Cà Mau: Người dân ‘tố’ cán bộ xã ăn nhậu khi dịch bệnh Covid-19 căng thẳng
Người dân phản ánh cán bộ xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức ăn nhậu ngay trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng. Chủ tịch xã cho rằng chỉ ăn cơm, bia để đó chứ không uống.
Bữa cơm được cho là của cán bộ xã Tam Giang Tây có bia để cạnh bàn ăn để…”minh họa” chứ không uống . ẢNH: NGƯỜI DÂN CUNG CẤP
Ngày 15.6, ông Lâm Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây (H.Ngọc Hiển), xác nhận với PV Thanh Niên là xã có tổ chức bữa cơm thân mật sau cuộc họp HĐND xã vào chiều 14.6 và có để bia cạnh bàn cơm chứ không có cán bộ nào uống.
Hình ảnh được cắt từ clip cho rằng cán bộ xã Tam Giang Tây tổ chức tiệc vào chiều 14.6 . ẢNH: CẮT TỪ CLIP
Trước đó, tối 14.6, PV Thanh Niên nhận được thông tin phản ánh của người dân rằng cán bộ, lãnh đạo xã Tam Giang Tây tổ chức ăn nhậu trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng, UBND tỉnh liên tục có nhiều văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn tin cũng cung cấp hình ảnh và clip của buổi tiệc. Và theo hình ảnh từ clip ghi lại, tham gia buổi tiệc có cả nam và nữ, xung quanh bàn nhậu có để nhiều thùng bia và có thùng bia được mở.
“Ngày 14.6, xã có tổ chức họp HĐND, sau cuộc họp thì chúng tôi có tổ chức bữa cơm, anh em cán bộ ăn xong thì về”, ông Cường xác nhận. Khi PV hỏi về hình ảnh những thùng bia để cạnh bàn tiệc, ông Cường giải thích: “Bia chỉ để thôi, chứ anh em không có uống. Chúng tôi biết dịch bệnh căng thẳng nên anh em ăn cơm xong thì về”.
Video đang HOT
Ông Cường cũng cho biết bữa cơm có 2 bàn với khoảng mười mấy người nhưng ông không trả lời câu hỏi của PV bữa cơm có những ai.
Trưa 15.6: Thêm 118 ca Covid-19, Việt Nam sắp chạm mốc 11.000 ca
Được biết, bữa tiệc được tổ chức tại quán K.B.. Bữa tiệc có sự tham gia của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, Phó Bí thư xã cùng nhiều cán bộ, đại biểu HĐND xã.
Ngày 15.6, ông Ngô Minh Toại, Phó chủ tịch UBND H.Ngọc Hiển, thông tin: “Quan điểm của huyện là không tổ chức tiệc sau hội họp. Chúng tôi sẽ rà lại thông tin trên”.
Trước đó, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau, có công văn hỏa tốc chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, có chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước phải nêu gương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, không tổ chức chiêu đãi, ăn uống, liên hoan… tập trung đông người.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều quận, huyện lo khu cách ly quá tải
Cho rằng việc cách ly F1 tại nhà là phương án khả thi trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, để thực hiện thành công cần phải đảm bảo quy trình giám sát chặt chẽ, thậm chí là đưa ra chế tài để ngăn ngừa sai phạm, rủi ro nếu có.
Nhiều quận, huyện lo khu cách ly quá tải
Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh liên tục tăng, dẫn đến phát sinh nhiều ca F1, tình trạng này đang khiến các quận huyện tại TP lo ngại khu cách ly tập trung bị quá tải trong những ngày tới.
Cụ thể, theo ghi nhận, sau khi ổ dịch liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng được phát hiện, quận Gò Vấp là địa phương tại TP có nhiều ca Covid-19 trong đợt bùng phát dịch này, với 93 ca khiến các F1 (phải cách ly tập trung) cũng tăng theo. Hiện, khu cách ly tập trung ở quận có dấu hiệu quá tải khi có 120 giường nhưng đang phục vụ cách ly 113 ca F1.
F1 gia tăng, khiến quận, huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh lo khu cách ly bị quá tải
"Sắp tới, quận Gò Vấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh tầm soát trong đó tập trung những nơi nguy cơ cao, xét nghiệm lần 2 ở những khu phong toả, cách ly nên thời gian tới có thể ca F1 còn tăng lên. Trung tâm y tế đã lập thêm khu cách ly 80 giường đặt ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Gò Vấp nhưng về lâu dài cần phải nâng thêm công suất", bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc trung tâm y tế quận Gò Vấp cho hay.
Tương tự, tại quận Bình Thạnh ghi nhận số ca nhiễm xếp thứ hai TP ở đợt dịch này. Khu cách ly tập trung của quận có 585 giường nhưng đang theo dõi, cách ly cho gần 500 trường hợp. Dự kiến ca F1 còn tăng gây áp lực cho khu cách ly hiện hữu, Bình Thạnh đã sử dụng trường học trên địa bàn để lập khu cách ly công suất 200-300 giường.
Trong khi đó, tại TP Thủ Đức, số ca nhiễm cũng tăng nhanh thời gian gần đây. Chủ tịch TP Thủ Đức Hoàng Tùng cho biết, dự báo những ngày tới các ca F0 ở quận sẽ tăng, đồng nghĩa F2 sẽ thành F1.
"Vấn đề cách ly F1 là thách thức lớn với TP Thủ Đức. Vài ngày tới, với tỷ lệ F1 tăng mạnh thế này thì không đủ nơi để cách ly", ông Tùng lo lắng.
Chung cảnh ngộ, quận Tân Phú với 140 giường cách ly tập trung tại quận hiện đã hết chỗ. Trong khi đó, quận không có khách sạn lớn để triển khai cách ly tập trung có thu phí như các quận, huyện khác.
Liên quan đến nội dung này, trao đổi với PV báo Kinh tế & Đô thị, hầu hết các chuyên gia cho rằng, nếu có thể, TP nên thí điểm cho F1 cách ly tại nhà. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán quá tải tại các khu cách ly tập trung hiện nay, mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Cần quy trình giám sát chặt chẽ
Theo TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, số F1 tại TP Hồ Chí Minh phải cách ly tăng gấp nhiều lần trong đợt dịch này khiến sức ép đè nặng lên các khu cách ly tập trung.
"Nhiều ca F1 trở thành F0, , đòi hỏi TP phải có phương thức phù hợp tình hình mới, đặc biệt cần xem lại các phương án cách ly để tránh tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm chéo", bác sĩ Hùng nói.
Theo các chuyên gia, việc tăng quy mô khu cách ly vẫn chưa phải chiến lược dài hạn. Thay vào đó, phương án cho F1 cách ly tại nhà vẫn có thể là lựa chọn khả quan trong tình hình mới
Tuy nhiên, khi được hỏi về phương án cho F1 cách ly tại nhà, thì bác sĩ Hùng nhấn mạnh, đây là vấn đề lớn cần phải có ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế.
"Để cho hay không cho F1 cách ly tại nhà là việc hệ trọng, nhìn dưới góc độ chuyên môn thôi thì chưa đủ. Vì cần phải có sự phối hợp giữa chuyên môn và tình hình thực tế kinh tế xã hội. Một mình Bộ Y tế cũng không thể quyết định được, cần sự chung tay của Bộ ngoại giao, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh...và rất nhiều cơ quan ban ngành khác, đặc biệt là ý thức chống dịch của người dân", bác sĩ Hùng nói thêm.
Ủng hộ quan điểm cho F1 cách ly tại nhà, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - Bác sĩ Nguyễn Tri Thức cho rằng, phương án cho một số trường hợp F1 cách ly tại nhà là hợp lý. Thứ nhất, giảm được tình trạng quá tải ở các khu cách ly tập trung; Thứ hai có thể tránh lây nhiễm chéo; Thứ 3 tiết kiệm ngân sách Nhà nước, tiền của của người dân...Tuy nhiên cần có các quy định rõ ràng, cụ thể cũng như có sự giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm khi có vi phạm xảy ra.
"Muốn cho F1 cách ly tại nhà, thì trước hết phải phân loại F1. Ví dụ, F1 được cách ly tại nhà phải bảo đảm các yếu tố như có phòng riêng, thoáng và điều kiện vệ sinh tương đối riêng biệt. Những thành viên khác trong gia đình không tiếp xúc gần với F1. Mọi sinh hoạt của F1 thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Người cách ly tại nhà phải ký cam kết thực hiện các biện pháp như cách ly ở điểm tập trung...", bác sĩ Thức nói.
Đồng thời, theo bác sĩ Thức, khi F1 cách ly tại nhà, thì vai trò của chính quyền cơ sở cũng rất quan trọng, cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn F1 theo dõi và khai báo y tế hằng ngày. Việc thu gom, xử lý rác thải của người cách ly tại nhà cũng phải bảo đảm. Thời gian cách ly tại nhà cũng như tập trung. Đặc biệt, F1 nếu vi phạm khi cách ly tại nhà sẽ được xử lý thật nghiêm.
"F1 cách ly tại nhà phải có đủ kiến thức và có trách nhiệm trong việc cách ly. Song song đó, những người trong gia đình, người xung quanh cũng cần có kiến thức, thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện cách ly với F1. Thực tế, có thể dùng nhiều phương pháp cách ly khác nhau với F1, nhưng vấn để sau cùng là phải đảm bảo nguyên tắc, cắt đứt nguy cơ lây lan dịch bệnh", bác sĩ Thức nhấn mạnh.
Cà Mau: Chợ đêm, hàng quán vỉa hè, nhà hàng...được hoạt động từ 0 giờ ngày 10.6 Cà Mau cho phép các chợ đêm, quán vỉa hè, nhà hàng, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, yoga, sân bóng đá... được hoạt động trở lại vào 0 giờ ngày 10.6. Cà Mau vẫn tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke để phòng chống dịch bệnh Covid-19 . ẢNH: CTV Ngày 9.6, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND...