Cá mực dưỡng huyết bổ can thận
Cá mực là món ăn thuốc rất tốt, chữa được nhiều bệnh của phụ nữ như các chứng bệnh xích bạch, lậu hạ, kinh tụ, huyết bế, ẩm thực thũng thống, hàn nhiệt chưng hà…
Theo Đông y, cá mực vị mặn, tính bình, bổ âm dưỡng huyết, thông kinh, khứ ứ, bổ can thận, chữa di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ít sữa. Ngoài ra, cá mực còn có công hiệu giải độc gan phòng tiểu đường, chống mệt mỏi, chống suy lão.
Trong cá mực có nhiều protid, lipid, các axit amin, các vitamin A, B1, B2, B12, D, E và các chất vi lượng như đồng, kẽm…
Cá mực được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược, thiếu máu, giảm sức miễn dịch, phụ nữ huyết hư, bế kinh, khí hư băng huyết. Cá mực 300g, ớt xanh 100g, gừng, hành, tỏi, rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.
Bổ huyết tăng sữa: Nấu canh mực khô với giò heo hoặc thịt heo cho sản phụ ăn cái uống nước.
Video đang HOT
Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.
Chữa mờ mắt, chảy nước mắt sống: Khi dùng canh mực chữa bệnh thì dùng nước canh là chính vì mực khô cứng khó tiêu có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy tiêu hoá.
Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực 3 con (khoảng 600g), hạt sen 10g, khoai mài 300g, bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g, hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen. Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.
Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.
Kinh nguyệt nhiều do khí hư: Cá mực 300g, hoa tề thái tươi 30g, hành tiêu dầu muối (cọng hành trắng giã nhuyễn), ướp mực với hành muối tiêu. Cho nước nấu canh.
Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau: Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến. Mực 1 con, đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.
Tư âm, bổ hư: Phụ nữ sinh con huyết hư máu kinh nhiều, mất máu nhiều nên ăn mực thì cực tốt (theo sách). Cá mực khô 1 con, đương quy 25g. Cho nước ninh nhừ. Chữa kinh ít, bế kinh.
Kinh ra trước kỳ, băng lậu: Cá mực khô 1 con, sinh địa hoàng 30g. Cho nước vào ninh nhừ để ăn.
Thông sữa: Cá mực khô 1 con, chân giò lợn 1 cái. Ninh nhừ để ăn. Ăn liền 3 ngày.
Bổ thận tráng dương: 3 con cá mực tươi làm sạch (bỏ mai, bỏ ruột…). Hạt sen 30g (ngâm mỡ bỏ tâm) giã nát, hoài sơn 300g, nấu chín, giã nhuyễn, tôm nõn 100g, chân giò hun khói 200g thái nhỏ. Tất cả (trừ mực) trộn đều với muối gia vị (vừa ăn) rồi nhồi vào khoang mực buộc lại. Xào 200g hành thái lát cho thơm, nêm gia vị chờ dùng.
Mực đã nhồi được rán, một lúc cho rượu xì dầu và lượng nước vừa phải. Cuối cùng cho hành đã xào và gia vị đảo đều là được, chia ra mấy lần ăn trong ngày.
Bổ khí huyết: Mực tươi 600g, tỏi băm 100g, tiêu đen giã dập nát 1 thìa con, nước tương nhạt 1 thìa con, đường 1 thìa con. Rau mùi xào vàng tỏi rồi cho mực vào. Sau đó cho gia vị đun cho mực trắng ra. Rắc mùi, ăn nóng.
Chú ý:
- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.
- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.
- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.
Theo SKDS
11 sự thực về ung thư cổ tử cung với sức khỏe
1. Hiện có hơn 100 chủng loại vi rút HPV, trong đó có khoảng 40 loại vi rút lây truyền qua đường tình dục. Số vi rút còn lại chủ yếu lây nhiễm qua da hay hệ thống hô hấp.
2. Có 15 virus HPV nguy hiểm mức độ cao đã được liên kết với bệnh ung thư cổ tử cung.
3. Các virus HPV lây qua tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục của một đối tác đã bị nhiễm bệnh.
5. Chỉ qua xét nghiệm HPV mới có thể phát hiện và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cho các XX.
6. Vắc-xin Gardasil giúp bảo vệ chống lại 4 vi rút HPV - "kẻ giấu mặt" gây 70 % bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc xin này cũng làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo và âm hộ cũng như mụn cóc vùng kín.
7. Bạn có thể bị nhiễm một dạng của các vi rút HPV sau khi XXX dù chỉ một lần.
8. Quan hệ tình dục không chung thủy, có nhiều hơn một đối tác tình dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
9. Những XX hút thuốc lá nhiều, hoặc những XX có chế độ dinh dưỡng kém, chế độ ăn uống không lành mạnh, không dùng những viên bổ sung đa sinh tố và thể dục vận động thường xuyên; những XX đã sử dụng thuốc tránh thai lâu dài....sẽ tăng gấp đôi khả năng nhiễm trùng dai dẳng hơn và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
10. Vivus HPV cũng gây ra mụn cóc, kể cả mụn cóc sinh dục, bệnh ung thư đầu và cổ; ung thư dương vật và hậu môn, ung thư da và bệnh hô hấp mà đánh dấu bởi sự tổn thương ở thanh quản, phổi hoặc khí quản.
11. Vivus HPV được biết tới là nguyên nhiên gây ung thư cổ tử cung ở nhiều XX. Nhưng nó cũng gây một số khó chịu cho XY khi bệnh phát triển thành các u nhú ở vùng sinh dục - nguyên nhân dẫn tới ung thư "cậu nhỏ" hay hậu môn ở XY. Vì vậy, các XY nên đi xét nghiệm y tế, bao gồm xét nghiệm máu để phát hiện HIV và những lây nhiễm khác; sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi XXX...
Ung thư cổ tử cung - căn bệnh phụ nữ luôn phải cảnh giác Hàng năm có khoảng 200.000 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung (UTCTC) trên toàn thế giới do không được phát hiện sớm. Đây cũng là một loại ung thư phổ biến nhất ở các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, tại TP.HCM, tỉ lệ phát sinh ung thư hàng năm khoảng 16 trên 100.000 phụ nữ. UTCTC là bệnh ác...