Cà Mau: Liều trồng cây củ cay, 1 công thu 4 tấn, 1ha có 300 triệu
Từ ý tưởng tạo ra sự khác biệt để đi lên trong làm kinh tế, anh Nguyễn Thiện Hậu (ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã mạnh dạn đầu tư trồng loại cây ở địa phương chưa ai dám trồng để làm “cây kinh tế”. Qua vài năm phát triển, loại cây trồng này giúp gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm. “Cây kinh tế” anh Hậu lựa chọn là cây riềng.
Khi anh Hậu và anh Long tiến hành đầu tư trồng riềng nhiều người dân tại địa phương không tin rằng họ có thể thành công.
Mô hình trồng riềng thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Nhiều năm trước, vợ chồng anh Hậu rời vùng đệm đất rừng U Minh hạ lên TP.HCM tìm hướng phát triển. Cuộc sống mưu sinh nơi thị thành với vật giá đắt đỏ khiến gia đình anh sống khá chật vật. Trong một lần đi chợ, anh nông dân đã phải mua 1 củ riềng với giá bằng 1 kg riềng được bán tại vùng đất rừng mình lớn lên và anh đã quyết định về quê lập nghiệp bằng cây riềng.
Nhiều năm trước, vợ chồng anh Hậu rời vùng đệm đất rừng U Minh hạ lên TPHCM tìm hướng phát triển. Cuộc sống mưu sinh nơi thị thành với vật giá đắt đỏ khiến gia đình anh sống khá chật vật. Trong một lần đi chợ, anh nông dân đã phải mua 1 củ riềng với giá bằng 1 kg riềng được bán tại vùng đất rừng mình lớn lên và anh đã quyết định về quê lập nghiệp bằng cây riềng.
Ban đầu, anh Hậu đầu tư trồng thử nghiệm riềng trên diện tích khoảng 300 m2 tại xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Thấy cây riềng phát triển tốt nên anh rủ người bạn Châu Thanh Long qua vùng đất than bùn xã Khánh An (huyện U Minh) đầu tư trồng thêm 2 ha.
Video đang HOT
“Trồng riềng nơi vùng đất này thuận lợi là nguồn nước và đất than bùn phù hợp. Chỉ cần vun luống cao là trồng rất đạt. Từ đó, hạn chế dùng phân bón hóa học tạo ra sản phẩm theo hướng sạch nên được thương lái ưa thích” – anh Nguyễn Thiện Hậu chia sẻ.
Giá riềng có chiều hướng giảm nhưng vẫn có thu nhập cao.
Khi anh Hậu và anh Long tiến hành đầu tư nhiều người dân tại địa phương không tin rằng họ có thể thành công. Nhưng với bản tính kiên định, muốn tìm hướng đi mới để vươn lên nên mỗi người bỏ ra khoảng 60 triệu đồng để cây riềng bén rẽ. Hiện nay, mỗi năm họ có nguồn thu khoảng 300 triệu đồng/ha, số tiền này còn cao hơn mỗi chu kỳ thu hoạch rừng tràm truyền thống (khoảng 5 năm) người dân tại địa phương.
Tuy nhiên, hai người nông dân làm liều đang cảm nhận được những khó khăn khi người dân địa phương bắt đầu thực hiện mở rộng diện tích trồng riềng. So với lúc mới cho thu hoạch cách đây hơn 1 năm, giá riềng đã giảm khoảng 20%, ở mức khoảng 10.000 đồng/kg. Với mức giá này vẫn giúp họ có thu nhập cao, tuy nhiên, lo lắng về bức tranh nông sản “được mùa mất giá” vẫn diễn ra hằng ngày là điều khó tránh khỏi.
Anh Nguyễn Thiện Hậu băn khoăn: “Tính theo giá thị trường từ 8.000 – 10.000 đồng 1 công một năm trung bình khoảng 4 tấn. Một ha kiếm được 300 triệu đồng. Hiện thương lái thu mua cung cấp cho thị trường Cà Mau và Kiên Giang thì chỉ vài trăm kg. Khó khăn hiện nay là chưa đảm bảo được đầu ra, chưa có người bao tiêu sản phẩm nên bấp bênh. Đổ xô trồng nhiều chắc chắn giá sẽ tiếp tục giảm.”.
Bên cạnh nguồn thu nhập cao từ cây riềng mang lại, hai anh nông dân làm liều còn đang trồng xen thêm các loại cây trồng khác trên diện tích đất canh tác để tăng thu nhập. Đặc biệt, trong quá trình gắn bó với cây riềng, anh Nguyễn Thiện Hậu đã tận dụng phế phẩm từ củ riềng để làm “bài thuốc” trị sâu bệnh cho các loại cây trồng và mang lại hiệu quả tích cực. Anh Hậu đang ấp ủ việc thử nghiệm củ riềng như một loại “chế phẩm sinh học”, giúp người dân địa phương khắc chế sâu bệnh trên cây trồng
Theo Trần Hiếu (VOV-ĐBSCL)
Cà Mau: Cách chức cán bộ 'hành dân' đi lại 5 lần và phải chi tiền mới làm giấy khai sinh
Liên quan đến việc cán bộ bắt dân đi lại 5 lần và phải chi tiền mới làm được giấy khai sinh. Đảng ủy thị trấn U Minh (huyện U Minh, Cà Mau) cho biết, đã tiến hành kỷ luật cách chức ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn đối với ông Trần Minh Tiến, công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Nhiều cơ quan có khẩu thiệu như thế này nhưng vẫn còn những cán bộ "hành dân". (Ảnh minh họa).
Thông tin trên Dân trí, UBND huyện U Minh đã quyết định điều động một cán bộ khác thay thế ông Trần Minh Tiến làm cán bộ phụ trách Tư pháp - Hộ tịch của UBND thị trấn U Minh.
Ông Tiến trước đó là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn U Minh, nhưng đã bị kỷ luật cách chức Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn U Minh và bị điều chuyển sang bộ phận khác chờ xử lý theo quy định.
Ông Tiến bị kỷ luật vì có hành vi được cho là "hành dân" trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
Người thay ông Tiến nguyên là Trưởng Công an một xã thuộc huyện U Minh.
Người dân đến làm việc tại Trung tâm giải quyết hành chính tỉnh Cà Mau. (Ảnh: VOV).
Ngoài ông Tiến, ông Nguyễn Minh Cà - Chủ tịch UBND thị trấn U Minh, cũng bị kiểm điểm nghiêm khắc rút kinh nghiệm vì đã thiếu kiểm tra dẫn đến việc cán bộ cấp dưới "nhũng nhiều, gây phiền hà cho dân".
Trước đó, VOV đưa tin, sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân về việc "bị làm khó" khi đi làm thủ tục hành chính, ngày 8/10 Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cử công chức cùng người dân đến bộ phận 1 cửa của thị trấn U Minh làm thủ tục. Tại đây, công chức đã ghi nhận: người dân này lần thứ 5 đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì được công chức Tư pháp - Hộ tịch yêu cầu ngồi chờ. Sau đó, người dân phải chi 200.000 đồng để nhận được kết quả.
Sau khi nhận được giấy khai sinh, người dân đã yêu cầu làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, công chức Tư pháp - Hộ tịch đã từ chối với lý do "thủ tục đó từ từ đi, chưa thực hiện liền được". Tuy nhiên, theo quy định thì hai thủ tục này được thực hiện đồng thời và trả cùng lúc 2 kết quả.
Vụ việc nêu trên được xác định là "rất nghiêm trọng, gây phiền hà, bức xúc cho người dân". Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện U Minh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND thị trấn U Minh; kiểm điểm, xử lý kỷ luật công chức thực hiện không đúng quy định và chấn chỉnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
PV (tổng hợp)
Theo baodansinh
Dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, cán bộ bị điều chuyển Liên quan đến việc một người dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, sáng 4/11, ông Nguyễn Minh Cà - Chủ tịch UBND thị trấn U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) xác nhận đã điều chuyển ông Trần Minh Tiến, công chức Tư pháp - Hộ tịch của thị trấn sang bộ phận khác để chờ xứ lý tiếp...