Cà Mau: Dốc sức giữ mô hình “con tôm ôm gốc lúa”
Sản xuất tôm – lúa ở Cà Mau được xem là mô hình nông nghiệp thông minh, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành nông nghiệp, trong tương lai bắt buộc phải giảm diện tích do xâm nhập mặn.
Hiệu quả kép
Năm 2009, tỉnh Cà Mau triển khai đề án Nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất tôm – lúa giai đoạn 2009 – 2012 và định hướng đến năm 2015. Qua gần 3 năm thực hiện, đề án đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ cho nền sản xuất ở Cà Mau. Cũng từ đây, nhiều nông dân mạnh dạn chuyển từ diện tích sản xuất kém hiệu quả sang mô hình tôm – lúa, cho thu nhập cao hơn.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, kế hoạch diện tích sản xuất tôm – lúa toàn tỉnh năm nay khoảng 48.000ha, trong đó nhiều nhất là ở huyện Thới Bình và một số địa phương như huyện U Minh, Trần Văn Thời và TP.Cà Mau.
Năng suất lúa khoảng 3-4 tấn/ha, tôm khoảng 300-400kg/ha. Đặc biệt, thu nhập của mô hình được cộng thêm một phần rất cao từ các loài thủy sản khác được nuôi ghép. Trong ảnh: Nông dân Cà Mau thu hoạch tôm trong mô hình (Ảnh: T.A)
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, thời gian trước ở những vùng này, sản xuất lúa vô cùng khó khăn do bị nhiễm mặn, lúa mùa và lúa 2 vụ không hiệu quả, năng suất thấp, nên thu nhập của người dân rất hạn chế. Khi chuyển sang làm tôm – lúa, thu nhập của người dân được nâng lên đáng kể, cao hơn gấp đôi so với trước đây, trung bình khoảng 60-70 triệu đồng/ha.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Cẩn (xã Biển Bạch, huyện Thới Bình), cho hay: Vài năm trước, gia đình tôi chuyển 45 công (khoảng 1.300m2) đất sản xuất kém hiệu quả sang mô hình tôm – lúa. Chỉ trong vụ tôm đầu tiên, gia đình tôi đã thu về hơn 40 triệu đồng. Nhiều nông dân trong huyện đã thành công với mô hình này nên tôi rất yên tâm. Qua sản xuất, tôi cho rằng khi nông dân áp dụng đúng kỹ thuật và mùa vụ thì sẽ thắng lớn.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình, nhận định: Tôm – lúa được xem là mô hình thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. Con tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, lại hạn chế bệnh tật. Còn cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất hiệu quả bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu.
Cố gắng giữ diện tích tôm – lúa
Với tính ưu việt của mô hình, đây là hướng phát triển bền vững cho nhiều nông dân tại Cà Mau. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang “đe dọa” sản xuất của nông dân.
Xâm nhập mặn đang “đe dọa” sản xuất của nông dân (Ảnh: T.A)
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, thông tin: Vùng Nam Cà Mau cách đây khoảng 10 năm có diện tích tôm – lúa rất nhiều, nhưng sau này do xâm nhập mặn ngày càng sâu, không phù hợp cho sản xuất vụ lúa, nên diện tích này chuyển sang chuyên sản xuất tôm. Chính vì vậy hiện đa phần diện tích tôm – lúa tập trung nhiều ở vùng Bắc Cà Mau, nơi chưa chịu nhiều ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Cũng theo ông Bằng, độ mặn ngày càng tăng cao và nhiễm sâu vào đất. Nếu xử sự không khéo thì sản xuất vụ lúa trong mô hình tôm – lúa sẽ không hiệu quả và sẽ phải chuyển hẳn sang nuôi tôm. Chính vì vậy, tỉnh đang rà soát lại các vùng sản xuất tôm – lúa, kể cả vùng sản xuất lúa kém hiệu quả chưa chuyển đổi, để có quy hoạch phù hợp. Vùng sản xuất chuyên lúa và tôm – lúa sẽ được tách riêng ra, quy hoạch hệ thống thủy lợi riêng biệt, phù hợp cho từng mô hình.
Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng là vấn đề ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau rất lo lắng (Ảnh: T.A)
“Theo thời gian đất sẽ bị mặn thấm dần và diện tích lúa phải giảm, xu hướng chuyển dần từ sản xuất tôm – lúa sang chuyên tôm là quy luật. Tuy nhiên, mình vẫn cố gắng làm tốt các điều kiện để duy trì mô hình được càng lâu càng tốt. Vì ở mô hình này, cả sản phẩm lúa và tôm đều có chất lượng cao, ngoài ra còn có lợi cho môi trường. Quy hoạch của tỉnh là rất rõ ràng, đến năm 2020 diện tích tôm lúa khoảng 40.000ha, đến năm 2030 là khoảng 30.000ha” – ông Bằng thông tin thêm.
Nói về điều kiện thủy lợi, ông Bằng cho rằng: Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất tôm – lúa của người dân là vấn đề ngành nông nghiệp rất lo lắng. Hiện tại nhu cầu của toàn tỉnh là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn rất thấp, cho nên các địa phương cùng với ngành nông nghiệp tỉnh phải rà soát, chọn ra khu nào bức xúc nhất thì đầu tư trước. Và những nơi đã đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín được thì rất hiệu quả.
Để mô hình tôm – lúa đem lại hiệu quả cao, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân cần sản xuất đúng quy hoạch. Và khi đã sản xuất tôm – lúa thì phải chấp hành đúng lịch mùa vụ. Ngoài ra, việc cải tạo đồng ruộng rất quan trọng và nông dân cần làm đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Theo Danviet
Đìu hiu trạm y tế xã, quá tải bệnh viện tuyến trên
Trong khi những bệnh viện tuyến tỉnh luôn trong tình cảnh quá tải thì nhiều trạm y tế xã ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL luôn thưa thớt, vắng vẻ.
Trong khi những bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương luôn trong tình cảnh quá tải, đông đúc, một giường bệnh có khi phải nằm ghép 2 bệnh nhân, ngoài hành lang, người thân bệnh nhân nằm, ngồi chật kín thì nhiều trạm y tế xã ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL luôn trong tình cảnh thưa thớt, vắng vẻ.
Trạm Y tế cơ sở bị hạn chế chức năng do thiếu bác sĩ và các trang thiết bị.
Nỗi sợ hãi của bệnh nhân
Gia đình bà Phan Thị May, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau nhiều năm qua chỉ quen với việc làm lúa, trồng màu. Mới ngoài bốn mươi nhưng xương khớp bà May đã đau nhức mỗi khi trái gió, trở trời.
Vài năm trở lại đây, tình hình trở nặng khi tay chân bà có dấu hiệu sưng phù. Rút kinh nghiệm của những lần khám tại Trạm y tế xã chỉ được vài viên thuốc, mang tính "trấn an tâm lý". Hai năm nay bà May đăng ký BHYT và khám chữa bệnh thẳng trên Bệnh viện TP. Cà Mau nhưng vẫn thất vọng: "Khám thì khám, nhưng điều trị cũng chỉ thấy bớt bớt, rồi về nhà lại đau lại như cũ, đâu lại vào đấy. Tôi xin chuyển sang bệnh viện tỉnh Cà Mau cũng không cho, mà chuyển đi lên bệnh viện trên Sài Gòn cũng không được. Cứ giữ ở đấy mà uống thuốc hoài không hết".
Sau thời gian dài điều trị tại đây không thuyên giảm, người phụ nữ chưa một lần biết đến TP.Hồ Chí Minh nghe lời những người bạn có "kinh nghiệm" mò mẫm lên Bệnh viện Chợ Rẫy tìm căn nguyên bệnh tình của mình. "Mỗi một lần đi lên Sài Gòn đi một chuyến đầu, mà khám bệnh cũng phải hết 5 -7 triệu. Còn nếu đi tái khám, lúc nào cũng phải có 3 - 4 triệu"- bà May chia sẻ.
Cũng trong hoàn cảnh như vậy, trường hợp của bệnh nhân Bùi Văn Hải, 74 tuổi, quê ở ấp Tường Thịnh, xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long đã nhiều lần đến trạm y tế xã khám nhưng không thuyên giảm. Ông đã cố gắng vượt chặng đường xa đến bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ điều trị do bị cụp xương sống và viêm thần kinh liên sườn.
Ông Bùi Văn Hải kể điều trị ở tuyến dưới không hết, cũng chỉ uống thuốc giảm đau nhức nên bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần. Do vậy, người nhà quyết định chuyển lên bệnh viện đa khoa thành phố để các bác sĩ điều trị. Đến nay, cũng đã hồi phục dần.
Tâm sự của những bệnh nhân chịu vất vả để khám ở bệnh viện tuyến trên cho thấy, chất lượng điều trị tại các trạm y tế cơ sở chưa đảm bảo; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế chưa được đầu tư đồng bộ và xuống cấp trầm trọng.
Đìu hiu trạm y tế xã
Trạm y tế xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vừa được đầu tư gần 3 tỷ đồng để xây dựng trên diện tích hơn 1.000 mét vuông mặt tiền đường tỉnh lộ rất hoành tráng. Tuy nhiên, trạm y tế này chưa có bác sĩ, chưa được trang bị các thiết bị cần thiết như máy đo điện tim. Mỗi ngày, trạm y tế này chỉ khám trị bệnh chưa đến 20 bệnh nhân.
Y sĩ Võ Thị Loan, Phó trưởng trạm y tế xã An Khánh chia sẻ: "Cái khó khăn của chúng tôi là thiếu bác sĩ. Bác sĩ là quan trọng nhất, vì tuyến dưới rất đông. Tuyến xã người dân gần gũi rất cần có một bác sĩ để phục vụ cho người dân. Cần có máy móc thiết bị nhưng cũng phải cần con người để sử dụng. Thứ hai là cần một cán bộ y học cổ truyền để điều trị Đông- Tây y kết hợp. Một số người dân không đi được nằm liệt một chỗ nên người ta cần cán bộ y học cổ truyền đến nơi châm cứu, trị vật lý trị liệu cho người ta".
Tại Đồng Tháp, số liệu của Sở Y tế địa phương thống kê đến nay tất cả xã, phường thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn. Việc đầu tư trang thiết bị y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở trong thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng thiếu cán bộ y tế có chuyên môn dẫn đến việc đầu tư trang thiết bị chưa thật sự phát huy hiệu quả. Trạm y tế xã An Nhơn, huyện Châu Thành được xây dựng mới năm 2010, trong gói mua sắm trang thiết bị, Trạm đã được trang bị 1 máy đo điện tim và 1 máy xét nghiệm nước tiểu. Thế nhưng chỉ sử dụng được khoảng 1 năm thì bác sĩ về hưu. Thế là trong thời gian dài, 2 thiết bị này phải phải nằm chờ bác sĩ.
Y sĩ Nguyễn Hòa Hiệp, Trưởng Trạm y tế xã An Nhơn nói: "Nhân lực thì được BGĐ Trung tâm bổ sung về cho mình được 1 bác sĩ, tuy nhiên BS mới ra trường trong khoảng thời gian công tác cũng chưa qua đào tạo tập huấn qua lớp điện tim nên cũng chưa đưa vào sử dụng được".
Tình trạng bệnh nhân và người nhà nằm, ngồi la liệt ngoài hành lang trước các phòng bệnh.
Từ thực tế này cho thấy, theo các chỉ tiêu tại Quyết định số 122 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2020, mỗi địa phương trong cả nước phải có 9 bác sĩ và 2,2 dược sĩ/vạn dân. Tuy nhiên, so với các chỉ tiêu của Quyết định 122 và tỷ lệ bình quân cả nước đạt được thì khu vực ĐBSCL vẫn còn ở mức thấp.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2016, ĐBSCL mới đạt 6,8 bác sĩ và 1 dược sĩ /vạn dân, trong khi tỷ lệ bình quân cả nước là 8,6 bác sĩ và 1,9 dược sĩ/vạn dân. Cùng với đó, khảo sát gần đây của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cũng cho thấy, hiện bác sĩ và dược sĩ trình độ đại học tại khu vực này đang thiếu hụt trầm trọng. Trong năm 2017 này, tất cả địa phương ở khu vực ĐBSCL đều không đạt tỷ lệ 2 dược sĩ /vạn dân, trong đó thấp nhất là các tỉnh: Long An (0,66 dược sĩ/vạn dân), Tiền Giang (0,83 dược sĩ/vạn dân), An Giang (1,03 dược sĩ/vạn dân). Từ đó, thực trạng ở các tuyến y tế xã chưa thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho công tác khám chữa bệnh vẫn còn là một tồn tại.
Một số nghiên cứu về thực trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một số vùng, miền và yếu tố ảnh hưởng đã chỉ ra nhiều vấn đề của y tế tuyến xã hiện nay. Cán bộ y tế ở các trạm y tế xã không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chuyên môn, chưa tạo được sự tin tưởng cao cho người bệnh. Ở Tiền Giang, có 162/173 trạm, y tế có bác sĩ, đạt tỷ lệ hơn 93%. Tổng số giường bệnh tại các trạm y tế xã là 845 giường. Đặc biệt 100% trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh. Tuy cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ ở trạm y tế cơ sở từng bước được nâng lên nhưng số bệnh nhân đến điều trị tại tuyến cơ sở này vẫn chưa cao.
Ở Trạm y tế phường 1, thành phố Mỹ Tho, mỗi tháng chỉ có khoảng 20 bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Có ngày, trạm y tế này không có bệnh nhân nào. Do đó, cán bộ nhân viên trạm y tế chỉ tập trung làm công tác phòng dịch, tiêm chủng cho trẻ em theo các Chương trình y tế Quốc gia. Về việc trạm y tế vắng bệnh nhân, y sĩ Cao Văn Hải, Trưởng Trạm Y tế phường 1 lý giải: "Đặc điểm tình hình của trạm y tế phường 1 là gần các bệnh viện lớn. Diện khám bảo hiểm y tế người dân đa số không khám ở đây. Bây giờ thông tuyến rồi, họ lên trên không cần chuyển viện nên ở trên quá tải. Bây giờ không gọi là vượt tuyến mà bảo hiểm y tế thông tuyến, khám ở đâu cũng được, dân xã này khám xã kia cũng được. Nên người ta đi lên tuyến trên nhiều hơn".
Trong khi nhiều trạm y tế xã có chung thực trạng đìu hiu thì ngược lại, bệnh viện tuyến trên luôn phải gồng mình vì quá tải. Tại Khoa Thần kinh - Cơ xương khớp, bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị hơn 73 lượt bệnh nhân. Bộ phận phụ trách điều dưỡng Khoa này cho biết: Tình trạng quá tải không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn kém chi phí đi lại, ăn ở của bệnh nhân mà còn gây khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân do phải bố trí thêm giường bệnh; khoảng cách đường đi lại hẹp, khó di chuyển bệnh nhân, nhất trong các trường hợp cấp cứu bệnh nặng.
Cơ chế nào để tăng năng lực trạm y tế cơ sở?
Theo bác sĩ chuyên khoa II Võ Hồng Sở - Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, hiện nay nguyên nhân gây quá tải ở các tuyến trên là do các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là tuyến quận, huyện và các tuyến phường, xã không phát triển các kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại phương. Trong khi nhu cầu của người bệnh cần được chăm sóc về y tế ngày càng cao:
"Bây giờ, các bệnh viện tuyến quận, huyện gặp bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa mà mổ mở thì bệnh nhân không đồng ý mà yêu cầu phải mổ nội soi. Nhưng nếu mổ nội soi thì ít nhất phải có máy phẫu thuật nội so, phải có đủ nhân lực, ê kíp để đi đào tạo về mới triển khai được. Từ những nguyên nhân này, dẫn đến bệnh nhân có tâm lý và có xu thế phải chuyển lên các bệnh viện tuyến thành phố hoặc tuyến trung ương để điều trị. Mặc dù có những bệnh có thể ở dưới cơ sở phát triển, tự nhận để điều trị ở tuyến cơ sở được", ông Sở cho biết.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau cho biết: Cà Mau có 101 trạm y tế. Trong đó có 7 phòng khám đa khoa khu vực, 84 trạm y tế xã, còn lại là các trạm thuộc phường, thị trấn. Hiện nay, tất cả các trạm trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, từ sự hoàn thiện tương đối này mà trong vấn đề khám chữa bệnh BHYT địa phương đang thấy những hạn chế.
"Danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh" do Bộ Y tế ban hành chung cho cả nước chưa sát với từng địa phương, làm chức năng của trạm y tế xã bị bó hẹp. Nhiều trạm y tế trang thiết bị được trang bị đầy đủ, có cả bác sỹ chuyên khoa I, II nhưng áp vào danh mục khám chữa bệnh, chức năng của trạm chỉ tới đó, cơ số thuốc chỉ được bấy nhiêu nên người bệnh phải chuyển lên tuyến trên. Thực tế này làm tốn thời gian, công sức, tiền bạc của người dân và còn làm tăng áp lực cho các bệnh viện tuyến trên. Từ vấn đề bất cập này, ông Việt cho rằng, việc ban hành Danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh của các trạm y tế xã nên giao cho Sở y tế các tỉnh thực hiện.
"Đừng có bình quân trạm y tế thì cơ số thuốc như thế này, rồi danh mục bệnh như thế này. Nó bó lại lắm. Phải mở ra, phải xác định trạm y tế đó có bác sỹ chuyên khoa I thì phải được khám tương đương. Danh mục kỹ thuật nên phân tuyến cho sở làm. Xã thì sở làm, còn riêng bệnh viện những cái sâu thì bộ làm. Sở làm thì sở chịu trách nhiệm, anh này được cái gì, cho anh bao nhiêu danh mục. Nó là phù hợp thực tiễn. Nếu cho cơ số thuốc về đó nhiều hơn, cho danh mục thuốc được điều trị nhiều hơn và đồng thời quản lý chặt chẽ hơn thì coi như trạm y tế là nơi giải quyết rất ngoạn mục", ông Việt nói.
Những khó khăn về nhân lực, tài chính, trang thiết bị của trạm y tế tuyến xã đã tồn tại từ rất lâu, là lực cản không nhỏ đến việc hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề như tình trạng người dân thiếu niềm tin vào chất lượng điều trị khiến cho y tế tuyến trên bị quá tải. Trong khi đó, một thực tế cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ tại các cơ sở y tế nói chung và trạm y tế nói riêng của người dân chủ yếu liên quan đến các yếu tố về địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội. Quyết định của người dân làm gì, đến đâu khi bị bệnh phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh cũng như khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế.
(Theo VOV)
Cục phó mất trộm: "Có những cái chưa được công bố" Trao đổi với báo chí chiều qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài nói về "thành phần lạ" trong đoàn thanh tra do Cục phó bị mất trộm Nguyễn Xuân Quang dẫn đầu. Phó cục trưởng Cục Kiểm soát bảo vệ hoạt động môi trường Nguyễn Xuân Quang bị mất gần 400 triệu khi đi công tác tại Long...