Cà Mau: Tận dụng bờ vuông tôm trồng “lung tung” các thứ rau mà bán được 500 ngàn/ngày
Hiện nay, ngoài việc nuôi trồng thủy sản là nghề chính, nhiều hộ dân tại khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn (Cà Mau) đã tận dụng đất trống bờ bao vuông tôm của gia đình để trồng rau màu và cho thu nhập khá.
Điển hình như ông Trịnh Đình Hiếu, khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn (Cà Mau) đã có hơn 10 năm trồng màu trên bờ bao vuông tôm. Với khoảng 2.500 mét vuông diện tích đất bờ bao ông Hiếu trồng xen canh trồng quanh năm với một số loại rau màu như: nụ áo, rau lang, rau má, bí rợ lấy bông và đọt và các loại cải khác.
Ông Trịnh Đình Hiếu bên vườn rau của gia đình…
Hiện nay, đang mùa nắng nóng ông Hiếu chủ yếu trồng cây nụ áo và rau lang để lấy đọt bán, từ hai loại cây rau trồng này mỗi ngày gia đình ông cho thu nhập từ 300.000 – 500.000 đồng. Như vậy, trừ chi phí mỗi tháng gia đình ông thu lãi trên 10 triệu đồng. Do nắm bắt được nhu cầu thị trường, nên đầu ra luôn ổn định.
Theo ông Hiếu, huyện Năm Căn là đất phèn, mặn muốn trồng được tốt phải chú ý đến khâu làm đất, nguồn giống phải phù hợp, tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời khi nắng nóng như hiện nay.
Đặc biệt, là người nông dân phải quyết chí cần cù, siêng năng lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thường xuyên theo dõi giá cả và nhu cầu thị trường để đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.
Video đang HOT
Ông Trịnh Xuân Dũng, khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn cũng là một trong những hộ có nhiều năm trồng rau trên bờ vuông tôm chia sẻ: “Trồng rau màu trên bờ vuông cũng không khó lắm, mình cứ thực hiện theo đúng kinh nghiệm của người xưa “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” và chú ý đến diễn biến thời tiết là phát triển tốt. Đặc biệt, do gia đình tôi không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu nên rau màu của gia đình tôi tạo tin cậy, nhiều người đến tận nhà thu mua”.
Để rau màu phát triển tốt trong mùa nắng nóng như hiện nay nhiều hộ đã đầu tư lưới lan để che nắng và đầu tư hệ thống tưới nước tự động nhằm giảm bớt công chăm sóc.
Hiện nay, nhiều hộ tại khóm Sa Phô đang cải tạo đất lại để chuẩn bị cho vụ rau màu mới.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng Hội nông dân khóm Sa Phô, thị trấn Năm Căn cho biết: “Trước đây, chúng tôi vận động bà con tận dụng đất trống để trồng rau chủ yếu cải thiện bửa ăn hàng ngày. Về sau thấy được hiệu quả chúng tôi tiếp dụng vận động bà con mở rộng diện tích để phát triển kinh tế. Hiện nay, UBND thị trấn Năm Căn đã chọn ra 05 hộ tại khóm Sa Phô với diện tích khoảng 0,9 ha để thành lập Tổ hợp tác, đồng thời chọn là mô hình điểm để triển khai nhân rộng trong năm 2020″.
Những năm qua, lãnh đạo huyện Năm Căn thường xuyên chỉ đạo người dân trên địa bàn đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên cùng diện tích để phát triển kinh tế gia đình.
Chính vì vậy, mặc dù là đất phèn mặn quanh năm, nhưng nhờ cần cù trong lao động và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mô hình trồng rau trên bờ bao vuông tôm được người dân triển khai nhân rộng tại tất cả các xã, thị trấn trong huyện, góp phần phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn.
Vai trò của MTTQ trong thực hiện quy chế dân chủ
Bằng những chương trình hoạt động cụ thể, MTTQ các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò trong tuyên truyền và vận động nhân dân hiểu, phát huy quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở.
Đồng thời làm tốt vai trò đại diện cho nhân dân, đảm bảo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Quá trình thi công hệ thống cống tiêu thoát nước tại thôn Hải Đông (xã Quảng Thành, huyện Hải Hà) có sự tham gia giám sát của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Vai trò của MTTQ đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở được thể hiện rất rõ nét trong công tác tuyên truyền về QCDC. Hình thức tuyên truyền được đa dạng hóa, triển khai linh hoạt ở mỗi địa phương để phù hợp với đặc thù vùng miền, như: Tuyên truyền miệng, qua hệ thống truyền thanh, qua các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi sinh hoạt của Mặt trận và các cuộc họp nhân dân ở khu dân cư, bằng các tiểu phẩm văn hóa, văn nghệ quần chúng...
Đội ngũ cán bộ chuyên trách của Ủy ban MTTQ các cấp, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư cũng được yêu cầu chủ động nghiên cứu, quán triệt các quy định về QCDC để tổ chức thực hiện, động viên nhân dân thi hành có hiệu quả.
Thực tế tại TX Đông Triều, chúng tôi được ông Nguyễn Đức Đang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Hưng Đạo, cho biết: Để nâng cao nhận thức của người dân về quy định pháp luật nói chung, về QCDC nói riêng, cách làm của MTTQ phường là đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, liên tục về nội dung này, vừa xây dựng những hạt nhân là người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng để làm gương cho bà con làm theo.
Nhờ thế, người dân nâng cao trách nhiệm tham gia vào việc chung, tin tưởng gửi gắm ý kiến của mình tới MTTQ và chính quyền địa phương. Nhất là trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình, như: Công tác đền bù GPMB, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế, việc thu chi các khoản đóng góp...
Trưởng Ban công tác mặt trận khu Mễ Xá 3 (bên trái), phường Hưng Đạo, TX Đông Triều, lắng nghe ý kiến nhân dân về công tác thực hiện QCDC ở cơ sở.
Đội ngũ cán bộ mặt trận các thôn, bản, khu phố cũng chủ động thực hiện tốt việc nắm bắt kịp thời, đầy đủ, khách quan về tình hình tư tưởng, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Từ đó đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, tham gia góp ý kiến tới cấp thẩm quyền để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc.
Công tác tuyên truyền, vận động cũng được chú trọng, khơi dậy vai trò chủ thể, tham gia tích cực, tự nguyện của nhân dân với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM, xây dựng nếp sống văn minh... do MTTQ và các đoàn thể chủ trì, phát động.
Để thực hiện QCDC cơ sở, MTTQ chú trọng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giám sát, phản biện, bám sát theo Quyết định số 217 và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI). Các cuộc giám sát tập trung vào việc xây dựng hương ước, quy ước; thành lập ban giám sát các công trình xây dựng do nhân dân đóng góp; bình xét gia đình văn hóa, hộ nghèo...
Các ban thanh tra nhân dân ở mỗi khu dân cư cũng đã phát huy được hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát các công trình, dự án, tiếp công dân; kịp thời kiến nghị với nhà đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các sai phạm.
Người dân xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) làm phiếu đánh giá mức độ hài lòng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã.
Công tác tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp cũng được MTTQ phối hợp triển khai tốt. Vai trò của Mặt trận thể hiện rõ trong tất cả các khâu: Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện, cơ sở vật chất khác để tổ chức chương trình tiếp xúc; thông báo rộng rãi cho cử tri biết về thời gian, địa điểm, nội dung để tham dự đầy đủ; chủ động xây dựng chương trình với sự tham gia của đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương để trực tiếp lắng nghe, giải đáp, trả lời, giải quyết những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình... Qua đó, nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân đã được kịp thời giải quyết thỏa đáng.
Có thể nói việc tham gia thực hiện QCDC ở cơ sở đã trở thành trọng tâm của nhiệm vụ đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ các cấp, nhất là các Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư. Qua đó, Mặt trận khẳng định rõ được vai trò, vị trí của mình trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cảnh sát biển bắt giữ một tàu nước ngoài sang mạn dầu trái phép trên biển Ngày 23/6, theo nguồn tin của Dân Việt, tổ công tác của Đoàn Trinh sát số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) và Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) vừa bắt giữ 1 tàu nước ngoài có hành vi sang mạn dầu trái phép cho một tàu cá trên vùng biển Việt Nam. Theo đó,...