Cà Mau: Tiệm vàng Hoàng Khiêm (Đầm Dơi) từng xuất bán 20 tấn vàng vẫn chưa nộp thuế gần 60 tỉ đồng
Tiệm vàng Hoàng Khiêm ở H.Đầm Dơi ( Cà Mau) trong 3 năm xuất bán gần 20 tấn vàng trị giá 20.000 tỉ đồng nhưng 9 năm chưa nộp gần 60 tỉ đồng tiền thuế.
Liên quan doanh số khủng của DNTN Hoàng Khiêm ( tiệm vàng Hoàng Khiêm – TT.Đầm Dơi, H.Đầm Dơi, Cà Mau) do ông Nguyễn Bỉnh Khiêm (44 tuổi), theo tài liệu PV Thanh Niên có được, doanh thu của tiệm vàng này cao gấp gần 900 lần doanh thu thuế khoán.
Tiệm vàng Hoàng Khiêm nằm ở chợ TT.Đầm Dơi. Ảnh GIA BÁCH
Ngày 2.12, trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên, ông Hoàng Thiên Đình, Chi cục phó Chi cục Thuế khu vực 2 (ghép từ Chi cục Thuế TP.Cà Mau và Chi cục Thuế H.Đầm Dơi) xác nhận: “Đến nay, tiệm vàng Hoàng Khiêm chưa nộp hơn 59,9 tỉ tiền thuế năm 2010 mà ngành Thuế H.Đầm Dơi ấn định. Do trong khoảng thời gian qua, DN khiếu nại, công an điều tra. Hiện, công an đình chỉ điều tra vụ án, chúng tôi sẽ có báo cáo cục thuế để xin ý kiến xử lý”.
Tiệm vàng Hoàng Khiêm nằm khiêm tốn ở chợ TT.Đầm Dơi. Ảnh GIA BÁCH
Video đang HOT
Trước đó, Chi cục thuế H.Đầm Dơi từng có văn bản gửi nhiều cơ quan, trong đó có Công an tỉnh Cà Mau, về nội dung kết luận kiểm tra thuế tại DNTN Hoàng Khiêm. Theo đó, từ năm 2006 – 30.6.2011, DNTN Hoàng Khiêm nhận 36 quyển hóa đơn (1.800 số), đã sử dụng 1.746 số, hủy 36 số, chưa sử dụng 18 số và để mất 27 cuốn (1.350 số), trong đó có 18 số chưa sử dụng. Còn lại 9 cuốn hóa đơn, DNTN Hoàng Khiêm sử dụng trong năm 2010, doanh thu xuất bán ghi là 7.712 tỉ đồng; phần lớn bán vàng cho Công ty SJC. Nội dung văn bản trên cũng nêu rõ doanh thu ghi trên 9 cuốn hóa đơn năm 2010 của DNTN Hoàng Khiêm tăng cao gấp gần 900 lần doanh thu khoán thuế.
Ngoài ra, văn bản trên cũng thể hiện, từ tháng 12.2009 đến cuối năm 2010, ông Khiêm có thuê nhà số 87 Huỳnh Tấn Phát, H.Nhà Bè, TP.HCM để làm xưởng phân kim, gia công và chế tác vàng các loại thành vàng 9999 để bán, nhưng không làm giấy phép kinh doanh mở phân xưởng, không thông báo cho cơ quan thuế địa phương có mở phân xưởng kinh doanh và cũng không thông báo cho Chi cục thuế H.Đầm Dơi. DNTN Hoàng Khiêm cũng không kê khai thuế bổ sung cho cơ quan thuế số thuế phải kê khai bổ sung là 61,6 tỉ đồng.
Từ đó, Chi cục thuế H.Đầm Dơi kết luận: Thứ nhất, nếu tiệm vàng Hoàng Khiêm thực tế có mua vàng về phân kim, gia công, chế tác thành vàng 9999 để bán mà không kê khai bổ sung với cơ quan thuế, nghĩa là doanh nghiệp này đã trốn thuế với số tiền 61,6 tỉ đồng.
Thứ 2, theo hóa đơn của DNTN Hoàng Khiêm xuất ngày 7.1.2010 là 7.465 lượng vàng, ngày 8.1.2010 là 8.540 lượng vàng, ngày 11.1.2010 là 8.096 lượng vàng và năm 2010 xuất bán vàng trị giá trên 7.700 tỉ đồng. Với doanh số bán ra lớn như vậy, tiệm Hoàng Khiêm mua vàng ở đâu và mua của ai để chứng minh cho số lượng vàng bán ra trên hóa đơn? Ngược lại, nếu không thực hiện mua bán vàng mà có xuất hóa đơn bán vàng thì tiệm vàng Hoàng Khiêm có dấu hiệu xuất hóa đơn khống. Chính vì vậy, Chi cục thuế H.Đầm Dơi báo cáo đến Công an tỉnh Cà Mau để cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Một diễn biến khác, đến ngày 10.1.2012, Chi cục thuế H.Đầm Dơi ban hành quyết định về việc ấn định số thuế phải nộp đối với DNTN Hoàng Khiêm với tổng số tiền ấn định năm 2010 là hơn 60 tỉ đồng. Tiệm vàng Hoàng Khiêm đã nộp là hơn 68 triệu đồng.
Như vậy, tiền thuế mà tiệm vàng Hoàng Khiêm phải nộp còn gần 60 tỉ đồng, nhưng theo nguồn tin của PV Thanh Niên, đến nay, sau 9 năm, Hoàng Khiêm chưa nộp đồng nào.
Vì sao đình chỉ điều tra vụ án trốn thuế ở DNTN Hoàng Khiêm?
Ngày 1.5.2015, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau chuyển hồ sơ vụ việc tiệm vàng Hoàng Khiêm đến Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thụ lý. Sau đó, CSĐT Công an TP.HCM chuyển vụ việc về cho Công an tỉnh Cà Mau điều tra đối với hành vi trốn thuế của tiệm vàng Hoàng Khiêm. Tiếp nhận hồ sơ vụ việc, Công an tỉnh Cà Mau tiến hành khởi tố vụ án đề điều tra hành vi trốn thuế đối với tiệm vàng Hoàng Khiêm. Tháng 10.2121, Công an tỉnh Cà Mau đã có quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự “trốn thuế” xảy ra tại DNTN Hoàng Khiêm vì hết thời hạn điều tra. Và hiện vụ việc đang chờ xin ý kiến xử lý từ Bộ Công an.
Như Thanh Niên đã thông tin, tiệm vàng Hoàng Khiêm trong 3 năm xuất bán hơn 20 tấn vàng trị giá 20.000 tỉ đồng. Cụ thể: Từ tháng 1.2008 đến tháng 3.2011, DNTN Hoàng Khiêm đã sử dụng 790 số hóa đơn bán hàng thông thường xuất bán vàng cho Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC (Công ty SJC), Ngân hàng thương mại CP Á Châu, Công ty trang sức Bạch Kim Việt Nam tại TP.HCM tổng cộng 682.081,888 lượng vàng 9999, với số tiền hơn 20.000 tỉ đồng. Trong đó, từ 22.11.2010 đến 17.2.2011, Khiêm dùng 146 hóa đơn bán hàng thông thường của DNTN Xuân Trang xuất bán 225.218,826 lượng vàng 9999, tổng số tiền hơn 8.000 tỉ đồng.
Tiệm vàng Hoàng Khiêm chuyên kinh doanh mua bán, gia công, chế tác vàng, bạc, đá quý, dịch vụ cầm đồ, mua bán máy nổ… và được Chi cục Thuế H.Đầm Dơi thu thuế theo phương pháp ấn định (khoán) là 5,7 triệu đồng/tháng. Còn DNTN Xuân Trang do chị ruột Khiêm làm chủ, chuyên kinh doanh mua bán, gia công vàng, bạc, đá quý… được ngành thuế H.Đầm Dơi thu thuế theo phương pháp ấn định (khoán) là 3,4 triệu đồng/tháng.
Cà Mau: Nguy cơ lây nhiễm bệnh do rác thải y tế tồn đọng
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, từ ngày 10/10 đến nay, trung bình lượng rác thải y tế phát sinh từ 1,5 đến gần 2 tấn/ngày.
Chất thải y tế độc hại tồn đọng tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau.
Cụ thể, nguồn rác thải phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau khoảng 600 kg/ngày, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cà Mau khoảng 300 kg/ngày và các Bệnh viện Dã chiến số 2, số 3, số 5 phát sinh lượng rác từ 600 kg đến 1 tấn/ngày.
Bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau cho hay, mặc dù vận hành tối đa công suất 2 lò đốt rác nhưng vẫn không thể xử lý hết lượng rác thải y tế phát sinh trong ngày. Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau xử lý 900 kg rác/ngày, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau xử lý 300 kg rác ngày. Thế nhưng, lượng rác thải y tế chưa được xử lý vẫn còn với khối lượng 300 - 700 kg/ngày. Nếu chậm khắc phục thì lượng rác chưa được xử lý tồn đọng không dừng lại ở con số 10 tấn như hiện nay.
Trước mắt, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tiếp tục duy trì công suất các lò đốt liên tục 14 giờ/ngày, để giảm lượng rác thải y tế tồn đọng trong ngày; đồng thời, kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư xây dựng khẩn cấp 1 lò đốt rác có công suất 100 kg/giờ. Khi có thêm lò đốt rác này, khả năng xử lý rác tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau sẽ tăng lên gần 2 tấn/ngày.
"Nếu số ca mắc COVID-19 không phát sinh nhiều, trong vòng 15 ngày nữa, bệnh viện sẽ xử lý triệt để lượng rác y tế tồn đọng", bác sĩ Bùi Đức Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau Trần Quang Khóa, thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19, lượng rác y tế không tồn đọng như vậy. Khi xảy ra dịch, khối lượng rác thải y tế tăng cao, khiến các bệnh viện gặp khó khăn trong việc xử lý nguồn chất thải độc hại này.
Ông Khóa cho hay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng cao sẽ kéo theo khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh tăng cao, khó dự đoán trước lượng rác thải y tế phát sinh thêm do phụ thuộc vào số lượng người bệnh.
Mặt khác, lò đốt chất thải y tế của 2 bệnh viện do hoạt động hết công suất nên xuống cấp. Vì vậy, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau gặp rất nhiều khó khăn và không thực hiện được nhiệm vụ Cụm trưởng được giao. Bên cạnh đó, Công ty Công Lý chưa thu gom rác tại các Bệnh viện Dã chiến số 3, số 5 nên lượng rác thải tồn đọng rất nhiều và hiện chưa có giải pháp xử lý phù hợp.
Trước trực trạng trên, mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đoàn công tác đến Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và Bệnh viện Dã chiến số 5 để kiểm tra nắm tình hình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các bệnh viện khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải y tế tồn đọng để hạn chế ô nhiễm và tránh lây nhiễm bệnh.
Liên quan đến việc chấn chỉnh vấn đề rác thải y tế tồn đọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cho biết, trước mắt cơ quan chức năng tỉnh khẩn trương làm việc với công ty về môi trường để thống nhất giải pháp thu gom, vận chuyển rác đến nơi xử lý rác theo đúng quy định. UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án xây dựng tỉnh khẩn trương triển khai lắp đặt các lò đốt rác đảm bảo công suất thiết kế phù hợp với từng bệnh viện và cơ sở y tế. Đây là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý dứt điểm tình trạng rác thải y tế tồn đọng, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Tình hình Covid-19 Cà Mau: Ghi nhận 387 ca mắc mới, có 201 ca cộng đồng Hôm nay, Cà Mau ghi nhận 387 ca dương tính với Covid-19 mới, trong đó có 201 ca cộng đồng. Ngày 28.11, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau cho biết trong ngày hôm nay tỉnh ghi nhận 387 mắc Covid-19 mới và 2 ca tử vong. Trong số này, có 81 ca đã tiêm 2 mũi vắc xin...