Cà Mau: Thả loài ốc leo cây trong rừng ngập nước, bán 100 ngàn/ký
Hơn chục năm nay, từ cánh rừng giao khoán chăm sóc và bảo vệ, người dân nghèo biết tận dụng để nuôi ốc len. Từ những khó khăn ban đầu, nuôi ốc len đã trở thành nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Để một lần tận mắt nhìn thấy những con ốc len được nuôi như thế nào, chúng tôi quyết định vào rừng tại ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân (Cà Mau), nơi có tổ hợp tác nuôi ốc len từ rất lâu.
Đi sâu vào rừng, thật xa mới có 1 ngôi nhà vì những hộ được nhận giao khoán rừng ở đây đa số đều có từ 2-3 ha. Nhiều hộ cho biết, lợi nhuận từ việc nuôi ốc len tuy có nhưng còn tuỳ thuộc nhiều vào đồng vốn. Năm nào có vốn thả nhiều mà trúng giống tốt thì có lãi nhiều.
Những hộ nhận giao khoán rừng đa số là hộ nghèo. Có gia đình đã sống nơi đây trên 10 năm và không có ý định đến nơi khác, đơn giản vì cánh rừng ngập mặn này chính là nơi tạo ra sinh kế, giúp họ có thêm thu nhập.
Bà Tạ Kim Hiền thu hoạch ốc len.
Lúc nước ròng, con lạch nhỏ xíu nhô lên, phải nhìn thật kỹ mới thấy được con ốc nhỏ nằm dưới bãi sình. Anh Trần Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn, người đồng hành cùng chúng tôi, có vẻ am hiểu tận tường cái “nết” của loài ốc len nên giải thích: “Muốn thấy được ốc nhiều phải vào ngay con nước lớn, ốc bò lên cây, nước ròng ốc lại bò xuống sình để tìm thức ăn, không quen mắt rất khó nhận ra”.
Đến cánh rừng đầu tiên trong tổ hợp tác, bà Tạ Kim Hiền và ông Nguyễn Văn Thống (Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ốc len) chuẩn bị xong đồ nghề để bắt đầu chuyến đi. Hai người nông dân nhanh nhẹn phóng một cái là qua được mé bờ bên kia. Hơn chục năm sống trong rừng và nuôi ốc len nên bà Hiền và ông Thống đi rừng thật điêu luyện.
Riêng bãi ốc của Ông Thống do thu hoạch vào dịp Tết nên còn lại chủ yếu là ốc nhỏ.. Ông Thống dẫn chúng tôi đến bãi ốc có nhiều ốc len con, rồi giải thích: “Ốc len cũng giống như sò huyết, vọp…, nếu bắt một lần thì không bao giờ hết, chịu khó bắt đi bắt lại mấy lần. Thời điểm thích hợp để thả ốc chính là từ cuối tháng 3 đến tháng 5. Sau khi thả khoảng 6-7 tháng là có thể thu hoạch”.
Ở lâu trong rừng, sống dựa vào thiên nhiên nên con người ngày càng gần gũi với chúng hơn, đặc biệt là loài ốc len. Chỉ cần nhìn con ốc trèo lên gốc cây cao hay thấp là người dân ở đây biết được hôm đó nước sẽ lên như thế nào mà biết đường tính toán dọn dẹp nhà cửa, tránh bị ngập. Quanh quẩn hơn 30 phút trong rừng mắm để tìm ốc, thu hoạch của bà Hiền và ông Thống cũng gọi là khấm khá.
Video đang HOT
“Hiện nay, giá trị thương phẩm của ốc len được nâng lên rất nhiều nên lợi nhuận ngày càng tăng”, ông Thống cho hay. Giữa năm 2017 vừa rồi, mô hình nuôi ốc len được cán bộ nông nghiệp địa phương đưa lên tỉnh họp bàn để hỗ trợ nông dân sản xuất với tổng số vốn 200 triệu đồng. Vậy là niềm hy vọng lại đến với nông dân nghèo. Không bao lâu nữa cánh rừng này được tận dụng nhiều hơn, nuôi ốc len được nhân rộng, đi đôi với đó là lợi nhuận thu về cho bà con càng cao./.
Theo Kim Chi (Báo Cà Mau)
Nhà máy rác không hoạt động, Cà Mau rối bời, dân bức xúc
Trước tình trạng NM xử lý rác thải TP Cà Mau xin tạm ngừng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, nhiều địa phương của tỉnh Cà Mau đang chịu áp lực lớn về xử lý rác.
Có những bãi rác nằm cạnh nhà dân gây bức xúc. Có bãi rác tập kết trong rừng phòng hộ, sai quy định.
Người dân bức xúc
Bắt đầu từ cuối tháng 7/2018, khi NM xử lý rác thải TP Cà Mau ngưng hoạt động để bảo trì, bảo dưỡng, huyện Cái Nước đã tập trung rác về bãi rác thuộc khóm 1, thị trấn Cái Nước. Đáng nói là bãi rác này nằm sát mặt trục lộ chính của huyện, có nhiều hộ dân đang sinh sống.
Bãi rác tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước nằm trong khu vực có nhiều hộ dân sinh sống
Ông Võ Văn Tốt, nhà cách bãi rác chừng 30 mét cho biết, trước đây rác chỉ để tạm hằng ngày rồi chở đi xử lý. Mấy tháng qua, rác về ngày càng nhiều, chất đống bốc mùi hôi, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống bà con. Ban đầu nghe nói để tạm 3 tháng nhưng đã hơn 4 tháng rồi, đống rác ngày càng lớn.
Địa phương đã xây hàng rào bao quanh bãi rác nhưng không thể xử lý triệt để. "Hồi trước rác mang về TP Cà Mau, NM rác dừng hoạt động thì mấy ông đổ lại đây, ngay sát nhà dân. Ở gần hôi hám, sợ ảnh hưởng sức khỏe nhưng cũng phải chịu thôi", ông Tốt chia sẻ.
Gia đình bà Huỳnh Thị Trinh có cửa hàng buôn bán cách bãi rác thị trấn Cái Nước khoảng 50 mét. Từ khi rác về chất đống, việc kinh doanh ế ẩm hơn do người mua ngại ghé vào. Trước mấy đứa cháu bà hay đến chơi, giờ rác bốc mùi khủng khiếp, lo ảnh hưởng sức khỏe tụi nhỏ nên bà không dám cho chúng lại nhà. "Thời gian trước, hôi dữ quá trời, nhiều khi muốn sặc luôn", bà Trinh than.
Đã có hàng rào bao quanh bãi rác nhưng người dân vẫn lo ngại ô nhiễm
Cũng theo bà Trinh, từ khi xây hàng rào, rác được đưa vào bên trong, không còn tràn ra đường. Thời gian qua, mùi hôi đã bớt, không cần phải đeo khẩu trang khi cả ngay ở trong nhà. Tuy nhiên, hằng ngày bà vẫn phải dùng keo dính để đối phó "nạn ruồi". Vấn đề người dân lo nhất là khi trời mưa, sợ nước từ bãi rác tràn ra.
Địa phương "chịu trận"
Tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân để trữ rác tạm, chính quyền đã cho tái khởi động lại bãi rác đã đóng cửa từ năm 2014. Bãi rác tạm thị trấn Cái Đôi Vàm rộng khoảng 1.000 m2 sau nhiều tháng tập kết, lượng rác đã lên đến hàng trăm tấn. Bãi rác nằm tách biệt, không ảnh hưởng đến người dân. Tuy nhiên, theo Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, đất này nằm trong rừng phòng hộ xung yếu nên dùng làm bãi rác là sai.
Ông Ngô Trường Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm cho biết: Bãi rác tạm trước đây chính là bãi rác của huyện. Từ khi có hợp đồng đưa rác về TP Cà Mau xử lý thì bãi rác đó trả cho kiểm lâm quản lý. Vừa qua, NM rác ngưng hoạt động thì địa phương buộc phải tận dụng lại bãi rác cũ thôi.
Ông Sơn thừa nhận, biết trữ rác tạm thời là sai nhưng trong khi chờ chủ trương từ cấp trên, trước mắt địa phương buộc phải làm như vậy. "Lượng rác của thị trấn một ngày 3,5 - 4 tấn. Hiện tại thì không còn quỹ đất nào khác để làm bãi rác. Không còn nơi nào trữ rác cả", ông Sơn nói.
Chính quyền thị trấn Cái Đôi Vàm cho biết, buộc phải trữ rác trong rừng
Tình trạng bị "tuýt còi" vì bãi rác nằm trong rừng phòng hộ xung yếu còn xảy ra tại huyện Trần Văn Thời. Hiện bãi rác cũ tại khóm 1, thị trấn Sông Đốc cũng được tái sử dụng lại khoảng 2.000 m2, rác đã được đổ hết 1.000 m2. Tuy nhiên, bãi rác nằm sát mép biển và cạnh bên là cửa kênh Quảng Thép, do thủy triều lên xuống, một phần rác bị cuốn trôi theo dòng nước nguy cơ ô nhiễm cao.
Ông Sử Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thừa nhận thực tế trên và cho biết, chính quyền đã làm hàng rào và dùng lưới chắn lại để khắc phục. Hiện huyện đã xử lý theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn nhưng về lâu dài thì rất khó đảm bảo, là không gây ô nhiễm.
Cũng theo ông Minh, địa phương có hai thị trấn là Sông Đốc và Trần Văn Thời, với lượng rác thải 20 tấn/ngày. Riêng rác của thị trấn Sông Đốc là hơn 10 tấn/ngày nên áp lực rất lớn. Dân cư rất đông đúc nên không còn nơi nào phù hợp hơn vị trí hiện tại để xử lý rác. Bãi rác của thị trấn Trần Văn Thời cũng đã bắt đầu quá tải, nên phải tính toán để có hướng xử lý phù hợp.
NM Xử lý rác thải TP Cà Mau (xã An Xuyên, TP Cà Mau) do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý đầu tư, xây dựng. Ngày 27/7/2018, UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận cho NM xử lý rác thải TP Cà Mau ngưng hoạt động 3 tháng để bảo trì, bảo dưỡng, các địa phương chủ động tạm trữ rác. Sau khi hết thời hạn, NM lại xin ngưng thêm 3 tháng, UBND tỉnh không đồng ý. Thế là, các huyện phải "căng mình" ra giải bài toán rác thải.
KHÁNH HƯNG
Theo Nongnghiep
Cà Mau: Tai nạn đường thủy, một người tử vong Ngày 25.6, thông tin từ Công an huyện Phú Tân (Cà Mau) cho biết, tại địa phương vừa xảy ra một vụ tại nạn giao thông đường thủy khiến một người tử vong. Theo đó, khoảng 2h30 cùng ngày, tại chân cầu Kiểm Lâm (thuộc ấp Cái Đôi Vàm, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), người dân phát hiện một phương...