Cà Mau: Tỉnh thu hồi đất để làm đường, xã lại mang… cho thuê
Những ngày qua, người dân địa phương xôn xao trước thông tin UBND xã Nguyễn Việt Khái ( huyện Phú Tân, Cà Mau) bị ‘tố’ lấy đất tỉnh thu hồi làm đường mang đi cho thuê.
Phần đất tỉnh thu hồi, xã mang cho thuê Ảnh: CTV
Người đưa thông tin “tố” UBND xã Nguyễn Việt Khái lên mạng xã hội là ông Trần Văn Thống (ngụ ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái).
Ngay sau đó, Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cà Mau có văn bản đề nghị UBND H.Phú Tân xác minh thông tin về việc lấy đất tỉnh thu hồi làm đường mang đi cho thuê này.
Theo báo cáo của UBND H.Phú Tân, ông Thống phản ánh có 3 vấn đề. Cụ thể: Ông Thống phản ánh UBND xã Nguyễn Việt Khái cho 3 hộ dân thuê đất trên phần đất đã được nhà nước thu hồi (phần đất gần trụ sở UBND xã Nguyễn Việt Khái cũ); Năm 2015, UBND xã Nguyễn Việt Khái xây dựng 7 căn nhà cho dân thuê với giá cao nhất là 80 triệu đồng, thấp nhất là 70 triệu đồng/năm.
Đối với vấn đề này, UBND H.Phú Tân xác định ông Thống phản ánh đúng. Đồng thời thừa nhận việc UBND xã Nguyễn Việt Khái xây dựng 7 căn nhà cho dân thuê trên phần đất đã được nhà nước thu hồi để xây dựng đường ô tô về trung tâm xã là trái với quy định pháp luật.
Video đang HOT
Ngoài ra, thêm một phản ánh của ông Thống được UBND xã Phú Tân xác định đúng đó là việc nhiều hộ dân cất nhà ở và được cấp quyền sử dụng đất tên phần đất vào năm 1994 Lâm ngư trường Sào Lưới giao cho UBND xã Nguyễn Việt Khái quản lý.
Tiếp đó, ông Thống phản ánh việc đất trường học (do ghép trường) do UBND Nguyễn Việt Khái quản lý nhưng lại cho ông Lý Minh Trí thuê 148 m2 (thời gian thuê 5 năm - PV) được UBND H.Phú Tân xác định là sai.
Chiều 9.3, trao đổi với PV qua điện thoại, ông Võ Trường Giang, Chủ tịch H.Phú Tân cho biết: “Những phản ánh của ông Thống có đúng, có sai nên chúng tôi đã cho rà soát lại và tiếp tục chỉ đạo xã Nguyễn Việt Khái khắc phục sai sót trong việc lấy đất tỉnh thu hồi của dân làm đường mang cho thuê”.
Theo thanhnien.vn
Vùng đất dân đổi đời nhờ nuôi tôm sú to, cua bự ở Cà Mau
Để tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, đến nay toàn huyện Phú Tân (Cà Mau) có trên 7.300 hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm, cua, sò, cá kết hợp, với diện tích trên 13.000ha.
Những năm gần đây, huyện Phú Tân (Cà Mau) chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những mô hình sản xuất mới theo hướng chú trọng năng suất và hiệu quả kinh tế, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, tiềm năng đất đai được phát huy với thế mạnh nuôi trồng thủy sản, đời sống người dân có chuyển biến tích cực.
Hộ ông Phạm Văn Trung ở ấp Tân Quảng Tây, xã Nguyễn Việt Khái (bìa phải) lợi nhuận trên 120 triệu đồng/ha/vụ từ nuôi tôm quảng canh hai giai đoạn.
Toàn huyện hiện có hơn 39.000ha nuôi trồng thủy sản; trong đó có 477ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh, với 434 hộ nuôi, năng suất từ 20 - 40 tấn/ha. Điển hình như hộ ông Lữ Hiền (ấp Đất Sét, xã Phú Thuận), ông Nguyễn Văn Dự (ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây), ông Trần Văn Tuấn (ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo), ông Trần Tấn Nhã (ấp Đất Sét, xã Phú Thuận), lợi nhuận gần 500 triệu đồng/vụ.
Huyện có hơn 1.700ha ao, đầm nuôi tôm công nghiệp thâm canh, với gần 2.700 hộ nuôi, năng suất từ 6 - 8 tấn/ha. Điển hình như hộ ông Trần Quốc Đảm (ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây), ông Nguyễn Trường Giang (ấp Lê Năm, xã Rạch Chèo)... lợi nhuận mỗi vụ hơn 300 triệu đồng.
Đây là loại hình nuôi phù hợp với điều kiện của nhiều nông dân trong huyện hiện nay, do không đòi hỏi cao về kỹ thuật, vốn, đồng thời cho hiệu quả kinh tế khá và ổn định. Các hộ nuôi thành công có hộ ông Lương Chí Linh (ấp Tân Phú Thành, xã Tân Hưng Tây), ông Lê Ngọc Giao (ấp Đất Sét, xã Phú Thuận), lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/vụ.
Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến hai giai đoạn cũng được nhiều hộ dân thực hiện thành công. Tính đến nay có hơn 6.600 hộ thực hiện, với diện tích hơn 7.800ha, năng suất bình quân mỗi vụ đạt 600kg/ha, cá biệt có hộ đạt 1.000kg/ha.
Sau khi thu hoạch, trừ chi phí, lợi nhuận trên 120 triệu đồng/ha/vụ. Tiêu biểu như hộ ông Lê Quốc Khải (ấp Thứ Vải, xã Tân Hưng Tây), hộ ông Phạm Văn Trung (ấp Tân Quảng Tây, xã Nguyễn Việt Khái). Hình thức nuôi này hiện đang được nhiều nông dân chú trọng thực hiện.
Mô hình nuôi đa con: Tôm, cua, cá của ông Hồng Văn Lâu (ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân) cho lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/năm.
Để tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, đến nay toàn huyện có trên 7.300 hộ dân thực hiện mô hình nuôi tôm, cua, sò, cá kết hợp, với diện tích trên 13.000ha. Điển hình như hộ ông Nguyễn Mai Hằng (ấp Má Tám, xã Việt Thắng), hộ ông Ngô Văn Tiền (ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái), hộ ông Hồng Văn Lâu (ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân)... sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mỗi năm trên 200 triệu đồng.
Các mô hình này được xem là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, giúp bà con tăng thu nhập, đa dạng hình thức sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Ông Trần Minh Huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện: "Để tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả, huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân. Trong đó tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế và khả năng tiêu thụ sản phẩm gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng thời, trong việc nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả".
Theo A.P (Báo ảnh Đất Mũi)
Bà lão miền Tây bỏ tiền túi làm đường BOT cho dân đi Bà Trương Thị Yến (66 tuổi, ở huyện Phú Tân, Cà Mau) bỏ tiền làm đường bê tông trên đất của gia đình cho bà con đi, thu phí vài chục nghìn đồng mỗi ngày. Người dân ở ấp Cái Đôi Nhỏ A, xã Nguyễn Việt Khái nhiều năm nay quen gọi bà Trương Thị Yến bằng bà "Hai BOT". Họ dùng từ...