Cà Mau: Nhà nông thu khá nhờ nuôi cua bự, trồng bồn bồn dại
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Cái Nước (Cà Mau) đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có tiêu chí phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân. Về sản xuất nông nghiệp, người dân đã tận dụng được lợi thế như nuôi cua to bự, trồng bồn bồn dại…
Lồng ghép tốt các chương trình, dự án
Trong quá trình xây dựng NTM, huyện Cái Nước xác định nông nghiệp – nông dân – nông thôn là cơ sở, là lực lượng để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Để tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, huyện đã ban hành một số chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư cho nông thôn. Các chính sách tập trung vào việc tạo sức hấp dẫn đầu tư, giảm bớt thủ tục hành chính, ưu tiên các nguồn vốn ngân sách cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Kinh tế nông thôn có bước phát triển, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới thông qua chương trình xây dựng NTM ở Cái Nước. Trong ảnh, nhiều hộ nông dân của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau gần đây có thu nhập khá nhờ thả nuôi cua…Ảnh: Chúc Ly.
Theo đó, việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn huyện trong những năm qua được thực hiện có hiệu quả trong xây dựng NTM như chương trình về xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường,… Đặc biệt là đề án giảm nghèo và thu hút nguồn nhân lực thí điểm tại xã Tân Hưng Đông và Đông Thới. Những chương trình trên đã tác động tích cực đến thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện.
Ngoài ra, huyện tích cực thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn. Các hộ dân tham gia Chương trình 135 bước đầu đã áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất, bước đầu tăng thu nhập cho kinh tế hộ, qua đó tích cực vào công tác lập kế hoạch trung hạn và hàng năm về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế của Chương trình.
Tận dụng lợi thế, nâng cao thu nhập
Giai đoạn 2016 – 2020 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện đã đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều mặt.
Kinh tế nông thôn có bước phát triển, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới; kinh tế tập thể, kinh tế hộ chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế tốt như nuôi cua trong vuông tôm, trồng bồn bồn trên đất trũng nhiễm mặn, nhiễm phèn… Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; mạng lưới trường học cơ bản được xây dựng kiên cố, bán kiên cố….
Video đang HOT
Tận dụng lợi thế, nông dân Cái Nước thu nhập ổn định từ trồng cây bồn bồn. Cây bồn bồn trước kia là một trong những loài cỏ dại mọc hoang hóa, nhưng nay được nông dân đưa vào trồng ở những khu ruộng trũng, ruộng nhiễm phèn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đọt bồn bồn đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Chúc Ly.
Bên cạnh đó, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, Ban Chỉ đạo huyện đề nghị cấp cơ sở xã, ấp đưa ra dân bàn bạc thực hiện quyền tự chủ của người dân và cộng đồng trong xây dựng các công trình công cộng, trong công việc thực hiện 13 nội dung trong 19 tiêu chí mà người dân trực tiếp thực hiện, được nhân dân hưởng ứng và đồng thuận cao.
Đồng thời, huyện đã thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu như nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn; tôm thâm canh; nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi cá chình,nuôi cá bống tượng và các loại hình xen canh khác… được người dân áp dụng có hiệu quả đem lại thu nhập kinh tế cao.
Ông Nguyễn Văn Nhân (xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), cho hay: “Cây bồn bồn dễ trồng nhưng lại cho hiệu quả cao, ổn định. Hiện bồn bồn tươi có giá trung bình khoảng 30.000 đồng/kg; với mức giá này nông dân đã có lãi khá. Ở vùng này, trồng bồn bồn là phương án sản xuất hiệu quả và bền vững, người dân còn có thể kết hợp nuôi thêm cá trong ruộng bồn bồn…”.
Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của huyện Cái Nước. Trong ảnh: Nuôi tôm nâng suất cao ở Hợp tác xã Tân Hưng. Ảnh: TM.
Đối với tiêu chí sản xuất, huyện kiến nghị Nhà nước cần có chính sách thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung, xây dựng chợ nông thôn, hạ tầng khu dân cư tập trung; hỗ trợ tín dụng để nhân dân vay vốn phát triển sản xuất; thu hút nguồn nhân lực về công tác tại xã; chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác khuyến khích phát triển các ngành nghề thủ công; chính sách đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn; chính sách đào tạo nguồn nhân lực…
Ông Phạm Phúc Giang – Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho rằng: “Chương trình xây dựng NTM là một chương tình thực tế, có ý nghĩa lớn, tác động tích cực ở nhiều mặt đối với kinh tế, chính trị, xã hội địa phương. Nếu thực hiện tốt chương trình này thì bộ mặt nông thôn, nhất là về cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, chương trình liên kết với nhiều chương trình khác, từ đó hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn, khoa học công nghệ tốt hơn, nâng cao thu nhập”.
Cũng theo ông Giang, thế mạnh của huyện Cái Nước là nuôi trồng thủy sản, bên cạnh việc dựa vào điều kiện sẵn có để phát triển sản xuất, nhiều nông dân đã áp dụng các mô hình kết hợp mang lại hiệu quả cao. “Riêng cây bồn bồn là sản phẩm đặc thù của địa phương, tuy diện tích chưa lớn nhưng những hộ dân trồng loại cây này có thu nhập ổn định, hiện diện tích bồn bồn của huyện khoảng 200ha” – ông Giang thông tin thêm.
Qua rà soát các xã trên địa bàn huyện Cái Nước, đến cuối năm 2019 có 3/10 đạt chuẩn NTM (Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hòa Mỹ), mức đạt bình quân 15,8 tiêu chí. Ước thực hiện đến cuối năm 2020 có 5 xã đạt NTM (thêm 2 xã đạt NTM Trần Thới và Thạnh Phú), ước đạt bình quân 17,5 tiêu chí.
Theo Danviet
Ở đây nuôi la liệt tôm, cua, nhiều người phất lên thành tỷ phú
Từ vùng đất cằn cỗi nhiễm phèn, mặn vào mùa khô và ngập nước mùa mưa, vài năm trở lại đây, nuôi thủy sản nước lợ đã làm thay đổi gần như toàn bộ đời sống của hàng trăm hộ dân sống dọc sông Đồng Nai đoạn qua huyện Nhơn Trạch.
Tại các địa phương như: Phước An, Phú Hữu, Đại Phước, Vĩnh Thanh... (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), nhiều gia đình kiếm được từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhờ nuôi thủy sản nước lợ.
Những tỷ phú nuôi tôm, nuôi cua vùng nước lợ
Những ngày này, gia đình anh Nguyễn Huy Bình (ấp Bà Trường, xã Phước An) đang tất bật với công việc cải tạo 1,8 ngàn m2 đất trồng tràm để nuôi tôm. Đây là năm thứ 3 liên tiếp gia đình anh Bình mở rộng diện tích nuôi tôm do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.
Anh Nguyễn Huy Bình, ấp Bà Trường, xã Phước An (huyện Nhơn Trạch) đang kiểm tra tôm trong ao. Ảnh:H.Lộc.
Anh Bình kể, trước đây, trên diện tích gần 3 hécta, gia đình anh trồng lúa, có lúc trồng tràm nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nhiều vụ lúa mất trắng nên bỏ hoang đất. Khoảng 5 năm trước, theo các hộ gia đình ở địa phương, anh đào ao nuôi tôm theo hình thức thâm canh tự nhiên.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm không có, đầu tư chưa đến nơi đến chốn, không kiểm soát được dịch bệnh cũng như chất lượng con giống nên vụ trúng thì lời ít, có vụ lỗ. 3 năm trở lại đây, anh mạnh dạn đầu tư lót bạt đáy, hệ thống máy quạt. Anh cũng bỏ thời gian học tập kinh nghiệm xử lý ao nuôi, chọn giống, phòng trừ bệnh cho tôm nên kết quả khá hơn.
"Từ đầu năm đến nay, tôi thu hoạch được 47 tấn tôm. Tôi dự tính còn khoảng 35 tấn nữa sẽ thu làm 2 đợt từ nay đến cuối năm. Với giá bán trung bình 155 triệu đồng/tấn tôm, sau khi trừ mọi chi phí tôi lời trên dưới 50 triệu đồng/tấn" - anh Bình phấn khởi nói.
Anh Bình là hộ nuôi tôm "mát tay" trong xã với 2 năm liên tiếp "trúng" lớn. Năm trước, sau khi trừ mọi chi phí, anh thu lời hơn 3 tỷ đồng.
Khác với hình thức nuôi tôm đầu tư bài bản nói trên, anh Trần Hoàng Nghiệp, thạc sĩ kinh tế Trường đại học Tôn Đức Thắng (TP.Hồ Chí Minh), ngụ ấp Vũng Gấm, xã Phước An lại là người nổi tiếng thành công từ phương pháp nuôi tôm sú và cua biển truyền thống. Từ con giống, nuôi cho đến thu hoạch đều thuận theo tự nhiên.
Theo đó, từ tháng 1-7 âm lịch, anh Nghiệp xuống giống hằng tuần theo hình thức gối đầu, việc thu hoạch cũng theo hình thức gối đầu và thường vào thời điểm con nước lên đầu hoặc giữa mỗi tháng. Con giống chủ yếu mua từ những người đánh bắt ngoài sông quanh khu vực, một số ít được nhập từ Cà Mau, Vũng Tàu.
Anh Nghiệp cho biết, tôm sú, cua biển ở đây tự tìm thức ăn trong đầm là cá nhỏ, rong rêu và các sinh vật khác. Vào mùa khô, anh bổ sung thêm thức ăn thiên nhiên như cá, tôm nhỏ khoảng 2-3 lần/tuần để rút ngắn thời gian nuôi. Sau thu hoạch, tôm, cua được bỏ mối cho các nhà hàng hoặc tiểu thương trong vùng.
Hiện tại, tôm loại 1 (10 con/kg) giá 650 ngàn đồng/kg và loại nhỏ nhất (30 con/kg) là 250 ngàn đồng/kg; cua gạch 550 ngàn đồng/kg, cua thịt tùy loại có giá từ 200-400 ngàn đồng/kg. Với 7 hécta nuôi tôm, cua, trung bình mỗi năm anh Nghiệp thu nửa tỷ đồng, trong đó chi phí bỏ ra chỉ bằng 1/10.
Cũng theo anh Nghiệp, so với nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm siêu thâm canh thì nuôi tôm truyền thống có nhiều rủi ro hơn khi nguồn nước ô nhiễm hoặc nước có độ mặn cao xâm nhập, mưa lớn hoặc nước dâng đột ngột cũng dễ gây sốc nhiệt làm tôm, cua chết. Tuy nhiên, anh và nhiều hộ nuôi ở đây vẫn trung thành với cách nuôi truyền thống, bởi cách nuôi này đơn giản, chắc ăn, chi phí đầu tư thấp, tiêu thụ khá thuận lợi và có giá cao hơn thủy sản nuôi công nghiệp.
Đầu tư nuôi tôm, cua nước lợ theo chiều sâu
Nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt nuôi tôm là lĩnh vực đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp huyện Nhơn Trạch.
Nhiều nông dân ở Nhơn Trạch đang làm giàu từ mô hình nuôi thủy sản nước lợ.
Theo Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, 9 tháng của năm 2019, tình hình nuôi thủy sản ở địa phương ổn định với tổng diện tích trên 1,9 ngàn hécta, trong đó, hơn 1,8 ngàn hécta diện tích nuôi nước lợ tập trung nhiều ở các xã: Phước An, Đại Phước, Phú Hữu, Vĩnh Thanh...
Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đang có sự chuyển đổi dần từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến lên bán thâm canh và thâm canh. Về năng suất, đối với diện tích nuôi tôm thâm canh đem lại lợi nhuận 180 triệu đồng/hécta/vụ (năng suất bình quân 6 tấn/hécta/vụ), nuôi tôm bán thâm canh đem lại lợi nhuận 120 triệu đồng/hécta/vụ (năng suất bình quân 3 tấn/hécta/vụ) và nuôi tôm quảng canh cải tiến đem lại lợi nhuận 20 triệu đồng/hécta/vụ. Nuôi cá nước ngọt đem lại lợi nhuận 40 triệu đồng/hécta/vụ.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Quyền Trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch cho biết, để giúp nông dân địa phương tăng nguồn thu và làm giàu từ nước lợ, huyện đã tiến hành đầu tư một số hạ tầng cho các vùng nuôi như: đường giao thông, cầu giao thông, điện sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mở rộng diện tích, tăng cường đầu tư, giảm chi phí trong việc tổ chức sản xuất (giảm 50% chi phí xăng dầu chạy máy bơm tạo oxy).
Ngoài ra để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản, huyện đang phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp kỹ thuật cao tại vùng nuôi tôm xã Phước An; khuyến khích bà con nông dân ở một số địa phương dọc sông Đồng Nai chuyển đổi phần diện tích đất trồng lúa 2 vụ kém hiệu quả sang một vụ lúa hoặc 2 vụ lúa xen kẽ vụ tôm để tăng nguồn thu và tận dụng được nguồn nước nhiễm mặn mùa khô. Mô hình này đang được nhiều nông dân trong xã áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Theo Hoàng Lộc (Báo Đồng Nai)
Bể nuôi tôm "khác người" ở Ninh Thuận cho thu nhập hàng chục tỷ Nhờ tính cần cù, chịu khó làm ăn mà mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) cho thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm. Cần cù, chịu khó nghiên cứu các mô hình tiên tiến Luôn mày mò, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước...