Cá mú rớt giá hơn 50% vẫn tồn hàng trăm tấn
Mọi năm giá cá mú từ 280.000-350.000 đồng/kg thì nay đã giảm hơn 50% nhưng vẫn không bán được.
Nhiều hộ nuôi phải vay mượn để có tiền mua thức ăn, duy trì đàn cá chờ hết dịch.
Gần 10 tấn cá mú trong đìa của ông Nguyễn Văn Thịnh (ngụ xã Cam Hải Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã quá hạn thu hoạch hơn 2 tháng, nhưng gia đình vẫn chưa có mối nào để bán.
“Ngày nào cũng gọi điện, nhắn tin cho thương lái nhưng họ bảo chưa kiếm được mối thiêu thụ hàng. Hai tháng rồi, cá không bán được mà phải bỏ ra cả trăm triệu để mua thức ăn duy trì đàn cá”, ông Thịnh cho biết.
Tỉnh Khánh Hòa hiện có hàng trăm hộ nuôi cá mú chung cảnh ngộ như ông Thịnh.
Gia đình ông Nguyễn Trưng Vương (xã Cam Hải Đông) có khoảng 4 tấn cá mú bông đang nuôi trong đìa. Trong đó, số cá đang đến kỳ thu hoạch nhưng chưa bán được hơn 2 tấn.
“Giờ chỉ mong bán được một ít để lấy tiền duy trì số lượng cá còn lại trong đìa. Tiền dự trữ mua thức ăn đã hết, còn nợ lãi vay thì chưa biết khi nào trả được vì cá bán không ai mua”, ông Vương buồn bã nói.
Video đang HOT
Giá cá mú đang ở mức thấp nhất so với nhiều năm qua. Ảnh: A.B.
Theo các hộ nuôi cá mú, thời điểm này năm ngoái giá cá mú giao động 280.000-350.000/kg. Nay giá đã rớt hơn một nửa mà vẫn không ai thu mua.
Khảo sát cho thấy, giá bán tại đìa chỉ còn 100.000-160.000 đồng/kg tùy loại. “Nếu bán được người nuôi như tôi sẽ lỗ vốn, đó là chưa tính công chăm sóc mấy tháng trời”, ông Thịnh cho biết.
“Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là dịch Covid-19 nhanh được kiểm soát, các thị trường hết giãn cách xã hôi và hàng hóa lưu thông. Khi đó giá cá mú sẽ cải thiện, chúng tôi thoát cảnh bán tháo dù lỗ nặng như hiện nay”, ông Thịnh mong muốn.
Theo ông Võ Văn Toàn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, trên địa còn tồn khoảng 200 tấn cá mú các loại. “Địa phương đang tích cực phối hợp với các ngành của huyện, tỉnh để tìm kiếm đầu ra, hỗ trợ nông dân tiêu thụ cá mú”, ông Toàn cho biết.
Một số thương lái cho hay dù giá cá mú thương phẩm rớt giá mạnh, nhưng vì hàng không tiêu thụ được nên ngưng thu mua 2 tháng nay.
“Cá mú chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các thị trường này hiện giãn cách xã hội nên hàng hóa không thể lưu thông. Nếu vận chuyển hàng theo yêu cầu của những địa phương đó thì chi phí đội lên khiến thương lái chúng tôi không còn lãi nên không dám nhập hàng”, bà Hương, một thương lái cho biết.
Cũng theo các thương lái, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thì việc tiêu thụ trong tỉnh sẽ phần nào giảm được lượng cá tồn. Tuy nhiên, khó khăn lớn là việc đội chi phí do các yêu cầu an toàn về phòng chống dịch khiến họ không dám mạnh dạn nhập hàng đi bán.
“Nếu liên hệ siêu thị, cửa hàng bách hóa họ yêu cầu vận chuyển hàng tới nơi và phải có đầy đủ các giấy tờ về an toàn phòng chống dịch rất nghiêm nên cũng gặp khó trong khâu mua hàng, vận chuyển. Bán lẻ thì phải đăng lý với chính quyền địa phương, mà chưa chắc có khách hàng khi đang giãn cách xã hội như hiện nay”, bà Hương bày tỏ.
Lập điểm bán lẻ hỗ trợ nông dân
Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, địa phương đang tồn hơn 250 tấn cá mú thương phẩm, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Cam Lâm.
“Giá cá mú xuống thấp khiến người dân gặp khó khăn. Chúng tôi cũng nắm bắt được tình hình nhưng do dịch bệnh nên khó đưa ra các giải pháp hỗ trợ người nuôi. Hiện, sở đang kết hợp với các phòng kinh tếc của các địa phương để tiếp cận, giúp bà con tiếp thị sản phẩm bán ra thị trường trong tỉnh”, lãnh đạo Sở Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Nhiều điểm bán lẻ được thiết lập để hỗ trợ người nuôi cá mú. Ảnh: C. Định.
Theo UBND huyện Cam Lâm, địa phương đã thành lập 3 điểm bán cá mú nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Lãnh đạo huyện này cũng cho biết phương án mở điểm bán lẻ khả quan, nhưng số lượng tiêu thụ có hạn và chỉ là giải pháp tạm thời giúp ngời nuôi vượt qua khó khăn trước mắt.
“UBND huyện đã kiến nghị lên tỉnh việc quảng bá thương hiệu cá mú ra bên ngoài. Trước mắt là các thị trường lân cận như Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lắk. Lợi thế cá mú Khánh Hòa là giá rẻ, chất lượng tốt và tự tin thu hút được thị trường”, lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm nói và cho biết khi có thị trường, giá cả nhích lên thì thương lái có thể trực tiếp làm việc với người nông dân để thỏa thuận giá.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, để giúp đỡ nông dân, đơn vị này sẽ là đầu mối giới liên hệ, cung cấp thông tin các sản phẩm để các sở, ngành, đơn vị, địa phương giới thiệu, quảng bá hỗ trợ tiêu thụ thủy sản cho nông dân.
Khánh Hòa cho phép người dân tập thể dục ngoài trời
UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép một số dịch vụ như cắt tóc, thể thao ngoài trời được hoạt động trở lại.
Có hơn 800 thôn, tổ dân phố ở địa phương này đang ở trạng thái bình thường mới.
Chiều 23/9, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết từ 0h ngày 24/9, địa phương cho phép người dân ở "vùng xanh", "vùng vàng" của các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh và TP Nha Trang được tập thể dục ngoài trời, chơi quần vợt, chơi golf. Các dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, sửa chữa điện, nước, cửa hàng tạp hóa được hoạt động trở lại.
Người dân nhiều nơi ở Khánh Hòa được được tập thể dục ngoài trời, chơi quần vợt, chơi golf. Ảnh: An Bình.
Người đứng đầu UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép cửa hàng kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sửa chữa điện, cắt tóc, gội đầu, bán hàng tạp hóa ở "vùng xanh", "vùng vàng" được hoạt động trở lại nhưng phải đăng ký với chính quyền và tuân thủ quy định phòng chống dịch. Người dân ở các địa phương trên được đi chợ, siêu thị trong địa giới hành chính cấp huyện nhưng phải tuân thủ 5K.
Động thái trên được đưa ra sau khi địa phương này có 18 ngày không ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, đến chiều 23/9 có 7.236 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, chiếm hơn 91% số ca mắc Covid-19 trong đợt dịch mới.
Trong ngày 23/9, Khánh Hòa ghi nhận 23 ca nhiễm mới, trong đó có 4 trường hợp cách ly tại nhà, 5 ca ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư, số còn lại trong khu cách ly tập trung. Có 2/09 huyện, thị xã, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới là Khánh Sơn và Trường Sa.
Theo Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà, địa phương đã qua 18 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết đến nay tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản đã được kiểm soát. Hiện toàn tỉnh có 805 thôn, tổ dân phố bình thường mới "vùng xanh", 65 thôn, tổ dân phố "vùng vàng", 54 thôn, tổ dân phố "vùng cam" và 44 thôn, tổ dân phố "vùng đỏ".
Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã tiêm 801.164 liều vaccine cho người đủ 18 tuổi trở lên. Trong đó, tiêm mũi 1 là 753.303 đối tượng, mũi 2 là 82.123 người.
Ngày trở về của những người tha phương Covid-19 khiến Trường không thể bán vé số ở TP HCM, anh quyết định đi xe lăn về quê sau hai tháng "cố thủ" trong phòng trọ. Những ngày đầu tháng 5, Sài Gòn nóng dần lên, trên mặt báo, tivi, ra rả tin tức về đợt dịch mới sau lễ 30/4 và 1/5. Cả thành phố mới ghi nhận một ca dương...