Cà Mau: Muốn nghề gác kèo ong, muối ba khía là di sản phi vật thể
Từ nay đến năm 2024, tỉnh Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa nghề truyền thống gác kèo ong, muối ba khía,… của tỉnh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
UBND tỉnh Cà Mau vừa có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh này đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện kế hoạch này, tỉnh Cà Mau dự chi kinh phí khoảng 3,7 tỷ đồng; trong đó, ngân sách cấp tỉnh là 2,5 tỷ đồng, cấp huyện 550 triệu đồng và xã hội hóa 550 triệu đồng.
Theo đó, Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với các di sản: Nghề truyền thống gác kèo ong và nghề truyền thống muối ba khía (năm 2019), lễ hội nghinh Ông – Sông Đốc (năm 2020), lễ hội Đền thờ Vua Hùng (năm 2021), nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022), lễ vía Bà Thủy Long (năm 2023), lễ vía Bà Thiên Hậu (năm 2024).
Video đang HOT
Cà Mau xây dựng kế hoạch đưa nghề gác kèo ong (ăn ong) thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Chúc Ly.
Cụ thể, trong từng năm, Cà Mau sẽ xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đối với các di sản nói trên, như: Sưu tầm, xây dựng hệ thống tư liệu, tài liệu, hiện vật, quy trình thực hành di sản,… Xây dựng 2 mô hình thực hành di sản gác kèo ong và muối ba khía để giới thiệu tại huyện Ngọc Hiển và huyện Trần Văn Thời.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận tại phòng trưng bày cố định của bảo tàng.
Muối ba khía là nghề truyền thống ở Cà Mau đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Ảnh: Chúc Ly.
Trong năm 2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, nhằm xác định lại danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần đưa vào danh mục Quốc gia, cấp tỉnh, hoặc đưa ra khỏi danh mục đã được phê duyệt. Từ năm 2026 – 2030, mỗi năm xây dựng ít nhất một hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị bổ sung vào danh mục Quốc gia; xây dựng và thực hiện ít nhất một kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận trong năm trước liền kề.
Theo Danviet
Cầu thu phí 'vô thời hạn' đã có thời hạn là 20 năm
Liên quan đến vụ cầu Rạch Ráng bắc qua sông Ông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) thu phí "vô thời hạn", ngày 5-12, theo nguồn tin cho biết UBND tỉnh Cà Mau và nhà đầu tư đã thống nhất thời gian thu phí đối với cây cầu này (ảnh).
Trước đó UBND tỉnh Cà Mau đã làm việc với Công ty TNHH Liêm Duyên Hải (chủ đầu tư). Tại cuộc họp này, các bên đã đi đến thống nhất thời gian khai thác thu phí cầu Rạch Ráng là 20 năm kể từ ngày công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (tháng 7-2010); hủy bỏ phần nội dung về thời gian thực hiện thu phí tại công văn ngày 27-9-2010 của UBND tỉnh Cà Mau.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Cà Mau giao UBND huyện Trần Văn Thời cùng với nhà đầu tư ký văn bản thỏa thuận với nội dung: Thời gian khai thác thu phí, mức phí; thời điểm kết thúc thu phí và nhà đầu tư bàn giao lại công trình cho Nhà nước quản lý, khai thác...
Như báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 22-10 phản ánh qua bài "Chuyện lạ Cà Mau: Xây cầu xong... thu phí vô thời hạn",cầu treo Rạch Ráng bắc qua sông Ông Đốc, thuộc thị trấn Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau được đưa vào sử dụng từ tháng 7-2010 với tổng kinh phí đầu tư 15 tỉ đồng. Lúc khánh thành, báo đài địa phương và người dân được thông tin là cầu thu phí có thời hạn, khi hết hạn sẽ bàn giao lại cho Nhà nước theo hình thức giống BOT. Tuy nhiên, đến nay mới vỡ lẽ là cầu được thu phí đến khi nào hư thì thôi. Trong khi tuổi thọ cây cầu này vẫn chưa được xác định là bao nhiêu năm.
TỐNG GIANG
Theo PLO
Họp báo vụ nhà máy rác chôn cất xác thai nhi Liên quan đến việc Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau (Cà Mau) "cầu cứu" tỉnh về việc liên tục phát hiện hơn 300 xác thai nhi trong vòng 7 năm qua, chiều nay (26.4), UBND TP.Cà Mau đã tổ chức họp báo thông tin nội dung kiểm tra bước đầu tại Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau. Thông tin...