Cà Mau hạn chế các hoạt động chưa cần thiết để lo cho dân bị thiên tai
Trong thời gian thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh cà Mau yêu cầu hạn chế các hoạt động chưa cần thiết nhằm tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bộ đội, dân quân giúp người dân Cà Mau thu hoạch lúa bị ngập nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn “hỏa tốc” chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, TP Cà Mau về việc khẩn trương khắc phục thiên tai.
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xảy ra mưa lớn, kèm theo dông, lốc xoáy, kết hợp triều cường dâng cao, làm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài 4.585m; ngập 20.981 ha lúa, 267 ha rau màu, 3.806 ha nuôi trồng thủy sản; nhiều tuyến đường bị ngập, hư hỏng cục bộ nhiều vị trí, ảnh hưởng đến giao thông đi lại, nghiêm trọng nhất là các tuyến đường nội ô TP Cà Mau…
Để đẩy nhanh tiến độ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác các thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh (về sản xuất, cơ sở hạ tầng, nhà ở…), đặc biệt thiệt hại đối với lúa hè thu và xuống giống lúa – tôm.
Trên cơ sở kết quả thống kê, rà soát thiệt hại, các huyện, thành phố đủ điều kiện khẩn trương thực hiện hồ sơ, thủ tục và hỗ trợ hộ bị thiệt hại khôi phục sản xuất sau thiên tai; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất UBND tỉnh nội dung liên quan đến khôi phục sản xuất tại các khu vực bị thiệt hại (kinh phí bơm nước, khoanh ô thủy lợi để bơm nước…).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh còn chỉ đạo Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, TP Cà Mau tiếp tục rà soát các vị trí ngập sâu, đoạn đường hỏng (ổ gà) bị ngập, vị trí cống bị hư hỏng… thông báo trên phương tiện thông tin truyền thông và cắm biển cảnh báo để người tham gia giao thông biết, tránh để xảy ra tai nạn.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân tạm thời hạn chế tổ chức các buổi liên hoan, vui chơi, giải trí và các hoạt động chưa thật sự cần thiết, nhằm tập trung thực hiện các biện pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Vụ thương lái mà lại đi ăn trộm tôm của nông dân ở Cà Mau: Nhiều tình tiết bất ngờ
Sau thông tin vụ thương lái dàn cảnh trộm tôm tinh vi của nông dân ở Cà Mau mà báo chí đã phản ánh, mới đây, ông Lê Quân - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã có buổi tiếp 20 người dân là những người cho rằng đã bị các nhóm thương lái trộm tôm và đã tố giác mà chưa được giải quyết.
Trước đó, như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin, vào ngày 7/5, gia đình ông Lê Duy Châu (xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) tiến hành thu hoạch tôm.
Vào thời điểm này, một camera an ninh gắn trên các trụ điện gần đầm tôm đã ghi lại được cảnh thương lái kéo tôm. Khi xem lại các camera, anh cho rằng các thương lái đã thực hiện hành vi trộm tôm với số lượng lớn.
Anh đã báo công an và sau đó, cuối tháng 5, Công an huyện Đầm Dơi đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 19 người liên quan. Nhóm thương lái này do Đỗ Huệ Tánh cầm đầu.
Hình ảnh camera ghi lại cảnh thương lái trộm tôm tại nhà ông Châu ở xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mai.
Sau khi vụ án này xảy ra, người dân trong tỉnh đã gửi hàng chục đơn tố giác đến Công an tỉnh và các huyện, vì cho rằng mình cũng là nạn nhân giống như anh Châu, bị các nhóm thương lái trộm tôm. Người nhiều nhất bị trộm mất 10 tấn tôm, người thấp nhất cũng từ 2 tấn tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, hầu hết đơn tố giác của dân đã quá 2 tháng nhưng Công an các huyện chưa giải quyết.
Riêng anh Lê Duy Châu, người bị mất tôm trong vụ án đã khởi tố, thì cho rằng Công an huyện Đầm Dơi điều tra chưa đúng số lượng tôm mất.
Cụ thể, kết luận điều tra ban đầu của Công an huyện Đầm Dơi thể hiện, nhóm trộm đã lấy của gia đình anh Châu hơn 2,6 tấn tôm, trị giá hơn 340 triệu đồng. Số lượng tôm trên được bán cho một công ty thủy sản tại TP.Cà Mau. Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ việc, Đỗ Huệ Tánh có khai nhận, hơn 2,6 tấn tôm đã được bán tại chợ Bình Điền, TP.Hồ Chí Minh.
Người dân bị mất trộm tôm tại buổi tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh Cà Mau. Ảnh: CTV.
Tại buổi tiếp dân, một luật sư cho rằng, tại kết luận điều tra và cáo trạng không đề cập lời khai này của anh Châu, chỉ kết luận toàn bộ số tôm Đỗ Huệ Tánh chỉ bán ở một Công ty thủy sản tại TP.Cà Mau. Từ đó cho thấy có dấu hiệu số tôm trộm cắp rất lớn, vượt thẩm quyền giải quyết của Công an huyện Đầm Dơi. Chính vì vậy, nên rút vụ án trộm tôm tấn ở huyện Đầm Dơi về Công an tỉnh giải quyết.
Được biết, đến nay cơ quan công an đã nhận tổng cộng 24 đơn tố giác bị trộm tôm của dân, tất cả đã được phân loại và chuyển về các huyện giải quyết theo thẩm quyền.
Trong buổi tiếp công dân, ông Lê Quân - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau bày tỏ sự đồng cảm trước mất mát của bà con. Đồng thời, bà con cũng cần thấu hiểu khó khăn của cơ quan hành pháp là làm sao phải đủ chứng cứ, chứng minh được tội phạm.
Chủ tịch tỉnh Cà Mau ghi nhận tất cả ý kiến của dân và khẳng định sẽ theo dõi, đôn đốc các cơ quan tố tụng quyết liệt điều tra, làm rõ tố giác của dân, đúng quy định, nhằm ngăn chặn triệt để nạn trộm tôm để người dân an tâm sản xuất.
Liên quan vụ việc nêu trên, VKSND huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã ra quyết định truy tố 14 bị can tội "Trộm cắp tài sản" và 5 bị can tội "Không tố giác tội phạm". Tuy nhiên, trước ngày tòa án đưa vụ việc ra xét xử, đơn vị này đã rút hồ sơ để xem xét bổ sung thêm chứng cứ.
Diễn biến mới vụ Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau Vào ngày mai, lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức cuộc họp để nghe các sở, ngành báo cáo liên quan vụ việc Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh này. Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp...