Cà Mau trả 2 xe Lexus: Chính phủ chỉ đạo đúng tinh thần phòng chống tham nhũng!
Liên quan đến việc tỉnh Cà Mau trả lại 2 xe ô tô Lexus cho doanh nghiệp, trao đổi với PV Dân trí, Luật sư Hồ Nguyên Lễ nêu quan điểm: “Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong trường hợp này là đúng và kịp thời, phù hợp trong việc phòng chống tham nhũng”.
Sau khi tỉnh Cà Mau trả lại 2 xe ô tô Lexus cho doanh nghiệp, sáng ngày 4/3, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với Luật sư Hồ Nguyên Lễ – Trưởng Văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa (Đoàn Luật sư TPHCM) về vụ việc này.
Theo Luật sư Hồ Nguyên Lễ, tỉnh Cà Mau không phải là địa phương duy nhất đã nhận quà tặng từ doanh nghiệp là xe sang có giá trị hàng tỷ đồng. Sự việc nhận quà giá trị lớn như vậy nhưng mục đích sử dụng chưa đúng khiến dư luận chưa đồng tình. Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc chỉ đạo các cơ quan chức năng như: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ rà soát việc các tỉnh đã nhận quà tặng là xe sang của doanh nghiệp có đúng quy định không? Nếu vi phạm, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng để xử lý.
Luật sư Lễ cho rằng, việc một doanh nghiệp tặng xe sang có giá trị lớn hàng tỷ đồng cho cơ quan Nhà nước thì cần phải làm rõ xem đằng sau đó có lợi ích gì không? Có phải chính quyền địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn, thiếu hụt phương tiện nghiêm trọng trong sử dụng xe phục vụ công tác? Doanh nghiệp tặng xe có hoạt động kinh doanh gì trên địa bàn tỉnh, lời lỗ ra sao, có hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước đúng pháp luật không? Có đảm bảo đầy đủ lợi ích chính đáng cho người lao động của doanh nghiệp không? Bên tặng quà lẫn bên nhận quà đều cần minh bạch quà tặng và mục đích sử dụng quà tặng đúng pháp luật và nên công khai trước dư luận.
“Nếu xét thấy việc doanh nghiệp tặng xe chưa đúng mục đích sử dụng thì chính quyền nên chủ động không nhận, trả lại quà tặng cho doanh nghiệp. Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp này là đúng và kịp thời, phù hợp trong việc phòng chống tham nhũng”, Luật sư Lễ nêu quan điểm.
Cà Mau đã trả lại 2 xe ô tô cho doanh nghiệp tặng sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Luật sư Hồ Nguyên Lễ, trong vụ việc này, tỉnh Cà Mau đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề báo chí phản ánh việc doanh nghiệp tặng xe cho tỉnh. Trong đó, tỉnh khẳng định việc nhận xe do doanh nghiệp tặng sử dụng vào việc chung, đúng mục đích, được thực hiện đúng quy định trình tự, thủ tục với quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức được ban hành theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg.
Thực tế, khi doanh nghiệp tặng xe cho tỉnh Cà Mau vào tháng 3/2016, nhưng sau đó doanh nghiệp lại có văn bản xin ứng tiền cho việc sửa chữa nhà máy rác của doanh nghiệp đang quản lý vì gặp khó khăn. “Trong khi doanh nghiệp đang khó khăn kinh phí nhưng trước đó vẫn tặng 2 chiếc xe sang cho tỉnh hơn 6 tỷ đồng, vậy liệu UBND tỉnh nhận quà tặng của doanh nghiệp khi đang gặp nhiều khó khăn như thế có phù hợp không”, Luật sư Lễ nêu vấn đề.
Theo Luật sư Lễ, sau khi nhận quà, tỉnh Cà Mau đã duyệt tạm ứng ngân sách Nhà nước cho doanh nghiệp 25 tỷ đồng để hoạt động, nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của người dân, dư luận bởi pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi. Do đó, việc UBND tỉnh Cà Mau trả lại quà cho doanh nghiệp để tránh sự nghi ngờ của người dân là đúng.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Cà Mau khẳng định cá nhân hoặc lãnh đạo tỉnh không sử dụng 2 chiếc xe do doanh nghiệp tặng để đi làm việc hàng ngày, mà chủ yếu dùng vào việc đi kiểm tra phòng chống lụt bão, cháy rừng, đê điều hoặc thỉnh thoảng có đoàn công tác của Trung ương về thì sử dụng xe này để đưa đón… Theo Luật sư Lễ, việc sử dụng 2 xe có giá trị hơn 6 tỷ đồng vào các mục đích đó cũng gây lãng phí. Nếu sử dụng tài sản không đúng mục đích thì nên hoàn trả lại cho người tặng.
Video đang HOT
Trước đó, tỉnh Cà Mau đã có báo cáo Thủ tướng, khẳng định việc nhận xe ô tô là đúng quy định.
Như Dân trí đã đưa tin, vào tháng 3/2016, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý đã tặng 2 xe ô tô Lexus GX460 trị giá hơn 6 tỷ đồng tỉnh Cà Mau. Trong đó, một chiếc dành cho Văn phòng Tỉnh ủy và một chiếc cho Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau sử dụng.
Theo Công ty Công Lý, việc tặng 2 xe ô tô cho tỉnh Cà Mau với mục đích để tỉnh này dùng chung trong những trường hợp khẩn cấp như kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống đê điều, hạn hán, cháy rừng,…
Vụ việc trên đã gây xôn xao dư luận khi có thông tin cho rằng, Công ty Công Lý tặng xe ô tô, để rồi sau đó được ứng số tiền 25 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh Cà Mau để sửa chữa, bảo trì máy móc Nhà máy xử lý rác.
Ông Đoàn Quốc Khởi- Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, khẳng định, việc tỉnh này tiếp nhận 2 xe ô tô mà doanh nghiệp tặng và cho ứng tiền là đúng quy định. Đồng thời, ông Khởi cũng cho rằng, việc tiếp nhận xe và cho ứng tiền là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và tỉnh Cà Mau đã trả lại 2 chiếc xe ô tô Lexus cho Công ty Công Lý trong ngày 3/3.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
TPHCM: Tăng cường chống tham nhũng trong quy hoạch, xây dựng
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị TPHCM nghiên cứu, xác định trọng tâm phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình địa phương. Ông gợi ý TPHCM chú ý phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực nhà đất, quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng.
Chiều 28/2, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Tham dự hội nghị có Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc.
Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2016
Tại hội nghị, Phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy TPHCM Võ Văn Quận cho biết, trong năm 2016, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác tổ chức kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức đi vào nề nếp.
Tuy nhiên, theo ông Quận, công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số cấp ủy cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Lãnh đạo cấp ủy, người đứng đầu một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt trong thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tốt, còn biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà, vô cảm trong giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp.
Ông Quận đánh giá kết quả phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng vẫn phức tạp và nghiêm trọng; các hành vi tham nhũng tiềm ẩn, có tổ chức chặt chẽ khó phát hiện, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành...
Theo Phó Ban Nội chính Thành ủy, một số lĩnh vực như quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, công tác bồi thường, tái định cư để thu hồi đất, cho vay tín dụng xảy ra nhiều hành vi tham nhũng nghiêm trọng, tiền, tài sản thất thoát, thiệt hại lớn chưa được ngăn chặn hiệu quả.
Nhân dân, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả cải cách hành chính trên một số lĩnh vực như nhà đất, quy hoạch, xây dựng dự án đầu tư. Việc công khai, minh bạch về quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất; thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục các dự án đầu tư cho công dân, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí của TPHCM trong năm qua, đặc biệt là tập trung điều tra, xử lý các vụ án lớn.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị TPHCM cần thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả Kết luận số 10 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ông Trạc đề nghị TPHCM nghiên cứu, xác định trọng tâm phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình địa phương. Trong đó, TPHCM cần tập trung phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực nhà đất, quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, thành phố cần chú ý đến các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như thuế, hải quan, cổ phần hóa doanh nghiệp; dịch vụ công và chính sách xã hội; quản lý, sử dụng vốn ODA; các cơ quan phòng chống tham nhũng như thanh tra, kiểm toán.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đề nghị TPHCM đẩy mạnh hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Thành phố cần truy tố, xét xử nghiêm các vụ án nổi cộm.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng
Phát biểu kết luận, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng nhấn mạnh rằng, Ban Thường vụ Thành ủy luôn quan tâm chỉ đạo và xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Thành ủy chú trọng cả phòng, chống tham nhũng, lãng phí với tinh thần kiên quyết, kiên trì, sớm khắc phục hạn chế, yếu kém và tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này.
Để nâng cao kết quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ông Đinh La Thăng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền cần tập trung thực hiện 7 vấn đề trọng tâm. Vấn đề đầu tiên là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý Nhà nước ở các cấp. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện kiên trì các nhóm giải pháp phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp ủy; nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên...
Trong năm 2016, thủ trưởng các đơn vị trong Công an TP phát hiện 12 cán bộ, chiến sỹ sai phạm. Trong đó, xử lý khiển trách 7 trường hợp, cảnh cáo 4 trường hợp và giáng cấp 1 trường hợp.
Thanh tra TP đã phát hiện 35 vụ (với 48 đối tượng) có dấu hiệu tham nhũng. Trong đó, chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 8 vụ tham nhũng có dấu hiệu tội phạm.
Điển hình là Thanh tra quận Tân Phú đã phát hiện sai phạm tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận. Ông Thi Danh - Trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú có hành vi tham ô số tiền 54 tỷ đồng.
Thanh tra quận 2 phát hiện bà Nguyễn Ngọc Mai Phương - Kế toán trưởng Trường Trung học cơ sở Giồng Ông Tố, có hành vi tham ô số tiền 7 tỷ đồng. Sự việc đã được chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.
Thanh tra quận Gò Vấp phát hiện ông Võ Thanh Tùng - Kế toán trưởng trường Tiểu học Lam Sơn có hành vi cố ý làm trái quy định trong quản lý tài chính để rút tiền ngân sách tiêu xài cá nhân với số tiền 2,2 tỷ đồng. Đến ngày 2/6/2016, ông Tùng đã khắc phục 500 triệu đồng. Sự việc được chuyển cơ quan cảnh sát điều tra xem xét khởi tố.
Về việc cán bộ cảnh sát PCCC quận Bình Tân vòi vĩnh làm dịch vụ, một người bị giáng cấp bậc hàm từ trung úy xuống thiếu úy, trường hợp còn lại khiển trách, bố trí công tác khác. Xử lý liên đới trách nhiệm, hạ một bậc thi đua đối với lãnh đạo phòng, đội 3 trường hợp.
Việc thu hồi tài sản cho Nhà nước trong các vụ án tham nhũng, trong năm 2016 đã thu hồi 11 tỷ đồng và kê biên 4 căn nhà làm căn cứ đảm bảo thi hành án.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM chuyển vị trí công tác hơn 1.500 người UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016 gửi các cơ quan trung ương và TP. Theo đó, năm 2016 có 37 quận huyện, sở ngành báo cáo thực hiện chuyển đổi vị trí công tác 1.573 trường hợp cán bộ, công chức chức danh tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội, kế...