Cà Mau thông tin việc doanh nghiệp sử dụng nhiều xe biển số ngoại giao
Tại cuộc họp giao ban báo chí đầu tháng 7/2018 của tỉnh Cà Mau diễn ra mới đây, lãnh đạo Công an tỉnh Cà Mau đã thông tin việc doanh nghiệp sử dụng xe mang biển số ngoại giao lưu thông trên địa bàn thời gian qua.
Vừa qua, dư luận ở Cà Mau, Bạc Liêu phản ánh Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý, có trụ sở tại TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) sử dụng nhiều xe ô tô mang biển kiểm soát (BKS) ngoại giao (loại BKS có đặc quyền miễn trừ ngoại giao) khiến người dân không khỏi thắc mắc.
Một trong những xe ô tô mang biển số ngoại giao thường xuất hiện tại Cà Mau. (Ảnh: CTV)
Nói về vấn đề trên, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức ngày 11/7, Đại tá Đỗ Chí Công- Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau cho biết, có 5 chiếc xe ô tô được gắn BKS ngoại giao gồm: 80-346-NG-16, 80-346-CV-03 của Đại sứ quán Lào; 80-NG-166-71, 80-166-CV-06 của Đại sứ quán Campuchia; 80-091-CV-02 của Đại sứ quán Bangladesh.
Theo Đại tá Công, tất cả những xe ô tô có BKS nói trên được đăng ký ở Cục Sảnh sát giao thông (Bộ Công an) và đơn vị này cấp biển số kiểm soát.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau thông tin, có 3 xe: 80-346-CV-03, 80-091-CV-02 và 80-166-CV-06 qua thông tin nắm được thì Công ty Công Lý mượn các Đại sứ quán sử dụng vào năm 2016 và đã trả lại vào năm 2017.
Video đang HOT
Hiện nay, còn 2 xe đang hoạt động là xe: 80-346-NG-16 và 80-NG-166-71 (đã chuyển BKS 80-166-NG-13) do Đại sứ quán Lào và Đại sứ quán Campuchia ký 2 hợp đồng vào năm 2016 và 2017.
“Hợp đồng này là dạng hợp đồng lao động, giao cho ông Trần Văn Tý (ngụ phường 7, TP Cà Mau). Ông Tý là tài xế của Công ty Công Lý, hợp đồng chỉ ghi quản lý sử dụng xe. Và trong quá trình quản lý sử dụng, tài xế có chuyên chở gia đình và công nhân Công ty Công Lý hoạt động đi lại trên địa bàn”, Đại tá Công cho hay.
Theo Đại tá Công, việc sử dụng xe nói trên không đúng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Quyết định 53/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi tại Việt Nam.
Đại tá Công cho biết thêm, do 2 xe có hợp đồng giữa các Đại sứ quán với cho ông Trần Văn Tý, không có chuyển nhượng, bán nên không có căn cứ để xử lý.
Đại tá Đỗ Chí Công- Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau thông tin về xe biển số ngoại giao hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Được biết, vào năm 2017, Công an tỉnh Cà Mau từng có báo cáo về việc sử dụng xe mang BKS ngoại giao của Công ty Công Lý đến Cục Cảnh sát giao thông. Mới đây, Công an tỉnh Cà Mau cũng có báo cáo nhắc lại về 2 xe 80-346-NG-16 và 80-NG-166-71 để xin ý kiến chỉ đạo nhưng vẫn chưa nhận được ý kiến gì.
Huyền Trang – Huỳnh Hải
Theo Dantri
Cà Mau có 2 ô tô mang biển ngoại giao hoạt động không đúng quy định
Chiều nay (11.7), tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 6 của tỉnh Cà Mau, đại tá Đỗ Chí Công - Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đã thông tin về việc xe mang biển số ngoại giao lưu thông trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Đại tá Đỗ Chí Công thông tin: "5 xe ô tô được gắn biển kiểm soát ngoại giao đều thuộc về đại sứ quán của 3 nước khu vực châu Á. Tất cả những biển số xe trên được đăng ký ở Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và đơn vị này cấp biển kiểm soát".
Cũng theo Đại tá Đỗ Chí Công, hiện có 3 xe 80-346-CV-03; 80-091-CV-02 và 80-166-CV-06 qua thông tin nắm được thì do Công ty TNHH xây dựng - thương mại - du lịch Công Lý (Công ty Công Lý, có trụ sở phường 8,TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) mượn các Đại sứ quán sử dụng vào năm 2016, và đã trả lại vào năm 2017. Như vậy, tại Cà Mau còn 2 xe đang hoạt động là xe 80-346-NG-16, 80-NG-166-71 (hiện đã chuyển qua biển kiểm soát 80-166-NG-13) do Đại sứ quán Lào và Đại sứ quán Campuchia ký 2 hợp đồng (1 hợp đồng năm 2016 và 1 hợp đồng năm 2017).
1 trong 2 xe mang biển số ngoại giao hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau. (Ảnh: CTV).
"Hợp đồng này là dạng hợp đồng lao động giao cho ông Trần Văn Tý (ngụ phường 7, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Ông Tý là tài xế của Công ty Công Lý, hợp đồng chỉ ghi quản lý, sử dụng xe. Trong quá trình quản lý, sử dụng xe, tài xế chuyên chở gia đình và công nhân Công ty Công Lý hoạt động, đi lại trên địa bàn", đại tá Đỗ Chí Công thông tin.
Đại tá Đỗ Chí Công cũng khẳng định: "Việc sử dụng này không đúng quy định tại khoản 2, Điều 1, Quyết định 53 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe máy của đối tượng được hưởng ưu đãi".
Đại tá Đỗ Chí Công thông tin tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 6 tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Chúc Ly).
Vào cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã có tối hậu thư cho các đơn vị, cá nhân người Việt Nam phải tiến hành đăng ký lại biển số đối với các loại xe nêu trên, nếu đã mua mà chưa chuyển đổi. Hạn chót mà Bộ Tài chính gia hạn phải chuyển đổi là 31.12.2015, quá thời hạn trên, những xe chưa chuyển đổi theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi. Nói về vấn đề này, Đại tá Đỗ Chí Công cho biết, do 2 xe này có hợp đồng giao cho ông Tý sử dụng, không chuyển nhượng, bán nên không có căn cứ để chuyển đổi như quy định của Bộ Tài chính.
Đại tá Đỗ Chí Công cũng thông tin, Công an tỉnh Cà Mau đã từng có báo cáo về việc sử dụng xe mang biển kiểm soát ngoại giao của Công ty Công Lý đến Cục Cảnh sát giao thông (báo cáo năm 2107). Đồng thời, mới đây Công an tỉnh Cà Mau cũng có báo cáo nhắc lại về 2 xe 80-346-NG-16; 80-NG-166-71 để xử lý.
Theo Danviet
Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau trả nợ hơn 3 tỷ đồng/tháng Kể từ khi hoạt động đến nay, hàng tháng Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau (thuộc Công ty Công Lý) phải bù lỗ khoảng 1,7 tỷ đồng để duy trì hoạt động của nhà máy. Ngoài ra, công ty còn phải trả lãi vay và nợ gốc hơn 3,1 tỷ đồng mỗi tháng. Ngày 14.6, theo nguồn tin của phóng viên, Công...