Cà Mau sắp vào vụ tôm: Cần nhất tiền mua tôm cho dân và kho lạnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều mặt kinh tế và đời sống người dân bị ảnh hưởng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở Cà Mau đang lao đao khi kim ngạch xuất khẩu tôm giảm, dự báo còn nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 18%
Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hàng đầu cả nước, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 1,2 tỷ USD. Nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ sản cũng đem lại sinh kế cho hàng ngàn hộ dân đất Mũi.
Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu tôm trong tỉnh chỉ đạt trên 140 triệu USD, bằng hơn 12% kế hoạch, giảm hơn 18% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kim ngạch thủy sản giảm sút là do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn.
Xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau giảm hơn 18% trong những tháng đầu năm do dịch Covid-19. Ảnh: TA.
Song song đó, các đối tác lớn đề nghị tạm ngừng các đơn hàng do các nước thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, nhiều nhà nhập khẩu đã thông báo tạm dừng việc giao hàng khiến cho việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước đạt hơn 16 triệu USD, giảm hơn 66,7%; Trung Quốc ước đạt hơn 4,5 triệu USD, giảm hơn 67,7%.
Mặc khác, việc tổ chức chương trình xúc tiến thương mại ngoài nước tạm dừng nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó tìm kiếm khách hàng mới.
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Trung – Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, nhận định: Do đầu năm các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên số hợp đồng phát sinh chưa nhiều, nhưng nếu dịch Covid-19 kéo dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu. Tình hình này cũng sẽ có tác động lớn đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của địa phương, do phải tốn thêm nhiều chi phí để dự trữ hàng hóa, nhất là tiền điện.
Tác động xấu đến người nuôi tôm
Theo thống kê từ Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, tổng sản lượng thuỷ sản đến tháng 3 đạt 146.500 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi 46.800 tấn; sản lượng tôm khai thác 700 tấn. Tổng diện tích nuôi tôm cả tỉnh khoảng 280.200ha.
Trong đó, nuôi tôm thâm canh: 8.593ha; tôm quảng canh cải tiến: 144.495ha; tôm quảng canh: 135.900ha. Sản lượng tôm dự kiến đến cuối năm 2020 là 210.000 tấn. Trong đó: Sản lượng tôm nuôi: 200.000 tấn; sản lượng tôm khai thác biển: 10.000 tấn.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (Casep), các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và nhận định trong ít nhất khoảng 4 tháng nữa, tình hình xuất khẩu vẫn chưa khả quan. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn gây nhiều khó khăn cho hộ nuôi khi sắp vào thời điểm thu hoạch rộ.
Không chỉ doanh nghiệp, việc xuất khẩu gặp khó khăn còn ảnh hưởng trực tiếp đến người nuôi. Ảnh: TM.
Theo ông Trần Hoàng Em – Tổng Thư ký Casep, người dân sắp bước vào thu hoạch tôm, tuy nhiên hiện giá tôm sú cỡ 20 con/kg chỉ còn khoảng 180.000 đồng/kg, so với trước Tết đã giảm khoảng 100.000 đồng/kg.
Ở Cà Mau, sản lượng tôm nguyên liệu khoảng 200.000 tấn/năm, nếu doanh nghiệp không mua thì dân không biết bán ở đâu.
“Chính vì vậy, để có được nguồn vốn thu mua tôm cho dân và trữ hàng, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ sớm triển khai gói vay hỗ trợ 30.000 tỷ đồng (gói vay hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19)” – ông Em nêu thực tế.
Theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, dự kiến tháng 4 và quý 2/2020 còn nhiều khó khăn, kim ngạch không khả quan. Từ đó, doanh nghiệp cần tranh thủ thị trường Trung Quốc (do Trung Quốc đã kiểm soát cơ bản được dịch Covid – 19, hoạt động kinh tế – nhu cầu nhập khẩu bắt đầu hồi phục); tranh thủ thị trường Nhật Bản (do kiềm chế – hạn chế dịch bệnh, đang còn hoạt động xuất nhập khá tốt); nắm sát tình hình các thị trường khác để tranh thủ xuất khẩu và có giải pháp phù hợp kịp thời.
Để có những hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp, ông Dương Vũ Nam – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, thông tin: “Đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở NNPTNT và các sở, ngành liên quan rà soát, dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; rà soát cụ thể tình tình xuất khẩu các doanh nghiệp, tranh thủ xuất khẩu khi điều kiện có thể.
Bên cạnh đó, củng cố thị trường truyền thống, mở rộng nhiều thị trường mới linh hoạt phù hợp tình hình. Phối hợp tạo điều kiện các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng xuất khẩu.
Đồng thời, Sở Công Thương phối hợp các ngành, đơn vị liên quan tham mưu để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tín dụng, bảo hiểm xã hội, điện lực, thuế… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn thu mua chế biến, trữ hàng chờ xuất khẩu, góp phần bình ổn giá tôm nguyên liệu.
Năm 2019 công ty mẹ Minh Phú (MPC) báo lãi 649 tỷ đồng giảm 9% so với cùng kỳ
Riêng quý 4/2019 lãi gộp công ty mẹ Minh Phú (MPC) giảm tới 70% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm chi phí lãi ròng đạt 164 tỷ đồng giảm 8% so với quý 4/2018.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) đã công bố BCTC quý 4/2019 của công ty mẹ.
Theo đó, riêng quý 4/2019 công ty mẹ có doanh thu thuần đạt 2.365 tỷ đồng giảm 37% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới 96% trong khi cùng kỳ chỉ là 91% khiến lãi gộp giảm mạnh 70% từ 330 tỷ đồng xuống chỉ còn 97,6 tỷ đồng.
Trong kỳ công ty mẹ thu về 183 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp 3,8 lần cùng kỳ trong đó có 151 tỷ đồng đến từ cổ tức được chia từ các công ty con. Đáng chú ý các khoản chi phí trong kỳ được công ty mẹ tiết kiệm đáng kể, chi phí tài chính giảm mạnh từ 169 tỷ đồng xuống chỉ còn 33 tỷ đồng nhờ giảm mạnh chi phí lãi vay, giảm lỗ chênh lệch tỷ giá; Chi phí bán hàng cũng giảm tới 80% chủ yếu do giảm mạnh chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ 77,6 tỷ đồng xuống còn gần 20 tỷ đồng.
Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, công ty mẹ lãi ròng 164,5 tỷ đồng giảm 8% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần đạt 10.763 tỷ đồng giảm 10,6% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 649 tỷ đồng giảm 9% so với năm 2018.
Năm 2019, MPC đặt mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt 77.400 tấn, doanh thu xuất khẩu 850 triệu USD; lợi nhuận trước thuế 1.430 tỷ đồng (tăng 60% so với năm 2018). Hiện Minh Phú chưa công bố BCTC hợp nhất 2019 nhưng trong một báo cáo trước đó Minh Phú cho biết kết thúc năm 2019, kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn không đạt được kế hoạch đề ra trong đó sản lượng sản xuất đạt 59.548 tấn, giảm 9,05%; doanh số xuất khẩu đạt 643 triệu USD, giảm 14,25%, sản lượng xuất khẩu 57.709 tấn, giảm 14,69%.
Công ty cho biết thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của Minh Phú trong năm 2019. Ngoài ra, nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán không tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kỳ vọng. Về vùng nuôi, do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngày 16/1/2020 vừa qua, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) nhận được thông tin qua báo chí về việc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Thuế CBPG) đối với MSeafood, công ty con của Tập đoàn Minh Phú tại Hoa Kỳ, (Điều tra EAPA) và áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của tổ chức "Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Hoa Kỳ" (AHSTEC).
Phản hồi lại, Công ty trong thông cáo mới nhất cho rằng chưa nhận được văn bản chính thức nào từ CBP về vấn đề này. Trong khi đó liên quan đến sản phẩm tôm của Minh Phú bị Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) Mỹ áp dụng biện pháp tạm thời, Bộ Công thương khẳng định kiên quyết chống lẩn tránh thuế song cũng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Tú Anh
Theo Tài chính Plus/MPC
Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh trong năm 2019 Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 7 của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Sau khi sụt giảm năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia năm 2019 tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, tính tới...