Cà Mau: Hạn mặn trồng thứ rau nhà nào cũng ăn mà kiếm bộn tiền
Mặc dù kinh tế gia đình kinh tế gia đình khá ổn định nhưng với bản chất cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất, bà Trần Thị Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh ( tỉnh Cà Mau) vẫn tận dụng đất trống sân vườn để trồng hoa màu, trong đó có trồng hành vào mùa hạn.
Qua đó, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Nhờ mô hình này mà mỗi năm bà Bé Ba đã có thu nhập vài chục triệu đồng.
Gia đình bàTrần Thị Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có 4 nhân khẩu, đất sản xuất trên 10 công, mỗi năm nuôi tôm, nuôi cua thu nhập trên 100 triệu đồng.
So với nhiều hộ dân trong vùng, gia đình bác Bé Ba có kinh tế khá ổn định. Tuy nhiên, bác Bé Ba vẫn luôn cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất.
Bà Bé Ba, thị trấn U Minh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang làm cỏ xung quanh các luống hành sắp đến ngày thu hoạch.
Ngoài trồng lúa, nuôi tôm, bà Bé Ba còn tận dụng khoảng 200 m2 đất trống phía trước nhà đang ở để cải tạo trồng hoa màu. Vào mùa mưa, bà Bé Ba trồng các loại hoa màu như cải xanh, rau thơm, cà phổi… Vào mùa hạn, bà Bé Ba không trồng những loại hoa màu này mà chỉ tập trung trồng hành lá.
Hành lá có thời gian trồng gần 2 tháng là thu hoạch, nên mỗi mùa hạn bà Bé Ba chỉ trồng được 3 vụ hành. Hiện nay, rẫy hành của bác Bé Ba trồng được hơn 1 tháng tuổi, đang phát triển tốt và còn khoảng 20 ngày nữa là đến thời kỳ thu hoạch.
Video đang HOT
Nếu từ nay đến ngày thu hoạch không có sâu rầy và côn trùng không cắn phá, khi thu hoạch bà cũng có thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi vụ và mỗi năm cũng có thu nhập từ bán hành và các loại hoa màu khác cũng được vài chục triệu đồng.
Trên thị trường hiện nay, 1 kg hành có giá dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng. Nhờ vậy mà trong những năm qua, gia đình bà Bé Ba có nguồn thu nhập khá ổn định, các khoảng tiền chi tiêu hàng ngày trong gia đình không phải lo như trước đây nữa.
Bà Bé Ba cho biết: “Năm nào cũng vậy, vào mùa mưa tôi trồng nhiều loại hoa màu, riêng mùa hạn tôi chỉ ưu tiên cho trồng hành. Hành lá trồng vào mùa hạn phát triển rất nhanh, không sợ mưa dập hoặc làm gãy lá. Hành là loại hoa màu trồng rất dễ, công chăm sóc không nhiều, chi phí đầu tư rất thấp, thu nhập tạm ổn định, đầu ra dễ…”.
Phát triển kinh tế gia đình gồm nuôi tôm, nuôi cua, trồng màu, trong đó có trồng hành mùa nắng hạn giúp bà Bé Ba xây dựng được căn nhà khang trang trị giá 500 triệu đồng.
Theo bà Bé Ba, trước khi trồng hành, nên dọn sạch cỏ, xới đất tơi xốp và lên giồng cao từ 2 đến 2,5 tấc, tộng từ 1 đến 1,2 mét. Phía trên mặt giồng phủ một ít rơm cho để giữ độ ẩm cho đất. Khi làm đất xong, nên bón phân NPK cho giảm độ phèn và tiến hành xuống giống hành.
“Khi hành trồng được 15 đến 20 ngày tiến hành bón phân DAP để cho hành phát triển nhanh hơn. Hôm nào trời nắng, tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Hành là loại cây ưa nước, nhưng lượng nước nhiều quá hành dễ bị thối rễ…”, bà Bé Ba tiết lộ kinh nghiệm trồng hành.
Những năm qua, gia đình bà Bé Ba, ở khóm 2, thị trấn U Minh thực hiện mô hình sản xuất nuôi tôm, nuôi cua, trồng hoa màu đạt năng suất cao, kinh tế gia đình từng bước khấm khá hơn.
Năm 2017, gia đình bà xây dựng ngôi nhà ở trị giá gần 500 triệu đồng. Mong rằng trong thời gia tới, mô hình nuôi tôm, nuôi cua, trồng hoa màu, trồng hành lá mùa nắng hạn của bà Bé Ba nhân rộng ra cho nhiều chị em phụ nữ trong khóm học tập, làm theo để cải thiện cuộc sống gia đình, xóa nghèo bền vững ở địa phương.
Huỳnh Phước
Thợ gác kèo ong rừng U Minh tiết lộ cách làm mắm ong non lạ miệng
Hàng năm, vào đầu tháng 10 âm lịch hoa tràm ở rừng U Minh lại bắt đầu nở rộ. Đây cũng là thời điểm các tập đoàn gác kèo ong tất bật ăn ong (thu mật); còn các mẹ, các chị cũng rộn ràng vào vụ làm mắm ong từ ong non (nhộng ong).
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Nhì (ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) - người có hơn 44 năm làm nghề gác kèo ong, cho biết: "Khi ăn ong, ngoài cắt lấy phần mật thì người thợ dùng dao cắt bớt một phần tàng ong chứa ong non. Phần bị cắt đi, ong thợ sẽ tiếp tục xây tổ, tiếp tục đi hút mật về dự trữ và người gác kèo tiếp tục khai thác mật. Nếu cắt hết hoặc để nguyên tàng ong, chúng sẽ bỏ đi nơi khác xây tổ mới".
Gác kèo ong là nghề truyền thống lâu năm của nhiều người dân xứ U Minh. (ảnh Chúc Ly)
Theo nhiều thợ gác kèo ong lâu năm ở U Minh, nhiều năm trước, mỗi khi vào mùa ăn ong, tàng ong với những con ong non béo ngậy không sao ăn hết. Từ một phần tàng ong sau mỗi chuyến đi ăn ong, nhiều người tận dụng để chế biến thành các món ăn hấp dẫn, trong đó có mắm ong. Món mắm ong non này có vị béo, thơm và giàu chất đạm. Ăn thấy lạ miệng và ngon nên nhiều người bắt chước làm theo.
Ở xứ U Minh, mắm ong non không xa lạ với người dân; còn những vị khách phương xa chắc còn e ngại khi thưởng thức. Tuy nhiên khi đã một lần được nếm thử chắc chắn sẽ khó quên hương vị của món ăn.
Cách làm mắm ong cũng khá đơn giản. Sau khi lấy tổ ong về, cắt miếng vừa phải, cho vào nồi nước sôi để luộc. Ở công đoạn này người làm phải nhanh tay đảo cho đều để vừa làm chín ong non vừa làm sáp ong tan chảy. Khi nhộng ong ráo nước thì bỏ vào keo cùng một ít muối, đậy nắp lại đem ra phơi nắng.
Khi thấy ong và muối ngấm đều, đổ ong ra trộn đều cùng thính cho có mùi thơm và cho lại vào keo nhựa. Gài chặt phía trên (dùng cây sống dừa), đậy nắp kín và đem ra nắng phơi khoảng 3-4 ngày, khi thấy ong ngả màu vàng nhạt là ăn được.
Ong non được trần vào nước sôi để tan sáp. (ảnh Chúc Ly)
Theo ông Phan Văn Rí - chủ cơ sở sản xuất mắm ong Hai Ngò (thị trấn U Minh, huyện U Minh), trung bình mỗi năm cơ sở của ông bán ra thị trường khoảng 1 tấn mắm ong với giá 110.000 đồng/kg; trong đó khoảng một nửa được bán vào dịp Tết Nguyên đán.
Thông thường, mắm ong làm khoảng 3 ngày là ăn được và phải ăn hết trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh thì sử dụng lên đến 1 tháng.
Cách ăn mắm ong cũng dân dã như cách làm ra nó. Người dùng có thể ăn theo cách đơn giản nhất là gắp từng con một ăn kèm với cơm nguội, ổi, me... Nhưng muốn thưởng thức mắm ong đúng điệu thì phải chuẩn bị những "nguyên liệu" ăn kèm như chuối chát, khóm, rau ngò om, ớt, lá sung...
Cà Mau: Nhà nông thu khá nhờ nuôi cua bự, trồng bồn bồn dại Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Cái Nước (Cà Mau) đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có tiêu chí phát triển sản xuất nông nghiệp và thu nhập của người dân. Về sản xuất nông nghiệp, người dân đã tận dụng được lợi thế như nuôi cua...