Cà Mau không còn ‘vùng cam, vùng đỏ’, người dân được ăn uống tại quán
Trong khi đó, Bạc Liêu, Sóc Trăng cũng hạ cấp độ dịch. Riêng Sóc Trăng bỏ hạn chế người dân ra đường vào ban đêm.
Sau khi xuống vùng xanh, không khí mua bán tại chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng sôi động hẳn lên – Ảnh: KHẮC TÂM
Chiều 9-1, ông Nguyễn Văn Dũng – giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau – đã ký quyết định công bố cấp độ dịch COVID-19 quy mô cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ ngày 10-1, Cà Mau sẽ có 95 đơn vị áp dụng cấp độ 2 (vùng vàng), 6 đơn vị thuộc cấp độ 1 (vùng xanh). Đặc biệt, Cà Mau không còn xã, phường, thị trấn nào thuộc cấp độ 4 (vùng đỏ) và cấp độ 3 (vùng cam).
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa người dân sẽ được mua bán, ăn uống tại chỗ.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau, từ ngày 27-4-2021 đến 8-1-2022 toàn tỉnh ghi nhận 42.693 ca mắc COVID-19, 32.328 ca điều trị khỏi và tử vong 223 người. Hiện có hơn 10.200 người đang được điều trị, trong đó có hơn 8.200 ca điều trị tại nhà.
Hai ngày trước, Bạc Liêu cũng đã hạ cấp độ dịch từ “vùng cam” xuống “vùng vàng”. Một người dân ở Bạc Liêu cho biết trong gần 6 tháng liền, người dân tỉnh này không được ăn uống tại quán xá vì tỉnh liên tục thực hiện chỉ thị 15, chỉ thị 16 và sau đó cấm lĩnh vực kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ.
Bức xúc, hơn 100 lá đơn của người dân Bạc Liêu gửi lãnh đạo tỉnh khẩn cầu cho mua bán phục vụ ăn uống tại chỗ. Từ đề nghị này, tỉnh Bạc Liêu đã họp ban chỉ đạo và quyết định hạ cấp độ dịch, được người dân hoan nghênh.
Tại Sóc Trăng, sau nhiều ngày số ca mắc COVID-19 giảm sâu, từ chỗ khoảng 1.000 ca/ngày, nay giảm chỉ còn hơn 100 ca nên tỉnh đã quyết định điều chỉnh hạ cấp độ dịch từ “vùng cam” xuống “vùng vàng”. Riêng 10 phường của TP Sóc Trăng là “vùng xanh”, tạo điều kiện cho người dân mua bán, cung ứng hàng hóa dịp Tết.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng vừa ký văn bản kết thúc giới hạn thời gian ra đường để phòng chống dịch COVID-19. Trước đó, theo quy định của tỉnh, người dân Sóc Trăng bị cấm ra đường từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau.
Hải Phòng thành 'vùng đỏ', tạm dừng nhiều hoạt động vận tải
Ngày 8-1, Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng có văn bản chỉ đạo tạm dừng nhiều hoạt động vận tải khách nội tỉnh, liên tỉnh do tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn chuyển biến sang cấp độ 4 (vùng đỏ) toàn thành phố.
Hải Phòng tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tại những bến xe chính yếu sau khi cả thành phố chuyển vùng đỏ - Ảnh: TIẾN THẮNG
Theo văn bản số 82 ngày 8-1 của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, việc điều chỉnh hoạt động vận tải khách trên địa bàn là để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của UBND TP Hải Phòng đã ban hành và căn cứ bảng đánh giá cấp độ dịch bệnh trên địa bàn do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Phòng công bố ngày 8-1.
Theo đó, hiện nay toàn TP Hải Phòng được xác định là vùng có cấp độ 4 (vùng đỏ) nên những hoạt động vận tải khách tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch sẽ tạm dừng.
Cụ thể, tạm dừng vận tải khách công cộng bằng xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh; tạm dừng vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh. Tiếp tục tạm dừng vận tải khách bằng taxi, xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn các xã, phường, thị trấn có mức độ dịch cấp độ 4.
Trường hợp phương tiện vận tải có hành trình bắt buộc phải đi qua các địa phương nêu trên thì không được dừng, đỗ đón trả khách.
Với những địa bàn có cấp độ 3 (vùng cam) thì hoạt động vận tải nói trên chỉ được hoạt động không quá 50% số phương tiện của đơn vị vận tải và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng với xe giường nằm).
Ngoài ra, Hải Phòng cũng tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh tại bến xe khách Thượng Lý và bến xe khách phía Bắc Hải Phòng cho đến khi có thông báo mới.
Kể từ ngày 8-1, tạm dừng hoạt động vận tải khách tại bến xe khách Vĩnh Niệm và bến xe khách Đồ Sơn cho đến khi có thông báo mới.
Như vậy, hiện nay hoạt động vận tải khách liên tỉnh tại những bến xe chính của Hải Phòng đều đã tạm dừng hoạt động.
Người nuôi tôm càng xanh rộn ràng mùa thu hoạch Tỉnh Cà Mau có diện tích tôm càng xanh được thả nuôi khoảng hơn 16.300 ha, tập trung nhiều nhất ở huyện Thới Bình. Từ lâu, tôm càng xanh được xem là nông sản đặc trưng, đem về nguồn thu đáng kể cho nông dân. Nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Gần Tết Nguyên đán cũng là...