Cà Mau: Một trường hợp tử vong do ho gà
Ngày 24.7, thông tin từ Trung tâm Y tế TP. Cà Mau (Cà Mau) cho biết, đơn vị vừa có báo cáo về hoạt động giám sát, xử lý trường hợp ca bệnh tử vong do ho gà trên địa bàn.
Theo đó, bé T.N.B.A (ngụ khóm 2, phường 1, TP.Cà Mau) nhập viện 3 ngày có sốt (khoảng 39 độ C) nên gia đình chở bé đến Bệnh viện đa khoa TP.Cà Mau khám, chẩn đoán viêm đường hô hấp, cho thuốc uống 3 ngày.
Ngày 1.7, bé A sốt không giảm kèm theo ho, người nhà chở bé đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ngày 2.7, bé nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 với chẩn đoán ho gà. Đến ngày 19.7, bé A tử vong.
Được biết, tính đến ngày tử vong, bé A mới được 1 tháng 25 ngày tuổi, chưa đủ tháng tuổi để tiêm phòng bệnh ho gà.
Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh minh họa: Công an TP.HCM
Từ đó, Trung tâm Y tế TP.Cà Mau chỉ đạo Khoa Kiểm soát dịch bệnh – HIV/AIDS phối hợp Trạm y tế phường 1 điều tra lập danh sách các trường hợp có tiếp xúc gần với ca bệnh, đặc biệt là các thành viên trong hộ gia đình. Cấp thuốc kháng sinh điều trị dự phòng 3 ngày cho tất cả các trường hợp tiếp xúc với bé, với liều 40mg/kg/ngày, theo dõi các trường hợp này trong 3 tuần.
Video đang HOT
Đồng thời, thực hiện rà soát tỉ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 6 tuổi trong toàn khóm 2, phường 1; cử cán bộ giám sát, phát hiện ca bệnh tại khóm 2; tuyên truyền các biện pháp phòng chống bệnh ho gà cho mọi người xung quanh;…
Theo Danviet
Cà Mau: Dân "than" phải mua thuốc ngoài khi khám bảo hiểm y tế ở bệnh viện công
Thiếu bác sĩ trình độ chuyên môn cao, thủ tục xuất viện còn chậm, người khám bảo hiểm y tế phải ra mua thuốc thông thường ở bên ngoài,... là những vấn đề còn tồn tại mà người dân Cà Mau "than" đối với ngành y tế tỉnh này.
Tại phiên họp diễn ra vào ngày 10/7, kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh Cà Mau khóa 9, UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo trả lời những phản ánh, kiến nghị của cử tri, trong có đó lĩnh vực y tế:
Người dân ở huyện Ngọc Hiển: Kiến nghị UBND tỉnh Cà Mau quan tâm đào tạo, bồi dưỡng y, bác sĩ còn thiếu chuẩn để đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh của người dân.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Hiện nay, tỉnh vẫn còn thiếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thiếu bác sĩ ở các chuyên khoa nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Trong năm 2017, ngành y tế đã đào tạo 10 bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II, tập trung vào các lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa, răng hàm mặt, da liễu, lão khoa, gây mê hồi sức và hồi sức cấp cứu. Ngoài ra, cũng đã đào tạo 46 đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nội tiết, thần kinh, ung thư, tai mũi họng, nhãn khoa, sản khoa, nhi khoa,...
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2018, tỉnh dự kiến sẽ đào tạo bổ sung thêm 67 đối tượng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. "Như vậy, nguồn nhân lực về y tế sẽ được bổ sung qua từng năm, tại các bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân", báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau thông tin.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau bị phản ánh là còn làm thủ tục xuất viện chậm, gây khó khăn cho người dân.
Người dân ở huyện Đầm Dơi phản ánh: Thủ tục xuất viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau còn chậm, kéo dài, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.
Đại diện UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Thời gian qua, quy trình thủ tục xuất viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau được chia làm 2 nhóm: Nhóm xuất viện vào buổi sáng, thực hiện khi người bệnh xuất viện được bác sĩ chỉ định thuốc, chỉ cần sử dụng thuốc uống tại nhà; Nhóm người bệnh xuất viện vào buổi chiều khi được chỉ định điều trị bằng thuốc tiêm và phải thực hiện đủ y lệnh mới hoàn thành thủ tục xuất viện.
Qua theo dõi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau vẫn còn tình trạng làm thủ tục xuất viện chậm. Nguyên nhân chủ yếu do người bệnh xuất viện cùng lúc khá đông, điều dưỡng hoàn thành thủ tục xuất viện trễ nên kéo dài đến buổi chiều, gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại, nhất là người bệnh ở xa.
"UBND tỉnh đã yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau khẩn trương có giải pháp khắc phục, thực hiện thủ tục xuất viện nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh và thân nhân", báo cáo nêu rõ.
Bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước bị phản ánh là người dân phải ra ngoài mua thuốc dù có một số loại thuốc thông thường mà bệnh viện cho rằng không có trong danh mục BHYT.
Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước bị phản ánh là bệnh nhân khám bằng bảo hiểm y tế (BHYT), khi được bác sỹ kê toa thuốc, trong đó có một số loại thuốc thông thường nhưng bệnh viện cho rằng không có trong danh mục thuốc BHYT, người dân phải ra ngoài mua. Trong khi đó, các bệnh viện tư nhân thì không có tình trạng trên, thậm chí còn cho thuốc nhiều hơn bệnh viện công lập.
UBND tỉnh Cà Mau trả lời: Theo Thông tư năm 2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, các cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh bằng BHYT theo danh mục thuốc đã xây dựng, không để người bệnh phải tự mua. Như vậy, về nguyên tắc người bệnh có BHYT thì cơ sở y tế đáp ứng thuốc theo danh mục đã xây dựng.
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, qua phản ánh, bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Cái Nước kê toa thuốc, trong đó có một số loại thuốc thông thường nhưng bệnh viện cho rằng không có trong danh mục thuốc BHYT, để người dân phải ra ngoài mua là không đúng quy định.
"UBND tỉnh đã giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nghiêm túc chấn chỉnh tình trạng trên", báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Hồi phục kỳ diệu của người đàn ông 5 năm liệt tứ chi Khoảnh khắc có thể trở người ngồi dậy sau 5 năm nằm liệt giường, anh Đông thấy mình như được sinh ra lần nữa. Đang là chủ doanh nghiệp xây dựng, trụ cột kinh tế gia đình, anh Đông bất ngờ bị tai nạn giao thông chấn thương cột sống, dập tủy vùng cổ ở tuổi 47. Từ Cà Mau, anh lên TP...