Cá miền Trung chết hàng loạt lên báo nước ngoài
Hãng tin quốc tế AFP mới đăng tải một bài viết khá chi tiết về vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam.
Cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung (Ảnh: AFP)
Trong đó, bài báo viết: tập đoàn của Đài Loan Formosa đã bị nhiều phương tiện truyền thông Việt Nam cáo buộc xả nước thải công nghiệp ô nhiễm ra môi trường, việc này có thể đã gây ra cái chết hàng loạt bí ẩn của cá ven biển.
Hàng tấn cá chết, bao gồm cả những loài quý hiếm sống ở ngoài khơi xa và vùng nước sâu, đã dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam, gây chấn động dư luận và ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân.
Một số phương tiện truyền thông Việt Nam tập trung sự chú ý vào một đường ống dẫn nước thải dài 1,5km từ tập đoàn tỉ đô Formosa ở Hà Tĩnh ra biển.
Cá chết bất thường trôi dạt vào bờ biển xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Video đang HOT
Hãng tin cũng trích lời Giám đốc đối ngoại Formosa trả lời kênh VTC14:”Nhiều khi mình không được cả hai, mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một nhà máy thép hiện đại”.
Về việc này, chiều tối 25.4, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại của Công ty Formosa đã giải thích thêm: “Tôi trả lời là khi có khu tái định cư, thì người dân đã được chuyển ngành, chuyển nghề để không đánh bắt cá nữa…. Nhiều khi mình không được cả hai, mình phải lựa chọn”.
AFP dẫn thông tin báo chí trong nước cho biết, nhiều ngư dân địa phương đã khẳng định rằng trước kia, nguồn cá và tôm rất dồi dào, nhưng gần đây, lượng cá đã giảm mạnh. Hà Nội đã cử đoàn chuyên gia môi trường cho khu vực để điều tra vụ cá chết hàng loạt.
Giám đốc đối ngoại Formosa trả lời phỏng vấn VTC14
Các tỉnh miền Trung Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nghề đánh bắt thủy sản. Năm ngoái, Việt Nam đã thu được 6,6 tỉ USD từ xuất khẩu thủy sản, theo AFP. Các lãnh đạo Việt Nam cho biết sẽ xem xét việc yêu cầu hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để xác định chính xác nguyên nhân cá chết, và cam kết đưa người chịu trách nhiệm ra công lý.
“Sẽ không có ngoại lệ”, AFP kết thúc bằng tuyên bố của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được đăng trên website của chính phủ.
Theo Danviet
Báo nước ngoài viết về hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long
Hạn hán có thể là nguyên nhân sâu xa gây ra những bất ổn và xung đột trong khu vực các nước sông Mê Kông, báo Forbes viết.
Nông dân khoan giếng tìm nước ở Sóc Trăng
Trang Forbes ngày 20.4 đăng tải một bài viết về hạn hán ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nguy cơ hạn hán gây ra những bất ổn trong khu vực. Tác giả Brett Davis cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tác động của hạn hán, không chỉ với đời sống người dân, mà còn là vấn đề an ninh quốc gia, an ninh khu vực. Dưới đây là nội dung lược dịch bài viết:
Khu vực ĐBSCL và khu vực Tây Nguyên ở phía nam Việt Nam đang phải hứng chịu hạn hán khốc liệt. Mực nước thấp kỉ lục ở ĐBSCL đã khiến nước mặn xâm nhập sâu, phá hủy mùa màng và khiến nước sinh hoạt bị nhiễm mặn
Các tác động về con người và kinh tế đang ngày càng nghiêm trọng. Ước tính gần nửa triệu hộ gia đình thiếu nước uống và đang trải qua tình trạng thiếu lương thực. Thậm chí hạn hán có thể khiến tăng trưởng GDP dự kiến của năm nay giảm 1 điểm phần trăm ở Việt Nam.
Một cánh đồng lúa khô cằn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra: lượng mưa thiếu hụt do biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino, và vô số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Cửu Long khi Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cùng chung hệ thống sông Mê Kông trải dài.
Trong khi con người và kinh tế bị tác động rõ rệt bởi hạn hán, thì liệu cuộc khủng hoảng khí hậu này có làm gia tăng xung đột ở khu vực?
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và xung đột khu vực rất phức tạp. Chỉ riêng biến đổi khí hậu khó có thể tạo ra xung đột, thế nhưng khi kết hợp với các mối đe dọa an ninh khác vốn đã tồn tại từ trước, thì nó hoàn toàn có thể châm ngòi một cuộc xung đột giữa các quốc gia.
"Hạn hán có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia"
Trong bối cảnh hạn hán ở khu vực sông Mekong, những câu hỏi như: "Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người sống dựa vào canh tác nông nghiệp và đánh bắt cá như thế nào?", "Các đô thị lớn tiêu tốn bao nhiều năng lượng từ các đập thủy điện?" luôn được các nhà chức trách đặt ra.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng trình lên Quốc hội Mỹ vào tháng 7 năm ngoái nói rằng biến đổi khí hậu là một nguy cơ an ninh bởi "nó làm suy giảm điều kiện sống, an ninh con người và khả năng của chính phủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Các bộ ngành phải xem xét đầy đủ tác động của biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng, chuyển vùng khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan, và việc những điều này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như thế nào."
Trong một bài phát biểu của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington D.C vào tháng 11 năm ngoái, Giám đốc CIA John Brennan cho biết cơ quan này đã thấy biến đổi khí hậu như là một "nguyên nhân sâu xa" của xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo Danviet
Nghĩa trang siêu sang ở Việt Nam lên báo nước ngoài Mới đây, trang Daily Mail đã đăng tải hàng loạt ảnh chụp một nghĩa trang với những ngôi mộ rất tráng lệ ở Việt Nam với lời bình luận "một nghĩa trang kì lạ, đầy màu sắc và xa hoa". Một ngôi mộ "xa xỉ" ở làng An Bằng, Huế Tờ Daily Mail gọi nghĩa trang ở làng An Bằng, Huế là "thành...