Cà Mau: Hình sự hóa việc dân sự
Là đơn vị sự nghiệp có thu, không sử dụng ngân sách nhà nước trong việc chế biến sản phẩm EM Zeo, nhưng khi giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cà Mau (trung tâm) mua 2 hóa đơn thuế VAT để thanh toán cho việc mua sản phẩm phụ gia, lập tức bị truy tố tội “tham ô”.
Tai họa vì yêu khoa học
Năm 2004, ông Cao Phương Nam – nguyên Giám đốc Trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ – Sở Khoa học Công nghệ Cà Mau – nhận chuyển giao công nghệ EM từ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm phát triển công nghệ Việt – Nhật. Trên cơ sở sản phẩm EM này, về Cà Mau ông phát triển thành sản phẩm EM Zeo sau khi đã nghiên cứu thêm vào nhiều chất phụ gia và một số hóa chất khác.
Video đang HOT
Sản phẩm EM Zeo được xem là một công trình khoa học công nghệ ứng dụng của trung tâm vào việc xử lý chất thải, xử lý môi trường nước, dùng trong nuôi tôm… Thành công của sản phẩm EM Zeo được cho là “bí quyết” của ông Cao Phương Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm 2004 người dân chưa biết nhiều đến loại sản phẩm này. Ông Nam bàn với bà Mai Xuân Hương là nhân viên của trung tâm phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường với mức khoán 3.397 đồng/lít, thời gian giao khoán là 2 năm.
Phương án nhận khoán ghi rõ “tiền nộp cho cơ quan bao gồm tiền chênh lệch giữa giá giao khoán và giá bán, tiền khấu hao trang thiết bị, nguyên vật liệu, nhãn hiệu”. Theo đó đơn vị giao khoán là trung tâm và hộ nhận khoán là bà Mai Xuân Hương. Ông Nam vừa là giám đốc trung tâm vừa là người cung cấp toàn bộ sản phẩm và làm thuê cho bà Hương (hộ nhận khoán).
Tai họa ập xuống đầu ông Nam khi các cơ quan vào kiểm tra và nhận thấy rằng các sản phẩm cung ứng đầu vào cho việc chế xuất sản phẩm EM Zeo không có hóa đơn VAT. Để tránh thắc mắc trong trung tâm, ông Nam mua 2 hóa đơn VAT tại Cần Thơ để thanh toán với số tiền trên 48 triệu đồng (số tròn). Cho rằng đây là hóa đơn khống, các cơ quan tố tụng tại TP.Cà Mau tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Cao Phương Nam về tội “tham ô tài sản”.
Ông Nam có phạm tội hình sự?
Tại bản án sơ thẩm TAND TP.Cà Mau ngày 13.3 nhận định, việc ông Nam mua hai hóa đơn để thanh toán đã thể hiện vi phạm nguyên tắc quản lý, thanh toán tài chính nhà nước. Hóa đơn ông Nam mua về thanh toán là hóa đơn khống. Từ đó tòa cho rằng mục đích của ông Nam mua, lập phiếu khống hai hóa đơn ở hai lần thanh toán (trên 48 triệu đồng) là nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan nên có căn cứ kết luận ông Nam phạm tội tham ô tài sản.
Tuy nhiên, căn cứ vào hồ sơ vụ án và xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền cho thấy nhận định này thiếu thuyết phục và có phần “ hình sự hóa” một vụ án dân sự. Trước đó, ngày 22.8.2011 Chánh thanh tra Sở Tài chính tỉnh Cà Mau Trần Trọng Thức xác định: “Nếu hoạt động sản xuất, tiêu thụ EM Zeo tại đơn vị do đơn vị tự thực hiện, không phải do Nhà nước đặt hàng thì doanh thu và chi phí sản xuất tiêu thụ EM Zeo sau khi đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN thì không phải là NSNN”. Theo các hợp đồng giao nhận khoán, thì sản phẩm EM Zeo là sản phẩm do trung tâm tự sản xuất, chính vì vậy việc ông Nam có kê khống hóa đơn hay không cũng không là tài sản của Nhà nước. Vì vậy khó có thể kết luận ông Nam tham ô tài sản.
Từ việc mua hóa đơn để thanh toán cho việc mua các sản phẩm phụ gia về hoàn thiện sản phẩm EM Zeo cung cấp cho hộ nhận khoán là bà Mai Xuân Hương, ông Cao Phương Nam đã bị quy kết tội tham ô và nhận mức hình phạt 7 năm tù giam. Với cách thừa hành pháp luật như các cơ quan tố tụng TP.Cà Mau liệu có ai dám nghiên cứu khoa học nữa trong thời gian tới. Hy vọng rằng tại phiên phúc thẩm sắp tới sự thật sẽ được làm sáng tỏ.
Theo các hợp đồng giao nhận khoán, thì sản phẩm EM Zeo là sản phẩm do trung tâm tự sản xuất, chính vì vậy việc ông Nam có kê khống hóa đơn hay không cũng không là tài sản của Nhà nước. Vì vậy khó có thể kết luận ông Nam tham ô tài sản.
Theo laodong
Lập 30 công ty "ma" để bán hóa đơn GTGT
Đối tượng táo tợn đó là Ngô Văn Hoàn, 31 tuổi, HKTT tại xã An Hòa, huyện An Dương, Hải Phòng. Từ cuối năm 2007 đến khi bị phát hiện (tháng 9-2012), Hoàn cùng đồng bọn đã thành lập 30 công ty "ma" để buôn bán hóa đơn GTGT.
Đối tượng Hoàn và tang vật vụ án
Trung tuần tháng 8-2012, Cơ quan ANĐT CATP Hải Phòng phát hiện một đường dây chuyên cung cấp hóa đơn GTGT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh lân cận. Nguồn cung cấp hóa đơn GTGT khá đa dạng, song nhiều dấu hiệu cho thấy, những tờ hóa đơn do một đầu mối điều hành phát ra. Tập trung điều tra, cơ quan công an xác định được đầu mối quan trọng chuyên xuất cấp hóa đơn là Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và vận tải Hải Yến, đăng ký địa chỉ tại khu phố I, thị trấn An Dương, huyện An Dương, Hải Phòng. Công ty này thành lập tháng 9-2007 nhưng không hoạt động gì, và bản chất là một... công ty "ma". Người thành lập công ty và đảm nhiệm chức danh giám đốc là Ngô Văn Hoàn, 31 tuổi, trú ở xã An Hòa, huyện An Dương.
Ngô Văn Hoàn chỉ có học vấn lớp 9/12. Sau khi thành lập Công ty Hải Yến, chỉ trong mấy tháng cuối năm 2007, Hoàn đã thuê 30 địa điểm, tuyển chọn... 30 giám đốc để điều hành công ty do Hoàn đứng sau chỉ đạo. Số giám đốc này đa phần không có trình độ, người là nông dân, người lao động tự do, và đặc điểm chung là rất nghèo. Mỗi giám đốc được Hoàn trả lương khá hậu hĩnh, nhưng chỉ vài tháng sau ngày mở công ty, khi đã mua được hóa đơn GTGT, Hoàn cho các giám đốc nghỉ việc. Tương tự như vậy là đội ngũ nhân viên kế toán số này có chút trình độ, được Hoàn trả lương trên dưới 3 triệu đồng/tháng, và cũng sớm bị nghỉ việc sau khi thực hiện các giao dịch mua bán hóa đơn GTGT.
Căn cứ tài liệu thu thập, Cơ quan ANĐT CATP Hải Phòng đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Ngô Văn Hoàn. Thời điểm cơ quan công an thực hiện biện pháp tố tụng, có 4 kế toán đang làm việc cho Hoàn gồm: Nguyễn Thị Hảo, 33 tuổi, nhà ở phường Cát Bi, quận Hải An Nguyễn Thị Oanh, 30 tuổi, nhà ở xã Hồng Thái, huyện An Dương Nguyễn Thị Thu Hương, 40 tuổi, trú ở phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, và Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 37 tuổi, trú ở phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng.
Theo tài liệu điều tra ban đầu, với 30 công ty trong tay, Ngô Văn Hoàn cùng đồng bọn đã mua trên 100 quyển hóa đơn GTGT và đã sử dụng hết. Có những tờ hóa đơn, nhóm Hoàn ghi khống tới vài tỷ đồng. Tổng doanh số "hàng" Ngô Văn Hoàn và đồng bọn ghi khống trên hóa đơn GTGT lên tới 1.000 tỷ đồng, qua đó chiếm đoạt và làm thất thoát tiền thuế hơn 100 tỷ đồng.
Khám xét trụ sở các công ty và nơi ở của đối tượng, cơ quan công an thu giữ 30 con dấu công ty, chức danh giám đốc, tiền mặt, giấy tờ có giá giả và tang vật liên quan khác. Một thủ đoạn của Hoàn bị cơ quan công an làm rõ khi tiến hành lập công ty "ma", đó là trong nội dung đăng ký kinh doanh, Hoàn kê khai kinh doanh nhiều ngành nghề, lĩnh vực để được mua hóa đơn GTGT. Ngoài ra, tay giám đốc này còn lập ra nhiều công ty để vừa xuất hóa đơn đầu ra, vừa cung ứng hóa đơn nhập hàng đầu vào cho các công ty "ma" do Hoàn điều hành. Nhiều tờ hóa đơn còn bị Hoàn ký giả mạo chữ ký, sau khi đã cho các giám đốc "ma" nghỉ việc.
Ngày 2-10, Cơ quan ANĐT CATP Hải Phòng đã khởi tố bị can, tạm giam Ngô Văn Hoàn về tội danh "Lưu hành giấy tờ có giá giả" khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 kế toán Hảo, Oanh, Hương, Ngọc về tội danh nêu trên.
Theo ANTD
TGĐ điều hành 30 công ty "ma", ghi khống hóa đơn 1.000 tỉ đồng sa lưới Lập ra 30 công ty "ma" làm vỏ bọc, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, Ngô Văn Hoàn (SN 1981) ở xã An Hòa - An Dương (Hải Phòng) cùng đồng bọn đã chiếm đoạt và làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng tiền thuế của Nhà nước. Đối tượng Ngô Văn Hoàn (ảnh Lao động) Cơ quan An ninh điều...