Cà Mau: Vì sao ngư dân không được ra biển bắt con ruốc mà phải “cầu cứu” UBND tỉnh?
Ngày 23/6, ông Nguyễn Quốc Đoàn – Chủ tịch xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) xác nhận, 39 hộ ngư dân của xã này đã đến UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu được ra biển khai thác ruốc.
Theo đó, trong những ngày qua, trên vùng biển xã Khánh Bình Tây xuất hiện nhiều ruốc. Từ đó, 39 hộ dân (gồm 43 người dân) thuộc ấp Kinh Hòn và Kinh Hòn Bắc đã làm đơn và trực tiếp đến UBND tỉnh Cà Mau, Chi cục thủy sản yêu cầu được đăng ký, đăng kiểm và ra cửa biển hoạt động bắt thủy sản (đẩy ruốc).
Vì trước đó, bà con đưa phương tiện te (1 phương tiện đánh bắt thủy sản gần bờ của địa phương) ra cửa biển Đá Bạc (xã Khánh Bình Tây) để khai thác ruốc.
Tuy nhiên, Trạm kiểm soát Biên phòng Đá Bạc (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) không cho phương tiện ra biển với lý do các phương tiện này chưa được đăng ký, đăng kiểm hoặc một số phương tiện hết hạn đăng ký, đăng kiểm.
Video đang HOT
Khai thác ruốc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều ngư dân. Ảnh minh họa.
Ngay sau đó, UBND xã Khánh Bình Tây tổ chức họp các hộ dân lại để giải thích cho người dân hiểu và nắm thông tin. Tại cuộc họp, UBND xã Khánh Bình Tây và Trạm kiểm soát biên phòng Đá Bạc thu thập thông tin về tình trạng hoạt động của phương tiện đánh bắt thủy sản của người dân.
Theo đó, hầu hết các phương tiện đều hoạt động nghề te (khai thác ruốc, khai thác cá cơm, khai thác gần bờ,…) chưa được đăng ký, đăng kiểm; có một số phương tiện trước đây có đăng ký đăng kiểm nhưng sau đó chủ phương tiện đã tự cơi nới, cải hoán nên không đổi giấy lại được.
Tại cuộc họp, nhiều bà con ngư dân rất bức xúc vì hiện đang vào mùa khai thác ruốc, đây là ngành nghề chính 39 hộ dân để nuôi sống gia đình. Nhất là hoàn cảnh khó khăn của người dân nơi đây sau đại dịch Covid-19.
Từ đó, ngư dân đề xuất các ngành chức năng tạo điều kiện cho phương tiện ra hoạt động để giải quyết khó khăn; đồng thời về lâu dài tạo điều kiện để tất cả các phương tiện này được đăng ký đăng kiểm.
Trong khi đó, theo UBND xã Khánh Bình Tây, các phương tiện đánh bắt này của ngư dân chưa được đăng ký, đăng kiểm.
Vì phương tiện không đủ điều kiện để đăng ký đăng kiểm. Đối với các phương tiện có chiều dài từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mới được đăng ký đăng kiểm; ngành nghề đánh bắt của các phương tiện này không thuộc ngành nghề được đăng ký đăng kiểm.
Liên quan vụ việc, được biết, hiện Sở NNPTNT đang trình UBND tỉnh xin ý kiến, nhằm nhanh chóng để bà con được ra biển khác ruốc. Thông thường, mùa ruốc kéo dài đến hết tháng 6 âm lịch.
Cà Mau: Tuyến đường về Đá Bạc lại bị sụp lún nghiêm trọng
Chiều 22-5, ông Trần Thanh Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết, tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc lại xảy ra sụp lún nghiêm trọng.
Hiện trường vụ sụp lún
Theo đó, vụ sụp lún vào khoảng 6 giờ cùng ngày, tại khu vực cách cầu Nông trường khoảng 1,7km (về hướng cầu Cơi Năm). Khu vực sụp lún có chiều dài khoảng 50m, chiều sâu sụp lún ở vị trí sâu nhất tới 3m.
Theo thống kê, đây là vụ sụp lún thứ mười kể từ cuối tháng 2-2020 đến nay, tổng chiều dài sụp lún hơn 400m.
Ngay khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương cử lực lượng xuống hiện trường, thực hiện rào chắn khu vực sụp lún, cắm biển cảnh báo và thực hiện điều tiết giao thông.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, từ đầu mùa khô đến nay, toàn tỉnh xảy ra hơn 1.160 vụ sụp lún, làm hư hỏng các công trình giao thông vùng ngọt hóa, tổng chiều dài lộ hư hỏng là hơn 25km.
Cà Mau: Sụt lún hơn 30 m đường, tuyến giao thông nông thôn bị cắt đứt Hơn 30 m đường giao thông nông thôn ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) bất ngờ bị sụt lún khiến giao thông bị chia cắt. Căn nhà của hộ dân bị đe dọa do sụt lún. Chiều 18/3, Văn phòng UBND huyện Trần Văn Thời đã có báo cáo về việc sụt lún đường giao thông xảy ra...