Cà Mau phát hiện thêm 7 người nhiễm SARS-CoV-2
Ngoài người anh rể cùng từ TP.HCM về Cà Mau, cơ quan chức năng xác định thêm 7 F1 dương tính từ người đàn ông giao nước đá ở chợ Bình Điền.
Tối 7/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 đối với 7 F1 đang cách ly tập trung. Như vậy, tỉnh Cà Mau có 8 người dương tính với nCoV trong đợt bùng phát dịch thứ 4.
Trao đổi với Zing , Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân cho biết trong 7 ca nhiễm mới, một trường hợp là người anh rể đi cùng bệnh nhân 22348 từ TP.HCM về quê. Sáu người còn lại là mẹ ruột, vợ, cháu vợ và 3 người con của bệnh nhân này.
“BN22348 thuộc diện cách ly tại nhà nên trong 2 ngày ở nhà, anh đã lây cho 6 người trong gia đình. BN22348 cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Trần Văn Thời, 7 người mới phát hiện được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cách ly, điều trị”, ông Quân nói.
Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh, UBND huyện Thới Bình, TP Cà Mau và các địa phương tiếp tục truy vết những trường hợp tiếp xúc BN22348; khai thác chặt chẽ lịch trình di chuyển, địa điểm người này từng đi qua để kịp thời có giải pháp khoanh vùng, không bỏ sót trường hợp trong diện giám sát.
Video đang HOT
Cà Mau kiểm soát người và phương tiện vào tỉnh ngày càng siết chặt hơn khi địa phương có nhiều ca nhiễm nCoV. Ảnh: Nhật Tân.
Chiều cùng ngày, ông Trần Hồng Quân ký văn bản yêu cầu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng hình thức test nhanh đối với tài xế, phụ xe của các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa nếu những người này không có giấy tờ chứng minh hợp lệ. Việc xét nghiệm được tổ chức tại các chốt kiểm soát trước khi vào tỉnh. Tài xế hoặc chủ phương tiện tự chi trả phí xét nghiệm.
Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu tất cả công dân khi về hoặc đến tỉnh Cà Mau phải cung cấp kết quả xét nghiêm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 3 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm. Thời gian thực hiện từ 0h ngày 9/7 đến khi có thông báo khác.
Ông Trần Hồng Quân chỉ đạo ngành y tế cung cấp, công bố danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện xét nghiệm, test nhanh SARS-CoV-2 để kịp thời phục vụ cho người dân khi có yêu cầu.
Sở Y tế Cà Mau được cấp trên giao phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức khử khuẩn khu vực BN22348 đi qua (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, hộ kinh doanh gia đình, khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống).
BN22348 là anh P.V.T. (30 tuổi) ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau. Anh làm nghề giao nước đá cho các vựa cá tại chợ Bình Điền. Anh tạm trú tại hẻm 132 Rạch Lồng Đèn, phường 7, quận 8, TP.HCM.
Đảm bảo chuỗi cung ứng trong thời gian TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16
Chủ tịch TP.HCM cho biết thành phố sẽ gia tăng giải pháp mua sắm trực tuyến, tổ chức các điểm bán bổ trợ, đi chợ thay cho người có hoàn cảnh khó khăn.
Tối 7/7, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu cần tận dụng thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để triển khai quyết liệt, siết chặt các giải pháp phòng, chống dịch.
Ông Phong cũng yêu cầu thông tin rõ cho người dân về việc cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Người dân được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp... Ông cũng yêu cầu tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện, TP Thủ Đức trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn chợ Bình Điền sáng 6/7. Ảnh: Chợ Bình Điền.
Hiện nay, TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của Thành phố vẫn được duy trì ổn định.
Cụ thể, thành phố đã tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại (các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh,...), gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng.
Tiểu thương và thương nhân tại 3 chợ đầu mối được tổ chức tiếp nhận hàng hóa thông qua các điểm trung chuyển, trung bình một ngày đêm tiếp nhận khoảng 4.000 - 5.000 tấn rau củ quả, thực phẩm tươi sống.
Thành phố cũng phát huy năng lực cung ứng của các kênh phân phối hiện đại và truyền thống gồm 106 siêu thị, 124 chợ truyền thống, trên 2.000 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và hơn 28.000 điểm bán tại các địa phương.
Ông Phong cho biết thành phố cũng sẽ gia tăng giải pháp mua sắm trực tuyến của 17 siêu thị, hệ thống phân phối lớn; đồng thời, tổ chức các điểm bán bổ trợ, đi chợ thay cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, không sử dụng được điện thoại để đặt hàng, mua sắm trực tuyến.
Tính đến ngày 7/7, TP.HCM đã có 127/237 chợ truyền thống tạm ngưng do có liên quan ca mắc Covid-19, trong đó có 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm lớn.
Để điều tiết hàng hóa thông suốt, đêm 6/7, Sở Công Thương TP.HCM đã gửi văn bản đến 22 Sở Công Thương các tỉnh, đề nghị thông tin đến các thương nhân trên địa bàn đang kinh doanh hàng hóa tại các chợ đầu mối, hướng dẫn họ tổ chức giao dịch, đưa hàng trực tiếp đến các chợ truyền thống.
Đồng thời, thành phố sẽ dành 3 vùng đệm tại huyện Củ Chi, TP Thủ Đức, quận Bình Chánh để tập kết hàng hóa, thực phẩm từ các tỉnh chuyển về. Tại đây, cơ quan chức năng sẽ thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện sau đó có các phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa về các chợ truyền thống.
Xét nghiệm nCoV cho toàn bộ tiểu thương chợ Vũng Tàu Liên quan đến một ca nhiễm nCoV, TP Vũng Tàu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ tiểu thương tại chợ Vũng Tàu để phòng, chống dịch. Ngày 7/7, hơn 700 người dân và tiểu thương đến chợ Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) từ ngày 3-6/7 được tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc các trường...