Cà Mau: Đột phá giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số
Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 53.200 người, đông nhất là dân tộc Khmer và Hoa. Bằng nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau, đời sống của đồng bào ngày một được nâng lên, giảm nghèo nhanh.
Tỷ lệ giảm nghèo 3-4%/năm
Tỉnh Cà Mau có 65 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS được phân định theo 3 khu vực, trong đó có 127 ấp đặc biệt khó khăn. Tỉnh có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn; trong đó có 13 DTTS với hơn 53.200 người (11.448 hộ). Đồng bào DTTS đông nhất của tỉnh là dân tộc Khmer với hơn 9.600 hộ, gần 45.000 người.
Mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả cao của đồng bào DTTS huyện Thới Bình. Ảnh: CTV
Theo ông Triệu Quang Lợi – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, trong giai đoạn 2014 – 2019, mặc dù kinh tế của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; nhưng dưới sự lãnh đạo kỳ quyết của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự đồng thuận cao trong nhân dân, cùng với truyền thống đoàn kết, thi đua yêu nước, các tầng lớp nhân dân tỉnh nhà, trong đó có đồng bào DTTS đã vượt qua khó khăn và nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
Theo số liệu rà soát, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh năm 2010 còn khá cao, với gần 36%. Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người DTTS là 35,96 triệu đồng và hiện chỉ còn gần 15,6% hộ nghèo DTTS. Đặc biệt, tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm đạt từ 3-4%.
Cũng trong giai đoạn 2014-2019, Cà Mau đã tập trung xây dựng hoàn thành 256 công trình giao thông và duy tu 274 công trình khác trong vùng DTTS thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, với tổng nguồn vốn được phân bổ trên 220 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ hơn 160,6 tỷ đồng và vốn ngân sách của tỉnh là 60 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ban dân tộc tỉnh cũng đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét xuất ngân sách hỗ trợ thêm ngoài Chương trình 135 khoảng 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hoàn thành một số tuyến đường giao thông bức xúc thuộc vùng DTTS.
Trong các năm qua, Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh luôn được ưu tiên về nguồn lực đầu tư; đặc biệt là nguồn vốn ngân sách hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn đối ứng của ngân sách tỉnh.
Điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở vùng DTTS ở Cà Mau, phải kể đến huyện U Minh. Hiện toàn huyện có 1.469 hộ DTTS, với 6.419 khẩu, chiếm hơn 5,7% hộ dân toàn huyện. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm số lượng lớn nhất, phần lớn làm nghề nông, mua bán nhỏ và lao động phổ thông, tập trung đông nhất ở xã Khánh Lâm, Khánh Hoà, Nguyễn Phích và Khánh Thuận.
Từ năm 2015 đến nay, huyện đã cấp hỗ trợ hơn 2.000 lượt hộ DTTS mua giống, cây, con phát triển sản xuất. Tỉnh phân khai vốn Chương trình 135 cho 4 xã khu vực III và xã bãi ngang ven biển số tiền hơn 4 tỷ đồng, huyện đã cấp tiền hỗ trợ 572 lượt hộ nghèo nuôi tôm, nuôi heo hướng nạc, gà nòi thương phẩm, nuôi dê, nuôi vịt biển, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình,…
Đào tạo việc làm, tăng thu nhập
Nhìn chung, những kết quả thu được trong việc thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất tại các địa phương trong các năm qua đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Tại Đại hội đại biểu DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019,ông Trần Hồng Quân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thông tin: Kinh tế – xã hội vùng DTTS trong tỉnh đã có bước đột phá quan trọng; công tác quản lý Nhà nước về dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh có nhiều thành tựu nổi bật. Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng; nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả được điển hình và nhân rộng; trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc đã được cải thiện rõ nét, nhiều gia đình có con em học đại học và trên đại học…, đã có nhiều đóng góp cho xã hội và địa phương.
Cùng với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh trong vùng DTTS, tỉnh còn đẩy mạnh đào tạo, truyền nghề và giới thiệu việc làm. Trong giai đoạn 2014 – 2019, tỉnh đã giới thiệu, hỗ trợ và giải quyết việc làm cho hơn 2.700 lao động người DTTS; trong đó có hơn 1.300 người lao động ngoài tỉnh.
Nhân dịp Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ III, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương những kết quả to lớn, toàn diện mà Đảng bộ, Chính quyền, các dân tộc tỉnh Cà Mau đạt được. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng ghi nhận kết quả giảm nghèo toàn tỉnh Cà Mau, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS tỉnh.
“Tỉnh cần tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa của các DTTS, nhằm phát triển du lịch sinh thái, cải thiện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đào tạo, dạy chữ Khmer, dạy nghề, nâng cao dâng trí, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao trong vùng DTTS” – Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Theo Danviet
Cà Mau xây dựng nông thôn mới, tạo bước chuyển ở vùng dân tộc thiểu số
Tỉnh Cà Mau có 13 dân tộc thiểu số với gần 12.000 hộ, nhưng đông nhất là dân tộc Khmer và dân tộc Hoa.
Đường giao thông nông thôn xã Tân Lộc, huyện Thới Bình được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp theo tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số cư ngụ đan xen với các dân tộc anh em ở 67 xã, phường thuộc 9 huyện, thành phố của tỉnh; trong đó có 52 xã xây dựng nông thôn mới.
Ông Triệu Quang Lợi - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết: Qua gần 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi. Đặc biệt ở 52 xã xây dựng nông thôn mới có tổng tiêu chí đạt được là 746 tiêu chí, bình quân 14,3 tiêu chí/xã; trong đó, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 23 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 5 xã đạt từ 6-9 tiêu chí.
Đến nay, diện mạo vùng dân tộc thiểu số có sự phát triển nhanh và ngày càng hoàn thiện. Trình độ dân trí, đời sống, vật chất và tinh thần của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được quan tâm mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Theo số liệu điều tra, rà soát tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vào thời điểm năm 2010 cho thấy, tỷ lệ này còn khá cao với gần 36%. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019 thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 16,37%.
Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và việc chăm sóc sức khỏe người dân cũng được cải thiện. Cơ sở vật chất y tế, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Thời quan qua, phong trào thi đua "Cà Mau chung sức xây dựng nông thôn mới" được đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia. Nhiều hộ dân đã phấn đấu vươn lên trong sản xuất, kinh doanh và giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; hiến đất xây dựng nhà sinh hoạt văn hóa, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng các tuyến lộ giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, chợ...
Ban Dân tộc tỉnh phối hợp các cấp, các ngành có liên quan thực hiện hiện tốt các chương trình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn cử, tỉnh đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng 452 công trình hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc; có 1.387 hộ được hỗ trợ đất ở, 359 hộ được hỗ trợ đất sản xuất, 168 hộ được hỗ trợ đất ở kết hợp đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề gần 3.000 hộ, 1.122 hộ được hỗ trợ về nước sinh hoạt, 200 hộ được hỗ trợ tái định cư...
Các cấp, các ngành trong tỉnh còn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nguồn vốn sản xuất, cây giống, con giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tạo điều kiện cho nhiều hộ dân tộc đi tham quan, học tập kinh nghiệm làm giàu ở một số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc...
Tuy vậy, công tác xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định cần được tiếp tục quan tâm chỉ đạo và tăng cường nguồn lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số khá cao trên 15%, cao gấp 3 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh; thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, chỉ mới đạt khoảng 32 - 33 triệu đồng/người/năm.
Theo ông Triệu Quang Lợi- Trưởng ban Dân tộc tỉnh, để tạo sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã chỉ mới đạt từ 6-14 tiêu chí thì cần tiếp tục tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện . Các cấp, các ngành quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tổ chức tốt mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, các địa phương chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và nguy cơ tác động từ thiên tai, dịch bệnh.
Ban Dân tộc tỉnh quan tâm chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia đóng góp xây dựng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; trong đó vận động người dân áp dụng các mô hình sản xuất nuôi trồng có hiệu quả, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình góp phần nâng cao nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, các cấp, ngành có giải pháp thiết thực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ từng hộ nghèo; chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ để tạo sinh kế ổn định cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Theo Kim Há (TTXVN)
Cà Mau: Yêu cầu kiểm tra toàn bộ tuyến rừng phòng hộ bị chặt phá Liên quan đến thông tin người dân phản ánh rừng phòng hộ xung yếu thuộc thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) bị chặt phá nghiêm trọng, ngày 2/12, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau có văn bản truyền đạt ý kiến Chủ tịch tỉnh này về việc kiểm tra thông tin báo chí...