Cà Mau lý giải về phản ánh bổ nhiệm cán bộ chưa đủ chuẩn
Tối nay (16.7), theo nguồn của phóng viên, ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký báo cáo thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ; tiếp nhận, xác minh các thông tin được phương tiện thông tin đại chúng và công dân phản ánh đầu năm 2018. Theo đó, có 2 phản ánh về công tác tổ chức cán bộ.
Cụ thể, về phản ánh bổ nhiệm ông Nguyễn Phương Bắc – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Thông tin – Tư liệu, Trường Chính trị tỉnh giữ chức Phó Giám đốc Sở Nội vụ khi chưa có bằng Cao cấp chính trị.
Lý giải việc này, tỉnh Cà Mau cho rằng do nhu cầu bức xúc về công tác cán bộ ở Sở này (năm 2017, có 2 Phó giám đốc Sở bị bệnh, từ trần), khuyết vị trí Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực công chức viên chức và tổ chức bộ máy. Yêu cầu tham mưu của cơ quan nội vụ trong tình hình mới, cần phải có đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu nhằm nghiên cứu, đề xuất, tham mưu các đề tài, đề án mang tầm chiến lược, nhất là thời điểm triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII về công tác tổ chức cán bộ.
Do đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã rà soát nguồn cán bộ, thống nhất chọn bổ nhiệm ông Bắc vào vị trí Phó Giám đốc Sở Nội vụ (bổ nhiệm ngày 11.1.2018 – PV) vì ông Bắc được đào tạo cơ bản: Đại học chính quy, thạc sĩ tập trung; tiến sĩ tập trung tại nước ngoài. Và hiện ông Bắc đã hoàn thành chương trình cao cấp lý luận chính trị, bảo vệ đề án tốt nghiệp loại giỏi và sẽ nhận bằng trong tháng 7.2017.
Ông Lê Minh Ý – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau từng lí giải về việc bổ nhiệm ông Bắc giữ chức Phó Giám đốc Sở Nội vụ khi chưa có bằng Cao cấp chính trị với báo chí. (Ảnh: Chúc Ly).
Video đang HOT
Còn việc phản ánh ông Tô Văn Phết, từ nhân viên thành Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình NNPTNT chỉ sau 1 tháng, theo UBND tỉnh Cà Mau là chưa chính xác.
Bởi ông Phết có quá trình công tác từ 1999-2001 là cán bộ kỹ thuật, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng quản lý dự án của Công ty phát triển nhà Minh Hải (viên chức). Từ năm 2002 đến tháng 5.2009, ông Phết là Trưởng phòng quản lý quy hoạch và môi trường Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Cà Mau (công chức). Từ tháng 6.2009 – tháng 2.2017, ông là Trưởng phòng KHKT-CV, Ban quản lý dự án Tổng công ty phân bón – hóa chất dầu khí (hợp đồng lao động); từ tháng 3.2017 – tháng 2.2018 là Phó giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư – phát triển nhà Cà Mau (hợp đồng lao động).
Do nhu cầu công tác cán bộ tại Ban quản lý dự án công trình NNPTNT tỉnh thiếu 2 phó giám đốc và 7 biên chế chính thức; nhận thấy ông Tô Văn Phết trước đây là công chức, viên chức nhà nước và hiện là Phó Giám đốc Công ty đầu tư – phát triển nhà Cà Mau; có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và các điều kiên, tiêu chuẩn phù hợp, nên UBND tỉnh xét tuyển đặt cách vào viên chức đồng thời bổ nhiệm Phó Giám đốc Ban quản lý dự án công trình NNPTNT tỉnh theo các quy định.
Theo Danviet
Cà Mau thông tin việc doanh nghiệp sử dụng nhiều xe biển số ngoại giao
Tại cuộc họp giao ban báo chí đầu tháng 7/2018 của tỉnh Cà Mau diễn ra mới đây, lãnh đạo Công an tỉnh Cà Mau đã thông tin việc doanh nghiệp sử dụng xe mang biển số ngoại giao lưu thông trên địa bàn thời gian qua.
Vừa qua, dư luận ở Cà Mau, Bạc Liêu phản ánh Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý, có trụ sở tại TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) sử dụng nhiều xe ô tô mang biển kiểm soát (BKS) ngoại giao (loại BKS có đặc quyền miễn trừ ngoại giao) khiến người dân không khỏi thắc mắc.
Một trong những xe ô tô mang biển số ngoại giao thường xuất hiện tại Cà Mau. (Ảnh: CTV)
Nói về vấn đề trên, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức ngày 11/7, Đại tá Đỗ Chí Công- Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau cho biết, có 5 chiếc xe ô tô được gắn BKS ngoại giao gồm: 80-346-NG-16, 80-346-CV-03 của Đại sứ quán Lào; 80-NG-166-71, 80-166-CV-06 của Đại sứ quán Campuchia; 80-091-CV-02 của Đại sứ quán Bangladesh.
Theo Đại tá Công, tất cả những xe ô tô có BKS nói trên được đăng ký ở Cục Sảnh sát giao thông (Bộ Công an) và đơn vị này cấp biển số kiểm soát.
Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau thông tin, có 3 xe: 80-346-CV-03, 80-091-CV-02 và 80-166-CV-06 qua thông tin nắm được thì Công ty Công Lý mượn các Đại sứ quán sử dụng vào năm 2016 và đã trả lại vào năm 2017.
Hiện nay, còn 2 xe đang hoạt động là xe: 80-346-NG-16 và 80-NG-166-71 (đã chuyển BKS 80-166-NG-13) do Đại sứ quán Lào và Đại sứ quán Campuchia ký 2 hợp đồng vào năm 2016 và 2017.
"Hợp đồng này là dạng hợp đồng lao động, giao cho ông Trần Văn Tý (ngụ phường 7, TP Cà Mau). Ông Tý là tài xế của Công ty Công Lý, hợp đồng chỉ ghi quản lý sử dụng xe. Và trong quá trình quản lý sử dụng, tài xế có chuyên chở gia đình và công nhân Công ty Công Lý hoạt động đi lại trên địa bàn", Đại tá Công cho hay.
Theo Đại tá Công, việc sử dụng xe nói trên không đúng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Quyết định 53/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi tại Việt Nam.
Đại tá Công cho biết thêm, do 2 xe có hợp đồng giữa các Đại sứ quán với cho ông Trần Văn Tý, không có chuyển nhượng, bán nên không có căn cứ để xử lý.
Đại tá Đỗ Chí Công- Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau thông tin về xe biển số ngoại giao hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Được biết, vào năm 2017, Công an tỉnh Cà Mau từng có báo cáo về việc sử dụng xe mang BKS ngoại giao của Công ty Công Lý đến Cục Cảnh sát giao thông. Mới đây, Công an tỉnh Cà Mau cũng có báo cáo nhắc lại về 2 xe 80-346-NG-16 và 80-NG-166-71 để xin ý kiến chỉ đạo nhưng vẫn chưa nhận được ý kiến gì.
Huyền Trang - Huỳnh Hải
Theo Dantri
Nghệ An: Không xử lý cán bộ trục lợi bảo hiểm y tế vì... hết thời hiệu (!) Trong thời gian từ năm 2012 - 2014, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã lập khống hàng trăm hồ sơ bệnh án, phiếu ăn để trục lợi hàng trăm triệu đồng. Bệnh viện nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: N.A Thông tin từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị này đã có quyết định về...