Cà Mau dồn sức giúp dân vùng “khát nước”
Ngày 1-4, thống kê từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đầu mùa khô năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 hộ dân thiếu nước và không có nước sinh hoạt.
Trong đó, “tâm khát” là ở các xã: Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Tây, Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) với 1.850 hộ; kế đó là bảy xã lâm phần rừng tràm huyện U Minh (Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Hòa, Nguyễn Phích, Khánh An) và vùng giáp ranh với huyện Thới Bình (xã Biển Bạch và Biển Bạch Đông), với tổng số hơn 2.700 hộ. Ngoài ra, còn hơn 1.300 hộ dân rải rác ở các xã Đất Mới (huyện Năm Căn), Đông Hưng và Hưng Mỹ (huyện Cái Nước), Quách Phẩm Bắc (huyện Đầm Dơi) và xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) cũng trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ vào cao điểm mùa khô hạn.
Để giải quyết “cơn khát” cho nhân dân trong vùng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Cà Mau đang tiến hành rà soát lại toàn bộ tình trạng thiếu nước trên địa bàn để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Về giải pháp trước mắt, sẽ tiến hành rà soát, xét đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách để cấp bồn chứa nước (loại một mét khối) để trữ nước cho các hộ tại huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Khẩn trương mở rộng tổng số 71 km tuyến ống các công trình cấp nước tập trung tại: Kinh 16 (xã Biển Bạch), Ấp 3, ấp Mũi Tràm (xã Khánh Bình Tây Bắc), xã Khánh Bình Tây, xã Khánh Lâm và xã Khánh Hòa.
Theo Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, cùng với các giải pháp nêu trên, trong năm 2016, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục nâng cấp, sửa chữa, mở rộng và xây mới các công trình cấp nước tập trung tại các khu vực thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn, để nhân nhân sớm có nước sử dụng trong sinh hoạt. “Giai đoạn một, chúng tôi ưu tiên giải quyết tình trạng một số khu vực thiếu nước bức xúc với khoản kinh phí 16 tỷ đồng. Còn lâu dài cần đến hơn 42 tỷ đồng để khắc phục tình trạng thiếu nước cơ bản” – ông Sử cho biết.
Video đang HOT
Không chỉ gây thiếu nước sinh hoạt cục bộ, mà khô hạn, xâm nhập mặn còn làm khánh kiệt đồng đất ở Cà Mau, gây nhiều thiệt hại trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ở các vùng ngọt hóa của huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời. Trong tháng ba vừa qua, Cà Mau nhận được khoảng 20 tỷ đồng từ T.Ư (cả từ Ngân hàng và MTTQ) để hỗ trợ tỉnh giúp nhân dân vùng thiên tai khắc phục thiệt hại, sớm ổn định sản xuất. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương rà soát, thống kê cụ thể mức độ thiệt hại từng hộ dân, để đến khoảng giữa tháng tư này tiến hành các thủ tục cần thiết chi hỗ trợ cho người dân có diện tích cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn là một trong các nhiệm vụ trọng tâm mà thủ trưởng các đơn vị, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ quyết liệt hơn trong thời gian tới. “Sau khi rà soát lại thật chặt số hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng về hạn-mặn, tỉnh sẽ tiến hành chi hỗ trợ cho người dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu lượng thực, thiếu nước uống” – ông Nguyễn Tiến Hải khẳng định.
Do điều kiện địa chất mà nhiều nơi vùng ngọt ở Cà Mau chưa khoan được giếng nước ngọt, đặc biệt là tại xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Vì vậy, chúng tôi đang khẩn trương xúc tiến hoàn thiện các thủ tục để xây dựng một trạm nước mới (hơn 30 tỷ đồng) ở xã Tân Bằng (huyện Thới Bình) để nối ống (khoảng 75 km), dẫn nước về Biển Bạch, giúp gần 2/3 dân số xã này thoát khỏi cảnh khát nước vào mùa khô – Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau Nguyễn Hạnh Phúc, cho biết.
HỮU TÙNG
Theo_Báo Nhân Dân
Hàng ngàn hộ dân khát nước sạch
Hàng ngàn hộ dân sống ven sông Gianh (Quảng Bình) ngày đêm khao khát có nước sạch để dùng, vì họ đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Không có nước sinh hoạt, người dân xã Thanh Thạch phải ra sông gánh nước về dùng - Ảnh: P.T
Một tháng trở lại đây, nước giếng của hầu hết người dân xã Thanh Thạch, (H.Tuyên Hóa, Quảng Bình) bị khô cạn. Thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống của người dân bị đảo lộn, họ quay cuồng tìm nguồn nước để sinh sống, chống chọi lại cái khát, người dân xã Thanh Thạch phải ra sông gánh nước về sử dụng. Bà Đinh Thị Xuân (ở thôn 3, xã Thanh Thạch) cho biết: "Chưa có năm nào hạn sớm như năm nay. Nắng nóng kéo dài, không có mưa nên hầu hết giếng nhà nào cũng đã khô cạn. Do gia đình tôi ở vùng trung tâm nên may mắn nước giếng vẫn còn, chứ dùng nước sông thì bẩn lắm". "Mấy ngày qua, chúng tôi phải đi xin nước về nấu nướng, còn tắm giặt thì dùng nước sông. Nếu nắng nóng cứ kéo dài như thế này, những gia đình còn nước cũng cạn kiệt hết thì không biết lấy nước đâu ra mà ăn uống đây", một người dân ở thôn 1, xã Thanh Thạch nói.
Theo ông Đinh Văn Đức, Phó chủ tịch xã Thanh Thạch: "Mùa hè năm nào, người dân trên địa bàn xã cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, nghiêm trọng nhất là người dân ở thôn 1 và thôn 4. Vì không còn nguồn nước nào khác, họ đành phải ra sông Gianh gánh nước về dùng, dù nước ở đấy không đảm bảo vệ sinh".
Giá một khối nước bằng 20kg gạo
Nhiều năm qua, hàng ngàn hộ dân tại các xã ven sông Gianh thuộc H.Quảng Trạch như: Quảng Lộc, Quảng Hải, Quảng Văn... cũng sống trong cảnh thiếu nước sạch. Nguồn nước ở những xã này đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên việc ăn uống của họ phụ thuộc vào nước mưa. Thời gian qua, người dân các xã trên phải mua nước từ các thuyền chở từ nơi khác về với giá từ 60.000 đến 200.000 đồng/m3.
Dù chỉ sử dụng nguồn nước này để ăn uống, nhưng tháng nào mỗi gia đình cũng phải chi từ 300.000 - 350.000 đồng để mua nước. Trong khi đó, người dân cũng không rõ nguồn gốc và chất lượng của nguồn nước mình mua. Họ chỉ biết nước này được các chủ thuyền chở từ các núi đá đầu nguồn về cung cấp theo đơn đặt hàng của người dân.
Theo ông Trần Bình Quảng, Trưởng thôn La Hà Tây, năm 2000 có một dự án cấp cho mỗi hộ dân 1 lu đựng nước từ 1,2 - 2m3. Nhà nào có tiền thì xây thêm bể rồi hứng nước mưa vào đó để dùng cho việc ăn uống. Còn nước giếng ở đây bị nhiễm phèn nặng nên chỉ dùng để rửa, giặt giũ. Nếu khô hạn, không có mưa thì người dân trong thôn La Hà Tây phải mua nước với giá rất cao, tính ra một khối nước sạch bằng 20 kg gạo.
Bà Phạm Thị Tuất, (70 tuổi, trú thôn La Hà Tây, xã Quảng Văn) cho biết: "Vì ở xa bến nên gia đình tôi phải mua nước sạch với giá hơn 190.000 đồng/m3. Nước này chỉ dùng để ăn uống, còn rửa rau, tắm giặt thì phải dùng nước giếng. Người dân ở đây không mấy ai dám mặc áo trắng vì giặt một lần bằng nước giếng thì áo trắng cũng ra áo vàng".
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Khát nước ở Khe Sanh Chưa bao giờ TT.Khe Sanh (H.Hướng Hóa), vùng đất được ví là "Đà Lạt ở Quảng Trị" lại oi bức, khô khốc như những ngày này. Người dân chẳng buồn lo đến nguồn nước để sản xuất nông nghiệp, bởi ngay nước để con người uống cũng còn thiếu. Hồ Khe Sanh (TT.Khe Sanh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) không còn một giọt nước,...