấp giấy chứng nhận để ra nước ngoài. Nước này cũng tính giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với người đã tiêm chủng từ 14 ngày xuống 7 ngày.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/4: Trên 63.100 ca tử vong; Số ca bệnh mới tăng mạnh ở Thái Lan, Malaysia
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 17.252 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 63.110 người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Campuchia và Malaysia.
Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cao nhất khu vực. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" sau nhiều tháng bùng phát đã thấy xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm so với giai đoạn trước.
Trong khi đó, diễn biến dịch đang trở lại và bùng phát nghiêm trọng ở Philippines. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao gấp nhiều lần "tâm dịch" Indonesia và cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong lại tăng mạnh trở lại so với các ngày trước. Tình hình dịch bệnh tại Philippines đang nóng nhất khu vực ASEAN, tổng số ca mắc mới mỗi ngày tại nước này nhiều hơn cả khu vực cộng lại.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang trở lại do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh mấy ngày qua. Còn tại Myanmar, theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 9 ca mắc COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 14/4 ghi nhận thêm 1.335 ca bệnh mới.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có 277 bệnh nhân mới và 1 ca tử vong trong ngày 14/4. "Sự cố cộng đồng" mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 63.114 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 296 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 3.090.106 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.710.182 trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 9 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Brunei và Lào không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh.
Diễn biến dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 14/4:
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 31/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 14/4, Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo ghi nhận thêm 8.122 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này lên là 892.880.
Theo DOH, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Philippines cũng tăng lên 15.447 ca, cao hơn 162 ca so với một ngày trước đó. Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire nhận định tốc độ lây lan dịch bệnh tại nước này vẫn chưa giảm, số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng.
Trung bình số ca mắc mới mỗi ngày vẫn dao động trong khoảng từ 10.000-11.000 ca. Cũng theo Thứ trưởng Y tế Philippines, tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng vẫn xảy ra, các ổ dịch tại công sở đang là nguồn lây lan chính, chủ yếu là ở các bệnh viện và những không gian làm việc khép kín.
Kể từ khi dịch bùng phát hồi tháng 1/2020 tới nay, Philippines đã xét nghiệm cho hơn 10 triệu người trên tổng số 110 triệu dân. Hiện Chính phủ Philippines đang đẩy mạnh các nỗ lực để củng cố hệ thống y tế bằng cách bổ sung nguồn lực cho các cơ sở chăm sóc y tế và cách ly. Trong họp báo, bà Vergeire cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hệ thống y tế và đảm bảo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân.
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 29/3, Chính phủ Philippines đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt tại vùng đô thị Manila và 4 tỉnh phụ cận để kiểm soát đợt bùng phát xuất hiện từ cuối tháng 2. Các biện pháp phong tỏa có hiệu lực đến hết ngày 30/4. DOH cho rằng các yếu tố như biến thể mới của virus lây lan nhanh hơn, người dân di chuyển nhiều hơn và thiếu ý thức tuân thủ các quy định phòng dịch đã khiến số ca mắc bệnh tăng mạnh.
Cùng ngày, Malaysia ghi nhận thêm 1.889 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này lên là 365.892 ca. Theo Bộ Y tế Malaysia, trong số các ca mắc mới kể trên có 6 ca nhập cảnh và 1.883 ca lây nhiễm trong nước. Malaysia cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên là 1.353 ca.
Tổng cộng 347.780 bệnh nhân COVID-19 tại Malaysia đã được xuất viện, tương đương tỷ lệ khỏi bệnh là 95,1%. Trong số 16.696 bệnh nhân đang điều trị có 204 người cần được chăm sóc đặc biệt và 79 người cần dùng thiết bị trợ thở.
Ca Covid-19 mới ở Thái Lan cao nhất từ đầu dịch Thái Lan ghi nhận hơn 1.300 ca Covid-19 mới, đánh dấu mức tăng ca nhiễm hàng ngày lớn nhất tại nước này từ khi đại dịch bùng phát. Tổng cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan hôm nay báo cáo 1.335 ca Covid-19 mới, gồm 351 ca ở thủ đô Bangkok, tâm dịch của đợt bùng phát thứ ba. Số liệu mới nâng...