Cà Mau: Hai kiểm lâm bị kiểm điểm vì rừng của doanh nghiệp tặng xe Lexus
Tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa kiểm điểm 2 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) vì không báo cáo kịp thời, để hàng loạt diện tích rừng phòng hộ xung yếu bị chết.
Hai cán bộ bị kiểm điểm là Trương Minh Nhựt và Kiều Minh Trung. Trong thời gian phụ trách địa bàn, 2 cán bộ này tuy đã phát hiện rừng mắm có dấu hiệu chết, nhưng không kịp thời kiểm tra, báo cáo, dẫn đến thiệt hại rừng khá lớn.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, diện tích rừng bị chết do Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (gọi tắt là Công ty Công Lý) thuê quản lý, kết hợp làm du lịch.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, năm 2015, Công ty Công Lý được UBND tỉnh Cà Mau cho thuê gần 325.000 m2 đất và hơn 193.000 m2 rừng phòng hộ xung yếu tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
Trong đó, Công ty Công Lý đã sử dụng 40.600 m2 trồng rừng thay thế và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác. Diện tích còn lại, công ty này trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, kết hợp làm dịch vụ du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, một phần không nhỏ cây rừng (chủ yếu là mắm) trong diện tích rừng mà Công ty Công Lý thuê bất ngờ bị chết.
Qua kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau báo cáo cho biết, trong khu vực này, diện tích cây mắm có khả năng chết từng vệt, từng đám, chiếm khoảng 60% so với tổng diện tích cây rừng trong khu vực.
Nguyên nhân cây rừng chết được các ngành chức năng tỉnh Cà Mau đưa ra là do thời điểm cuối năm 2016 đầu năm 2017, lượng mưa lớn kéo dài, triều cường dâng cao nên hệ thống cống của khu du lịch Khai Long (Công ty Công Lý đầu tư) thoát nước không triệt để, làm ứ đọng nước lâu ngày dẫn đến cây rừng bị ngập úng và chết cục bộ.
Video đang HOT
Tỉnh Cà Mau cũng xác định, một trong những nguyên nhân nữa là phía Công ty Công Lý chưa thường xuyên theo dõi, báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng hiện tượng cây rừng chết để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục.
Rừng phòng hộ bị chết, 2 kiểm lâm bị kiểm điểm. (Ảnh minh họa)
Công ty Công Lý là doanh nghiệp đang gây xôn xao dư luận khi vào tháng 3/2016 tặng 2 xe Lexus trị giá hơn 6 tỷ đồng cho tỉnh Cà Mau. Sau đó, vào cuối năm 2016, công ty này đã xin tạm ứng 30 tỷ đồng và được tỉnh Cà Mau chấp nhận cho ứng 25 tỷ đồng để sửa chữa máy móc thiết bị nhà máy xử lý rác.
Dư luận cho rằng, việc Công ty Công Lý tặng xe ô tô để rồi sau đó được “ưu ái” cho tạm ứng tiền từ ngân sách là có sự liên quan.
Trả lời PV Dân trí, ông Đoàn Quốc Khởi – Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau – cho rằng, tỉnh cho Công ty Công Lý tạm ứng trước 25 tỷ đồng từ ngân sách là không sai. Việc tiếp nhận 2 xe ô tô mà công ty này tặng cũng đúng quy định.
“Việc tiếp nhận xe tặng và cho ứng tiền ngân sách là 2 vấn đề không liên quan gì đến nhau, nên nói tỉnh ưu ái cho công ty là không có cơ sở”, ông Khởi khẳng định.
Theo Huỳnh Hải (Dân trí)
90% người được hỏi đồng tình bỏ loa phường
Theo kết quả khảo sát trên cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội, 90% người tham gia đánh giá thông tin từ loa phường "không thiết thực", tỷ lệ cho rằng "không cần thiết duy trì" loa phường cũng lên đến 90%.
Hôm nay 25/2, việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường trên Cổng giao tiếp điện tử thành phố (https://hanoi.gov.vn) sẽ kết thúc. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay, từ kết quả khảo sát và lấy ý kiến một số khu dân cư, Sở sẽ báo cáo lên UBND TP xem xét, quyết định.
Hà Nội đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường với kết quả đa số đề nghị không nên duy trì hệ thống thông tin này. Ảnh: Võ Hải.
Tính đến 10h ngày 25/2, trên 3.000 người tham gia khảo sát ở cổng giao tiếp thành phố. Trong đó, chỉ có trên 4% cập nhật thông tin qua loa phường; hơn 10% cho rằng thông tin từ loa phường là hữu ích và gần 4% ý kiến đồng tình với việc duy trì loa phường như hiện nay.
Đa số người tham gia khảo sát cho hay thông tin từ loa phường không có ích (gần 90%) và không nên duy trì loa phường như hiện nay (khoảng 90%). Số liệu khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ cập nhật thông tin qua Internet (trên 45%); đọc báo in (trên 10%); nghe đài (đài tiếng nói Việt Nam, hệ phát thanh Đài PTTH Hà Nội (gần 7%)...
Việc lấy ý kiến nhân dân về loa phường được thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị của Sở Thông tin thành phố (ngày 9/1). Tại hội nghị, ông Chung cho rằng, loa có tác dụng lớn ở thời kỳ bao cấp nhưng với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, cần xem xét loa phường còn phù hợp hay không.
"Nếu loa phường không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi. Loa đã hoàn thành sứ mệnh của nó", Chủ tịch Hà Nội nói và giao Sở Thông tin đánh giá hiệu quả ngay trong quý I năm 2017.
Kết quả lấy ý kiến nhân dân về loa phường trên cổng giao tiếp điện tử Hà Nội đến 10h ngày 25/2. Ảnh chụp màn hình.
Ngày 6/2, trong buổi làm việc của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội với các sở ngành, Chủ tịch Hà Nội thông tin Giám đốc Sở Tài chính đã báo cáo sơ bộ về ngân sách thành phố chi hàng năm để duy trì hệ thống loa phường.
"Rất tốn. Mỗi phường một năm chi mất mấy trăm triệu. Hiện nay chất lượng tin phát hành rất thấp", Chủ tịch Hà Nội cho biết. Ông Chung đề nghị Sở Thông tin sớm có đánh giá khách quan, để thành phố có cơ sở đưa ra những cơ chế phù hợp.
Ở góc nhìn khác, tại buổi làm việc của lãnh đạo Thành ủy Hà Nội với quận Ba Đình sáng 14/2, Phó giám đốc công an thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Bạch Thành Định đã đưa ra quan điểm cần giữ hệ thống loa phường vì đó là thông tin truyền thông trực tiếp đến người dân để họ nắm được chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước.
"Loa phường chính là sức mạnh của chính quyền, sợi dây nối giữa dân và Đảng, chính quyền và dân. Bởi nếu chúng ta buông cái này là chúng ta mất", Tướng Định nói.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội tiếp tục lấy ý kiến dân để quyết định "số phận" loa phường Sau ba ngày tạm dừng vì lý do kỹ thuật, chiều nay (ngày 9/2), Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến người dân để quyết định "số phận" loa phường. Chiều nay (ngày 9/2), hệ thống lấy ý kiến người dân về hệ thống thông tin cơ sở trên Cổng Thông tin điện tử TP...