Cà Mau: Kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài tỉnh, đến nơi có dịch Covid-19
Để phòng dịch Covid-19, Cà Mau dừng tất cả các đoàn đi công tác ngoài tỉnh; dừng các hoạt động hội họp, tôn giáo, tín ngưỡng… các sự kiện tổ chức không quá 10 người.
Người Cà Mau dân khai báo y tế phòng dịch Covid-19 . ẢNH: CTV
Ngày 29.5, ông Trần Hồng Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ký văn bản hỏa tốc, tăng cường chế biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp.
Trưa 29.5: TP.HCM thêm 22 ca dương tính Covid-19 liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng
UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố cho rà soát, kê khai y tế tất cả những người từ vùng có dịch đến/về địa phương và quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm khi có dịch bệnh để thực hiện cách ly theo quy định.Thủ trưởng các địa phương, đơn vị thực hiện không nghiêm công tác phòng, chống dịch, chủ quan, lơ là, làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng phải bị xử lý trách nhiệm nghiêm túc, kịp thời.
Các địa phương chỉ đạo Tổ Covid-19 cộng đồng tăng cường giám sát người ngoài tỉnh đến/về địa phương, tổ chức giám sát tại gia đình tuân thủ hướng dẫn theo quy định của ngành y tế.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi làm việc, khi ra khỏi nhà và đến những nơi có đông người; cài đặt và quét mã QR-CODE tại nơi làm việc và các địa điểm có đặt mã QR-CODE.
Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo dừng tổ chức tiệc chiêu đãi, ăn uống có đông người; hạn chế tham gia các buổi gặp mặt, tiệc tùng, liên hoan. Dừng tất cả các đoàn đi công tác ngoài tỉnh; trường hợp đặc biệt phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Nếu có người trong cùng gia đình đi từ vùng có dịch về, phải tổ chức làm việc tại nhà, không đến cơ quan, đơn vị, nơi làm việc, nơi có đông người, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác.
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh ăn uống phải thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách, vệ sinh, khử khuẩn; khuyến cáo mua bán, kinh doanh bằng hình thức mang về, đặt hàng và thanh toán trực tuyến; người giao hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách. Yêu cầu các địa phương, cơ sở tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm những cơ sở kinh doanh không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng, du lịch, trung chuyển, xe bus có tuyến cố định, xe taxi, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tất cả các chuyến xe phải đảm bảo việc vận chuyển hành khách không quá 50% số khách đăng ký, thực hiện việc đeo khẩu trang, ngồi xen kẽ, ngồi cách hàng ghế và bắt buộc phải khai báo y tế, lập danh sách thông tin hành khách.
Đồng thời UBND tỉnh Cà Mau kêu gọi toàn thể người dân hạn chế đi ra ngoài tỉnh, nơi có dịch nếu không thật sự cần thiết. Trường hợp đi khi về phải khai báo y tế và thực hiện cách ly theo quy định. Các hoạt động hội họp, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các sự kiện chỉ tổ chức tập trung không quá 10 người tại 1 địa điểm để phòng dịch Covid-19.
Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động tôn giáo tập trung từ 0h ngày 29/5
Yêu cầu của TP Hà Nội được đưa ra sau khi TP.HCM phát hiện nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến một hội truyền giáo tại quận Gò Vấp.
UBND TP Hà Nội vừa gửi văn bản đề nghị các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành, chức việc và tín đồ các tôn giáo, tín ngưỡng chung tay cùng TP tham gia chống dịch với tinh thần "chống dịch như chống giặc".
Văn bản được đưa ra sau khi TP.HCM phát hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 mới có liên quan đến một hội truyền giáo tại quận Gò Vấp.
Thành phố đề nghị các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, quý vị chức sắc, chức việc, người đại diện đứng đầu cơ sở dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở, điểm nhóm sinh hoạt tập trung từ 0h ngày 29/5 cho đến khi có văn bản hướng dẫn, thông báo mới.
TP.HCM phát hiện hàng chục ca mắc Covid-19 liên quan đến một hội truyền giáo. Ảnh: Chí Hùng.
TP.HCM phát hiện hàng chục ca mắc Covid-19 liên quan đến một hội truyền giáo. Ảnh: Chí Hùng.
TP Hà Nội đề nghị các tổ chức nhắc nhở chức sắc, chức việc, tín đồ kịp thời phát hiện, thông tin với chính quyền, cơ sở y tế về các trường hợp có nguy cơ lây bệnh để kịp thời khoanh vùng, cách ly khi có dịch và khuyến khích sinh hoạt, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến.
Đồng thời, TP cũng đề nghị không mời người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là những người đến hoặc đi qua vùng dịch; không thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế như cử chức sắc, chức việc đi nước ngoài hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cho đến khi có thông báo được phép.
Người đứng đầu, đại diện tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật trước UBND TP nếu việc không chấp hành, thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19, làm phát sinh dịch bệnh tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Tính đến chiều 28/5, Hà Nội ghi nhận 159 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng. Trong đó chùm ca bệnh tại Times City và Công ty T&T (42 ca), chùm Đà Nẵng (46 ca), chùm Bắc Ninh (19 ca), chùm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (19 ca), chùm Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (14 ca), chùm Hưng Yên (8 ca), và chùm khác (11 ca). Chùm ca bệnh liên quan hội truyền giáo tại quận Gò Vấp (TP.HCM) đã tăng lên tổng cộng 57 người. Trong số này, 36 bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố.
Bà Rịa - Vũng Tàu tạm dừng hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Các hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được yêu cầu tạm dừng từ 0h ngày 29/5 để phòng, chống dịch Covid-19. Chiều 28/5, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản hỏa tốc thông báo tiếp tục tạm dừng một số hoạt động trên địa bàn tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19. Theo...