Cà Mau và những mục tiêu hoành tráng về con tôm
Với điều kiện tự nhiên nhiều lợi thế, Cà Mau luôn là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và kim ngạch xuất khẩu tôm. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm, sản lượng tôm của tỉnh giảm đến 2,6%, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu đến đầu tháng 4.2017 chỉ đạt 167,12 triệu USD, giảm 9,3% so cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chia sẻ với PV về một số giải pháp trong phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành tôm tỉnh Cà Mau hiện nay?
- Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau trên 530.000ha, đặc thù 3 phía giáp biển, với chiều dài bơ biển trên 254km; có hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài trên 10.000km, có 87 cửa sông thông ra biển. Tỉnh Cà Mau có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm nước lợ.
Nông dân huyện Ngọc Hiển thu hoạch tôm sinh thái dưới tán rừng (Ảnh: Chúc Ly)
Diện tích tôm nước lợ của tỉnh gần 280.00ha, chiếm khoảng 40% diện tích nuôi tôm của cả nước. Cà Mau phát triển nhiều loại hình nuôi tôm, trong đó có 175ha nuôi siêu thâm canh (ứng dụng công nghệ cao); gần 10.000ha nuôi thâm canh; khoảng 95.000ha nuôi quảng canh cải tiến (QCCT); trên 173.000ha nuôi QC truyền thống (trong đó có tôm – rừng, tôm – lúa).
Sản lượng tôm nuôi năm 2016 của tỉnh đạt trên 145.000 tấn, chiếm 23% sản lượng tôm nuôi của cả nước và chiếm khoảng 32% của vùng ĐBSCL. Hiện nay, tỉnh có 34 nhà máy chế biến, với tổng công suất 150.000 tấn thành phấm/năm. Năm 2016, mặc dù chịu những tác động bất lợi của thị trường, giá cả nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh vẫn đạt gần 1 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước; giải quyết việc làm cho trên 300.000 người.
Mặc dù nhiều năm qua, tỉnh luôn duy trì được vị trí số 1 trong cả nước cả về diện tích cũng như kim ngạch xuất khẩu, song nghề nuôi tôm của tỉnh vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn. Đâu là nhưng khó khăn lơn nhất, thưa ông?
- Nghề nuôi tôm của tỉnh Cà Mau phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào thời tiết và điều kiện tự nhiên, chưa có các giải pháp ứng phó hữu hiệu để giảm thiểu những tác động bất lợi do thiên tai gây ra, nhất là tình trạng hạn hán, triều cường, sạt lở đất đã và đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thực trạng sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, diện,… chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất do ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tôm nuôi chưa được kiểm soat triệt để; công tác quản lý chất lượng, giá cả con giống, thức ăn, vật tư phục vụ cho tôm nuôi thiếu chặt chẽ; liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất ngành hàng tôm chưa phổ biến.
Ngoài ra, mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, hầu hết nông dân không đủ khả năng thực hiện nhưng việc tiếp cận vốn vay ngân hàng rất hạn chế. Đó là những khó khăn cơ bản nhất của ngành tôm tỉnh Cà Mau hiện nay.
Đươc biêt tỉnh đang hoàn thiện đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030″. Ông co thê cho biêt vai net vê đê an nay?
- Theo mục tiêu của đề án, đến năm 2020, sản lượng tôm nuôi 265.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD; đến năm 2025 sản lượng tôm nuôi 320.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD; định hướng đên năm 2030 sản lượng tôm nuôi 400.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD.
Để đạt mục tiêu này, đề án chọn khâu đột phá là phát triển mạnh diện tích và nâng cao năng suất tôm QCCT, diện tích nuôi siêu thâm canh. Như vậy, với kế hoạch nêu trên, đến năm 2030 diện tích nuôi tôm quảng canh của tỉnh từ 173.000ha giảm còn khoảng 20.000ha. Nâng dần năng suất bình quân tôm nuôi của tỉnh, bình quân hiện nay là 0,52 tấn/ha, tăng lên 0,94 tấn/ha năm 2020; 1,14 tấn/ha năm 2025 và 1,43 tấn/ha năm 2030.
Nhưng muc tiêu, con sô đê ra rât lơn. Vây theo ông, đâu la giải pháp đê đat đươc muc tiêu đo?
- Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện dề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo ca chiều rộng lẫn chiều sâu, xác định được ngành hàng chủ lực để có kế hoạch tập trung đầu tư phát triển; ưu tiên đẩy mạnh phát triển nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh ở các vùng nuôi có điều kiện thuận lợi, đã được đầu tư cơ bản về thủy lợi, giao thông, điện…
Cà Mau hướng tới nuôi tôm thân thiện với môi trường để nâng cao tính bền vững (Ảnh: Chúc Ly)
Từng bước giảm diện tích nuôi QC, chuyển sang nuôi QCCT, áp dụng các quy trình nuôi tôm thân thiện với môi trường để tăng năng suất, chất lượng và phát triển bền vững; tập trung đầu tư cơ sở, vật chất kỹ thuật hạ tầng, đáp ứng như cầu phát triển sản xuất; thí điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất, hợp tác, liên kết đầu tư phát triển nuôi tôm; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng đầu vào (giống, thức ăn…); xây dựng, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất ngành hàng tôm, gắn với việc chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng và xây dựng thương hiệu tôm Cà Mau.
Về phía nông dân, lam thê nao để nâng cao nhận thức và ý thức sản xuất của họ nhằm hướng đến hướng sản xuất bền vững?
- UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng hợp tác chặt chẽ với cộng đồng những người nuôi tôm; liên kết sản xuất thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất; liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ dầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua mô hình liên kết chuỗi gia trị.
Tiếp tục tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất bằng các hình thức phù hợp, kết hợp cả lý thuyết và có mô hình thực hành để người dân dễ nắm bắt và vận dụng vào thực tiễn. Hướng dẫn người dân chuyển dần từ hình thức nuôi QC sang nuôi QCCT để nâng cao năng suất; đối với các loại hình nuôi thâm canh nhưng không đảm bảo điều kiện thi hướng dẫn người dân chuyển sang nuôi bán thâm canh hoặc QCCT để giảm bớt rủi ro và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải trưc tiêp ra môi trường khi thực hiện việc sên vét, cải tạo ao đầm nuôi thủy sản hoặc khi tôm bị bệnh, bị chết…
Xin cảm ơn ông.
Theo Danviet
Bí quyết luân canh tôm - cua bất bại, thu tiền tỷ mỗi năm
"Thất bại không phải là vấn đề, quan trọng nhất là biết mình thất bại ở đâu. Trong nuôi tôm công nghiệp, ai thành công đều phải nếm trải nhiều lần thất bại mới rút ra được kinh nghiệm xương máu cho mình" - ông Trần Quang Hiên, ngụ ấp 5, xã Tân Thành, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) bộc bạch.
Quyết theo nghiệp nuôi tôm
Ông Trần Quang Hiên đang thu hoạch cua. Ảnh: Chúc Ly
Ông Trần Quang Hiên là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền; được nhận bằng khen của UBND tỉnh năm 2014, 2015. Kinh tế khá giả, 5 người con của ông đều học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định.
Ông Hiên nhớ lại: "Khoảng năm 1994 khi nước mặn vào, tôi bắt đầu nuôi tôm quảng canh với 0,6 ha, nhờ tích lũy mà mua thêm đất mở rộng diện tích, tôi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến. Việc nuôi tôm theo hình thức này đang ổn định thì phong trào nuôi tôm càng ngày càng phát triển, môi trường nước bị ảnh hưởng lớn, không quản lý nổi. Chính vì vậy tôi quyết định chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để quản lý tốt nguồn nước...".
Bắt tay vào nuôi vụ đầu tiên khoảng năm 2011, gặp ngay lúc nước có độ mặn cao, 3 ao tôm nhà ông Hiên chết rất nhiều, thiệt hại gần 30 triệu đồng. Một tháng sau ông tiếp tục thả nuôi, nhưng tôm vẫn chết, lại lỗ thêm 40 triệu đồng. Thấy tình hình không ổn, ông Hiên quyết định ngưng nuôi tôm, mua 4.000 con cua thả vào 3 ao nuôi. Không ngờ thắng lớn, năm đó ông Hiên lãi ròng khoảng 250 triệu đồng.
Có được đồng vốn từ việc trúng cua vụ đó, ông Hiên lại tiếp tục mua giống tôm về thả 2 ao, không may hỏng mất 1 ao. Từ đây, ông quyết tìm ra nguyên nhân bị thiệt hại, mày mò học hỏi, đi khắp nơi để xem những mô hình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả. "Sau 4 lần thất bại tôi mới biết rằng nguyên nhân chính là do mình cứ thả nuôi liên tiếp mà không quan tâm nhiều đến con giống và môi trường nước. Đồng thời việc nuôi cua ở lần trước đã giúp tôi rút ra bài học là mình chỉ nên nuôi 1 vụ tôm trong năm, thời gian còn lại thả nuôi cua luân canh. Từ đó đến nay tôi đều áp dụng theo phương pháp này và chưa thất bại vụ nào" - ông Hiện chia sẻ.
Thu tiền tỷ mỗi năm
Nhờ chuyển đổi đối tượng nuôi, vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2015, ông Hiên thu về 1,8 tỷ đồng, lãi gần 1,2 tỷ đồng. Điểm đặc biệt là ông không bán tôm ướp đá cho thương lái mà thu tỉa, bán tôm sống cho các công ty đặt hàng nên giá bán cao hơn.
Với kinh nghiệm của mình, ông Hiên cho rằng: "Trong nuôi tôm công nghiệp quan trọng nhất vẫn là môi trường nước. Tôi rất ít khi xài đến kháng sinh, chủ yếu xài vi sinh để phòng ngừa trước, đồng thời thả cá rô phi vào ao nuôi để làm sạch nước... Tôm khi xuất bán chất lượng hơn, mẫu mã đẹp, bán được giá cao hơn".
Ông Hiên còn thả chiết tôm ra từng ao khác nhau ở từng độ tuổi giúp tôm phát triển nhanh hơn. Vụ tôm bắt đầu từ khoảng tháng 8 âm lịch, đến tháng 2 thu hoạch là thời điểm giá tôm thường cao. Sau khi thu hoạch tôm thì cải tạo ao và thả cua, cứ luân chuyển như vậy. Từ việc nuôi cua, mỗi năm gia đình ông lãi từ 50-60 triệu đồng.
"Đối với tôm, tôi không bao giờ thả cùng lúc 4 ao mà chỉ thả tôm giống 1 ao với mật độ khá dày. Sau đó, khi tôm được 30-40 ngày tuổi thì bắt đầu chuyển 1 phần tôm sang ao thứ 2, sau đó tiếp tục chuyển thêm 2 lần nữa. Từ ao thứ 2, 3, 4 thì mỗi ao đảm bảo mật độ 15-20 con/m2, như vậy tôm rất mau lớn, rất ít bệnh" - ông Hiên thổ lộ.
Không dừng lại ở đó, khi việc nuôi tôm công nghiệp luân canh cua đã ổn định, ông Hiên lại bắt tay vào kinh doanh tôm giống. Hiện mỗi năm doanh thu từ việc kinh doanh tôm giống lên đến gần 3 tỷ đồng, thu lãi hơn 250 triệu đồng/năm.
Theo Danviet
Gian nan chuyện nuôi tôm xuất khẩu Trong khi các nhà xuất khẩu dự báo nhu cầu nhập khẩu trong năm nay tăng không nhiều và giá tôm thành phẩm phổ biến trong các giao dịch thành công chỉ ở mức 100.000 đồng/kg, thì giá trong nước đã trên 130.000 đồng/kg. Liệu giá tôm cỡ 70 con/kg sẽ lùi về mức 100.000 đồng/kg, thậm chí 70.000 -75.000 đồng/kg? Không người...